Cải cách trong nghiệp vụ Hải quan

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 51)

- Hồ sơ Hải quan

Hồ sơ làm thủ tục Hải quan hiện hành: Theo Quyết định 1171/QĐ- TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Nghị định 154/2005/NĐ-CP tổ chức cá nhân khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục khai báo Hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì phải hoàn thành bộ hồ sơ Hải quan hiện nay, bộ hồ sơ này gồm những chứng từ phải nộp và chứng từ phải xuất trình

Hồ sơ làm thủ tục Hải quan hiện hành có những ưu điểm:

Hồ sơ Hải quan hiện hành thực sự có nhiều ưu điểm gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho người khai Hải quan.

Hiện nay người khai Hải quan chỉ cần nộp bản kê chi tiết về hàng hóa trong trường hợp hàng không đồng nhất.

Một số giấy tờ trước đây phải nộp 3 bản như tờ khai Hải quan 3 bản chính, bản kê chi tiết hàng hóa và hóa đơn thương mại 1 bản chính và 2 bản sao đã được đổi thành 2 bản, thực hiện điều này đã tránh được sự thừa giấy tờ không cần thiết gây tốn kém cho doanh nghiệp và cồng kềnh cho việc lưu trữ .

- Tờ khai Hải quan: Tờ khai Hải quan là tiêu chí rất quan trọng đối với cả Hải quan và doanh nghiệp, bên cạnh đó là cả đối với sự thống nhất và dễ dàng cho việc hội nhập quốc tế trong hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, Tổng cục Hải quan rất quan tâm đến việc xây dựng mẫu tờ khai hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó tạo điều kiền dễ dàng hơn trong nghiệp vụ thủ tục Hải quan, giúp cho việc quản lý tốt hơn, cập nhật khối lượng hàng hóa XNK hàng ngày. Từ khi ban hành tờ khai đầu tiên đến nay, tờ khai Hải quan đã có một số thay đổi để phù hợp với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Việc ban hành và áp dụng tờ khai hàng hóa XNK:

+ Với tốc độ ngày càng tăng của hàng hóa XNK sau khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, để đáp ứng cho việc làm thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số loại tờ khai hàng hóa XNK năm 1996, ký hiệu là HQ96-XNK với đặc điểm chung là:

++ Mỗi loại hình có 1 tờ khai khác nhau ++ Trên tờ khai có tiếng Việt và tiếng Anh

++ Khai báo dễ dàng đầy đủ các yêu cầu về quản lý Hải quan

++ Có ô để người làm thủ tục Hải quan ghi ý kiến của mình phản ánh kết quả làm thủ tục Hải quan và các vấn đề khác nếu có. Khi ra đời, tờ khai HQ96 đã tạo thuận tiện, dễ dàng cho người khai và phát huy tốt những yêu cầu sử dụng.

Đến năm 1998, Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới và cơ chế mới về thu nộp thuế và thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, sau đó là thuế GTGT, thì nội dung tờ khai HQ96 không còn thích hợp,

Tổng cục Hải quan đã ban hành mẫu tờ khai mới HQ99-XNK kèm theo Quyết định 388/1998/QĐ-TCHQ ngày 17/11/1998. Tuy nhiên, sau một thời gian ban hành, tờ khai HQ99-XNK đã bộc lộ nhiều nhược điểm gây khó khăn cho người sử dụng. Rất nhiều doanh nghiệp lúng túng khi sử dụng tờ khai này, thậm chí có doanh nghiệp khi mở tờ khai phải khai đi khai lại nhiều lần mới được chấp nhận.

*Nhược điểm của tờ khai HQ99-XNK: Do dùng chung một mẫu tờ khai

cho hai loại hình XNK nên khó phân biệt loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tên tiêu chí trên tờ khai và phụ lục không tương đồng về mặt nội dung. Một tờ khai chỉ có thể dùng để khai báo cho một mặt hàng, nếu lô hàng nhiều mặt hàng phải khai thêm phần phụ lục, ngoài ra nếu tờ khai tẩy xoá thì không có giá trị pháp lý. Phần tính thuế của cơ quan Hải quan chỉ có thể tính lại lần thứ nhất, những lần sau không có chỗ để tính. Những nhược điểm của tờ khai HQ99-XNK khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết những bất hợp lý của mẫu tờ khai nay, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu xây dựng mẫu tờ khai mới. Cho đến nay sau nhiều lần sửa đổi và sự ban hành của rất nhiều quy định mới về nghiệp vụ Hải quan, sự ra đời của Luật Hải quan và những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan, hiện tại Hải quan đang sử dung mẫu tờ khai HQ/2002.

- Tờ khai mới HQ2002 đã thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc khai báo và tính thuế, đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa XNK đồng thời đảm bảo cho Hải quan thực hiện tốt công tác quản lý, thống kê Nhà nước về Hải quan và đáp ứng yêu cầu phù hợp với sự đổi mới nghiệp vụ Hải quan trong thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực về Hải quan.

