Về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý Hải quan

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 86)

- Nâng cao kỹ năng phân loại hàng hóa XNK cho cán bộ công chức đảm bảo không để xảy ra tình trạng phận loại, áp mã không thống nhất trong một Chi cục và giữa các Chi cục Hải quan trực thuộc. Bố trí đào tạo cán bộ làm công tác phân loại hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu.

- Thực hiện có hiệu quả nguyên tắc xác định trị giá trong khuôn khổ hiệp định trị giá Hải quan WTO, kiểm soát được trị giá khai báo, hạn chế tối đa tình trạng gian lận qua giá, thực hiện đúng quy trình kiểm tra trị giá, quy trình tham vấn và xác định trị giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa do Tổng cục Hải quan xây dựng, tập trung đầy đủ các tài liệu cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.

- Xây dựng kế hoạch thu thập, xử lý thông tin của đơn vị hàng năm mở rộng phạm vi thu thập thông tin về hàng hóa XNK, về doanh nghiệp từ cơ quan vận tải, từ các ngành kế hoạch đầu tư thuế, kho bạc, công an, biên phòng. Nâng cao hiệu quả về cung cấp, trao đổi thông tin nghiệp vụ Hải quan với các ngành liên quan.

- Triển khai công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra và cơ sở bí mật tại các địa bàn quản lý. Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, ma túy trong địa bàn quản lý.

- Tăng cường đào tạo nghiệp vụ chung, nghiệp vụ chuyên sâu như điều tra, giám định tài liệu, sở hữu trí tuệ, thanh toán kiểm toán, thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại, tham gia tranh tụng tại tòa cho cán bộ công chức trong lực lượng kiểm tra sau thông quan. Phân loại doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nghiệp vụ nêu trên đảm bảo cho công tác quản lý về Hải quan chặt chẽ nhưng vẫn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia làm thủ tục Hải quan.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 86)