Các nội dung khác

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 88)

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ công chức Hải quan, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp về chính sách pháp luật của quy trình nghiệp vụ Hải quan để tranh thủ sự phối hợp, đồng tình ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong thực thi pháp luật Hải quan.

- Thực hiện thống nhất các mô hình hệ thống quản lý, quản lý chất lượng, bao gồm: hệ thống văn bản, danh mục các thủ tục hành chính, quy trình xử lý công việc trong cơ quan Hải quan, triển khai hệ thống đánh giá chỉ số hiệu quả hoạt động của toàn tập thể, cá nhân trong ngành.

- Triển khai chương trình quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp theo hướng thực hiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phản biện xã hội đối với chính sách, văn bản pháp luật, quy trình thủ tục Hải quan, cơ chế thu thập thông tin phản hồi, đánh giá của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân về việc thực thi pháp luật Hải quan của cán bộ công chức Hải quan.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, kinh tế đối ngoại phát triển thì vai trò, trách nhiệm của lực lượng Hải quan càng to lớn và nặng nề hơn. Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế đất nước”, Hải quan Việt Nam hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế liên quan đến công tác Hải quan.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cải cách hành chính, ngành Hải quan xác định mục tiêu phấn đấu cho công việc cải cách hiện đại hóa nói chung, cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt những kết quả khả quan. Theo đó một mặt Hải quan phải tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và các mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế phát triển, mặt khác lực lượng Hải quan phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, góp phần bảo vệ lợi ích và quyền lợi người tiêu dung, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo về lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia.

Ở bất cứ quốc gia nào, thủ tục Hải quan, thủ tục Hải quan thuận lợi, nhanh chóng, công chức Hải quan văn minh, lịch sự, nghiêm túc, thành thạo nghiệp vụ, ngại ngữ sẽ tạo ấn tượng tốt và thu hút được nhiều khách nước ngoài đến tham quan, du lịch, đầu tư, kinh doanh thương mại và làm ăn sinh sống, đem lại lợi ích cho quốc gia. Trải qua lịch sử gần 70 năm trưởng thành và phát triển của Hải quan Việt Nam, thủ tục hành chính của Hải quan Việt Nam không những được hoàn thiện, thay đổi cho phù hợp với xu thế chung của Hải quan các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện tối đa cho thương mại phát triển.

Những thành công trong cải cách thủ tục hành chính cho thấy bước đi đúng hướng của Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, mở cửa của nền kinh tế và cải cách thủ tục hành chính.

Tuy nhiên trước tình hình hoạt động thương mại quốc tế có nhiều biến động và ngành Hải quan được Chính phủ giao nhiệm vụ là đầu mối thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN đòi hỏi ngành Hải quan phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luc De Wulf và José B. Sokol (2007), Kinh nghiệm hiện đại hoá Hải

quan của một số nước, NXB Thế giới.

2. Luc De Wulf và José B. Sokol (2007), Sổ tay hiện đại hoá Hải quan,

NXB lý luận chính trị.

3. Bộ Tài chính (2008), Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2008 -2010 ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BTC ngày 14/3/2008, Hà Nội

4. Bộ Tài chính (2010), Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2011 -2015 ban hành kèm theo Quyết định 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2010, Hà Nội.

5. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển Hải quan đến năm

2020 ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011,

Hà Nội.

6. (1997) Việt Nam hội nhập ASEAN, NXB Hà Nội, và các tài liệu về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 6 cùng tuyên bố Hà Nội ngày 23/7/2001.

7. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đối với

tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội

8. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế (1999), Chiến lược tổng thể về hội

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Hà Nội.

9. Luật Hải quan 2001 và Luật Hải quan sửa đổi bổ sung 2005 10. Luật Doanh nghiệp

11. Luật thuế xuất nhập khẩu và các Luật sửa đổi bổ sung 12. Luật Hải quan các nước ASEAN

14. Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa trong mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS)

15. Hiệp định trị giá GATT/WTO

16. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

17. Tài liệu bài giảng về kiểm toán Hải quan, Jica, Japan –Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Tổng cục Hải quan (2008), Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008-2010 ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TCHQ

19. Tổng cục Hải quan (2011), Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 9/2/2011 ban hành Tuyên ngôn phục vụ khách hàng và Chỉ thị số 815/CT-TCHQ ngày 25/02/2011 về việc triển khai thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng

20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 về việc thí điểm thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia

21. Convention establishing Customs Co-operation Council, Brussels 1981, p 43-58

22. Uncitral Model Law on Electronic Commerce

23. Customs Technicque Trainning, Taejon, Korea 2000 24. Website: http//www.customs.gov.vn/

183.6 249.64 482.18 686.92 0 100 200 300 400 500 600 700 triêu USD 2008 2009 2010 2011 90.2 142.3 262.5 345.1 0 100 200 300 400 triêu USD 2008 2009 2010 2011 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

từ năm 2008 -2011

Phụ lục 2: Kim ngạch xuất khẩu tại Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

93.1 107.3 219.7 341.8 0 100 200 300 400 ty đông 2008 2009 2010 2011

Phụ lục 3: Kim ngạch nhập khẩu tại Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

từ năm 2008 -2011 93.1 107.3 219.7 341.8 0 50 100 150 200 250 300 350 triệu USD 2008 2009 2010 2011

Phụ lục 4: Số thu nộp ngân sách Nhà nước tại Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 88)