- Mẫu tờ khai mới đã có ghi rõ đơn vị làm thủ tục Hải quan, đại diện doanh nghiệp có thể ghi ý kiến xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa XNK,

doanh nghiệp có thể ký xác nhận đồng ý với kết quả kiểm hóa thực tế của Hải quan. Qua một thời gian áp dụng, tờ khai HQ2002 đã cho thấy những kết quả tốt, dễ dàng cho người sử dụng và cơ quan Hải quan, thích hợp với những đổi mới trong cải cách Hải quan, cũng như những thay đổi trong môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tờ khai mới cũng còn có một số điểm có thể gây khó khăn cho người sử dụng và quản lý của cơ quan Hải quan như:

Tờ khai Hải quan và phụ lục tờ khai không có ô, mục điều chỉnh tính lại thuế khi doanh nghiệp nộp bổ sung C/O ưu đãi.

Phụ lục tờ khai nhập khẩu chỉ có 9 dòng trong, khi đó nhiều trường hợp lô hàng nhập khẩu có rất nhiều mặt hàng (lên đến 200 mặt hàng như tờ khai phụ tùng ô tô…), doanh nghiệp có được phép tự xây dựng phụ lục tờ khai theo các tiêu chí của Hải quan hay không điều này cần được xem xét.

Vì vậy, Bộ Tài chính đã ban hành mẫu tờ khai Hải quan mới HQ/2012 theo Thông tư 15/2012/TT-BTC bao gồm tờ khai hàng hóa xuất khẩu (HQ/2012-XK), tờ khai hàng hóa nhập khẩu (HQ/2012-NK); Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu (HQ/2012-PLXK), Phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu (HQ/2012-PLNK), tờ khai sửa đổi, bổ sung (HQ/2012-TKSĐBS) dùng chung cho cả xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng từ ngày 01/04/2012.

Các mẫu biểu trên được in mực đen, trên giấy trắng khổ A4 và doanh nghiệp, người khai Hải quan có thể tự in trên hệ thống thông tin khai Hải quan, từ trang website của cơ quan Hải quan.

* Những cải cách quan trọng trong khâu tính thuế, thu thuế xuất nhập khẩu và các nguồn thu khác trong qui trình thủ tục Hải quan trên trên tinh thần hội nhập kinh tế

- Phân loại hàng hóa và điều chỉnh thuế quan theo hướng áp dụng Công ước HS:

Một trong những khâu quan trọng hàng đầu và luôn được quan tâm đến trong hoạt động của Hải quan trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới - đó chính là vấn đề thuế quan. Thuế quan là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XNK, đồng thời cũng ảnh hưởng đền giá cả, sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trong lĩnh vực Hải quan, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập tự do hóa thương mại cùng với việc tham gia các tổ chức khu vực và thế giới của Việt Nam thì việc xác định mã số, thuế suất là vấn đề mang tính thời sự. Với việc thực hiện những nghĩa vụ và qui tắc bắt buộc về thuế quan trong APEC, ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, thì việc tra cứu để xác định mã số hàng hóa (còn gọi là mã số Hải quan- Customs code) từ đó định ra thuế suất cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục hàng hóa HS của Tổ chức Hải quan thế giới là một bước cải cách thủ tục Hải quan quan trọng trong tiến trình hội nhập hiện nay.

Công ước HS là Công ước về Hệ thống điều hòa phân loại và mã hóa hàng hóa do Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới nay là Tổ chức Hải quan thế giới ban hành năm 1983, sau gần 10 năm nghiên cứu (1976-1983), và là sản phẩm trí tuệ của tập thể của 60 đại biểu Hải quan các nước thành viên sáng lập và 20 tổ chức quốc tế. Với tư cách là một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hóa. Công ước HS không những tạo điều kiện thuận lợi trong các cuộc

đàm phán thương mại, thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ hòa nhập với khu vực và thế giới mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc tự động hóa và hiện đại hóa thủ tục Hải quan, góp phần đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.

Việc áp dụng HS tại Việt Nam: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trong ban hành và bổ sung, sửa đổi Danh mục biểu thuế Việt Nam, trong đó vai trò của Hải quan chỉ được xem như cơ quan thực hiện áp dụng Danh mục biểu

thuế đối với các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trách nhiệm về chính sách được chia làm hai phần: Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đối với Danh mục phân loại hàng hóa trong Biểu thuế (Danh mục biểu thuế XNK Việt Nam cấp độ 8 chữ số dựa trên mã HS ); và Tổng cục thống kê cơ quan thuộc Chính phủ |(nay thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chịu trách nhiệm về những yếu tố phân loại thống kê (Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam cấp độ 6 chữ số) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở cấp độ 6 chữ số, Danh mục Biểu thuế XNK Việt Nam theo các nguyên tắc của HS những không có các chú giải Phần, chú giải Chương hoặc chú giải Giải thích. Hai chữ số tiếp theo không nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc của HS, thông thường được xây dựng dựa trên mục đích sử dụng của hàng hóa, dựa trên các danh mục Biểu thuế của các nước ASEAN khác và ý kiến vận động của doanh nghiệp.

