Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 80)

- Công tác phân loại hàng hóa và xác định xuất xứ hàng hóa:

+ Cũng cố và nâng cao năng lực hội đồng áp mã hàng hóa XNK của Cục và áp mã số hàng hóa ở các chi chục để chủ động xác định những mặt hàng mới nhằm hỗ trợ cho người khai Hải quan và công chức Hải quan. Vì vậy quá trình thực hiện áp mã hàng hóa XNK ở các đơn vị trong từng Cục là thống nhất.

+ Kỹ năng kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa của cán bộ công chức trong đơn vị từng bước được nâng cao, đảm bảo xác định chính xác hàng hóa được ưu đãi về thuế quan và thương mại đúng quy định của pháp luật và phù hợp với các tiêu chí xuất xứ của hàng hóa.

- Triển khai thực hiện quy trình nghiệp vụ, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan

- Về kiểm soát hoải quan:

+ Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

+ Kiện toàn về tổ chức nhân sự cũng như trang cấp trang thiết bị kỷ thuật hiện đại phục vụ cho việc vận hành hệ thống quản lý rủi ro cũng như công tác thu thập xử lý thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục Hải quan cho hàng hóa XNK và phương tiện XNC

+ Nhờ thực hiện nhiều giải pháp nghiệp vụ đồng bộ nên công tác kiểm soát Hải quan phát huy được hiểu quả, không để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển ma túy vũ khí trong địa bàn quản lý.

- Về kiểm tra sau thông quan:

+ Tổ chức bộ máy và lực lượng kiểm tra sau thông quan được kiện toàn đầy đủ các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

+ Thông qua các cuộc kiểm tra sau thông quan đã phát hiện nhiều bất cập về cơ chế, chính sách quản lý để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Công tác kiểm tra sau thông quan đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời giúp lãnh đạo Hải quan các cấp có cơ sở đánh giá hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ công chức Hải quan trong quá trình giải quyết thủ tục Hải quan trong khâu thông quan.

- Về tổ chức bộ máy, quản lý và phát triển nguồn nhân lực:

+ Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở đánh giá năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC theo tiêu chuẩn chức danh của từng vị trí công tác để có hướng đào tạo, đào tạo lại.

+ Hoàn tất công tác quy hoạch lãnh đạo, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ cho hiện đại hóa Hải quan.

+ Sắp xếp, bố trí lực lượng đầy đủ theo mô hình tổ chức mới của cấp trên. - Về hiện đại hóa cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật:

Cục Hải quan tỉnh và các chi cục trực thuộc được xây dựng trụ sở làm việc khang trang hiện đại đảm bảo cho yêu cầu hiện đại hóa, sẵn sang phục vụ tốt cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn. Hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục Hải quan - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 80)