Từ góc độ áp dụng thực tế, trước tiên Việt Nam vẫn dựa trên Danh mục Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam, phục vụ cho tham khảo, Hải quan và doanh nghiệp thường sử dụng Danh mục thống kê hàng hóa XNK do Hải quan xây dựng trong các năm từ 1994 đến 1996 và do Tổng cục Thống kê ban hành, được gọi là “sách xanh”. Cuốn này được hiệu chỉnh năm 1999 để sửa đổi những điểm không phù hợp, nhất quán.

Năm 1998, theo cam kết Việt Nam thực hiện HS vào 1/1/2000, Chính phủ đã giao Tổng cục Hải quan làm đầu mối để thực hiện phiên bản HS 1996 để tiến đến điều chỉnh Biểu thuế Việt Nam phù hợp với HS, điều chỉnh Danh mục Thống kê phù hợp với HS, đảm bảo rằng việc thực hiện HS được đưa vào trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Mặc dù Hải quan đã được giao chủ trì trong thực hiện công việc này, vẫn có sự không thống nhất giữa các cơ quan liên quan và trong nội bộ Hải quan về các yêu cầu và tiến trình làm việc. Một trong những khó khăn là Bộ Tài chính không chấp nhận đưa các Chú giải

Phần, chú giải Chương và chú Giải thích vào Danh mục Biểu thuế- điều này có nghĩa là chưa thực hiện được đầy đủ hệ thống HS.

Trong năm 2000, căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN của chủ tịch nước về việc tham gia Công ước HS và ý kiến của Chính phủ tại công văn số 507/CP-QHQT ngày 7/5/1998 về việc triển khai thực hiện quyết định tham gia Công ước HS, Tổng cục Hải quan đã dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thực hiện Công ước HS, dự thảo Nghị định này đã được các Bộ, ngành liên quan tham gia ý kiến, đã được Bộ Tư pháp thẩm định tại công văn số 01/TP/PLHQ/HTQT ngày 2/1/2001. Tổng cục Hải quan cũng có tờ trình Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5248/TCHQ-THTK ngày 9/11/2000 về việc ban hành Nghị định thực hiện Công ước HS.

Sau khi Luật Hải quan được Quốc hội thông qua, điều 72 Luật Hải quan qui định về việc phân loại hàng hóa giao cho Chính phủ qui định cụ thể về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thực chất, việc triển khai thực hiện Công ước HS là một bộ phận chủ yếu và quan trọng đảm bảo thi hành điều 72 Luật Hải quan. Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, yêu cầu lớn đặt ra hiện nay là việc xây dựng hệ thống pháp lý cho việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng các văn bản dưới luật triển khai thi hành Luật Hải quan, Tổng cục Hải quan đã căn cứ vào Luật Hải quan và Công ước HS để chỉnh sửa dự thảo, lấy ý kiến tham gia của các Bộ ngành liên quan để hoàn chỉnh dự thảo và đã được Bộ Tư pháp thẩm định.

Theo cam kết với ASEAN, Hải quan Việt Nam chịu trách nhiệm tham dự xây dựng Biểu thuế ASEAN (AHTN) và đàm phán với các thành viên của ASEAN để áp dụng vào tháng 10 năm 2000. Các nước trong đó có Việt Nam đã đóng góp vào bản dự thảo AHNT lần 1 khoảng 10.900 dòng thuế ở cấp độ số 8 trên cơ sở cấu trúc chương, nhóm, phân nhóm tuân thủ HS

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tuân thủ danh mục HS, mở rộng cấp mã chi tiết từ trên 8 số của Danh mục HS để sử dụng thống nhất trong mọi hoạt động có liên quan đến phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, hai chữ số đầu là mã của chương, hai chữ số tiếp là mã của nhóm, xác định vị trí của nhóm trong chương và hai chữ số tiếp theo nữa là mã của phân nhóm, xác định vị trí của phân nhóm trong nhóm đó. Các chữ số tiếp theo là mã chi tiết cấp quốc gia cùng với mô tả hàng hóa theo đúng nguyên tắc của phân loại của Danh mục HS, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng thống nhất cho các hoạt động xây dựng biểu thuế, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Biểu thuế hiện hành của Việt Nam đang sử dụng mã 8 số với mức thuế suất phổ thông áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có quan hệ thương mại bình thường với Việt Nam; thuế suất ưu đãi với các hàng hóa từ các quốc gia theo quy chế MFN; thuế suất ưu đãi đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN.

Trong trường hợp không công nhận kết quả phân loại, áp mã hàng hóa của người khai Hải quan, cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu người đó cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hóa XNK; lấy mẫu hàng hóa XNK để phân tích, phân loại và xác định lại thuế suất đối với hàng hóa đó.

Ngày 14/11/2011, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 157/2011/TT- BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 51)