- Thực trạng chung về cải tiến qui trình thủ tục
Cải cách qui trình thủ tục Hải quan là một khâu quan trọng nhất trong quá trình cải cách thủ tục Hải quan, do đó Tổng cục Hải quan cùng các bộ ngành chức năng đã nghiên cứu, soạn thảo và ban hành rất nhiều văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể về quy trình thủ tục Hải quan.
Trước đây, quy trình thủ tục Hải quan được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 171/HĐBT ngày 27/5/1991, để triển khai Nghị định này từ năm 1994-1998, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản quy định trình tự thủ tục Hải quan như: quy trình thủ tục Hải quan với hàng hóa XNK mậu dịch ban hành kèm theo Quyết định 258/QĐ-TCHQ ngày 16/12/1994 (quy trình 258), quy trình thủ tục Hải quan với hàng hóa XNK theo tiểu ngạch ban hành kềm theo Quyết định 79/QĐ-TCHQ ngày 14/6/1994, cùng với nhiều Quyết định khác quy định về các quy chế Hải quan đối với hàng hóa gia công, hàng hóa nhập khẩu được chuyển tiếp, hàng hóa XNK phi mậu dịch, quy chế kiểm hóa hàng hóa XNK, quy chế địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài khu vực cửa khẩu, quy trình hành thu đối với hàng hóa XNK ban hành kèm theo Quyết định 383/1998/QĐ-TCHQ và còn nhiều văn bản khác của Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị Hải quan thực hiện quy trình nghiệp vụ Hải quan để đáp ứng thực thi nhiệm vụ của ngành trong từng giai đoạn.
Do có khá nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện quy trình thủ tục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Hải quan, việc thực hiện quy trình thủ tục Hải quan trong thời gian này nói chung đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính, trong đó thủ tục Hải quan là một trong bảy lĩnh vực được Chính phủ chọn làm trọng điểm cải cách hành chính, thì từ năm 1995-1998, Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ, ngành, Tổng cục Hải quan đã có
đề án đổi mới quy trình thủ tục Hải quan, tạo điều kiện cho các đơn vị làm thủ tục Hải quan giải quyết được một số ách tắc theo hướng đảm bảo các thủ tục Hải quan thông thoáng hơn đơn giản, thực tế nhưng đảm bảo chặt chẽ.
Tuy được cải cách dần từng bước, nhưng quy trình thủ tục Hải quan được điều chỉnh bởi Nghị định 171/HĐBT ban hành từ năm 1991, trong điều kiện nước ta mới bắt đầu mở cửa, quy mô hàng hóa XNK chưa lớn, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu chưa đa dạng và phức tạp nên còn rất nhiều bất cập. Cùng với quá trình mở của kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh về quy mô, đa dạng về tính chất, quy trình thủ tục Hải quan thực sự biểu hiện những điểm không phù hợp với công tác Hải quan trong tình hình mới như:
+ Qui trình thủ tục Hải quan không xác định được trách nhiệm các bộ phận trong dây chuyền nghiệp vụ như: đăng ký tờ khai, thông báo thuế và thu thuế, thanh khoản hồ sơ, giữa Hải quan các cửa khẩu, giữa công chức Hải quan thừa hành với cán bộ lãnh đạo Hải quan cơ sở.
+ Khai báo Hải quan là khâu làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp, nhưng quy trình thủ tục Hải quan chưa quy định cụ thể về thời gian tối đa để xử lý thủ tục Hải quan đối với một bộ hồ sơ. Hơn nữa, việc quy định doanh nghiệp phải khai báo Hải quan từng lần đối với từng lô hàng XNK không phù hợp với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên một số mặt hàng ổn định. Mặt khác, do thủ tục còn rườm rà, để hoàn thành thủ tục Hải quan, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu của doanh nghiệp muốn có trợ giúp của tổ chức khai thuê Hải quan nhưng chưa có được pháp luật Hải quan quy định. Việc để doanh nghiệp sử dụng khai thuê Hải quan còn là biện pháp hạn chế việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và Hải quan để hạn chế các hành vi sách nhiễu, tiêu cực móc nối trong giải quyết thủ tục của công chức Hải quan.
+ Quy trình thủ tục hành thu gây phiền hà, chậm trễ cho doanh nghiệp. Theo quy định, hàng hóa chỉ được giải phóng sau khi Hải quan đã tính thuế và
ra thông báo thuế, nhưng việc tính và ra thông báo thuế diễn ra hai lần với 2 quy trình tách rời:
++ Thông báo thuế ngay sau khi tiếp nhận tờ khai Hải quan, số thuế tính để thông báo chủ yếu dựa vào kết quả khai báo của doanh nghiệp. Trên thực tế, số khai báo của doanh nghiệp và số thực tế thường có chênh lệch. Do vậy thực hiện bước này hầu như không mang lại lợi ích theo lý thuyết là tăng trách nhiệm trong khai báo của doanh nghiệp, và giảm bớt khối lượng công việc cho việc thực hiện thủ tục Hải quan, ngược lại nó làm tăng khối lương công việc của Hải quan và gây rắc rối cho doanh nghiệp.
+ Thông báo thuế lần hai dựa vào kết quả kiểm tra thực tế.
Cả hai lần tính thuế nói trên, thực tế chỉ cần lần thứ hai hoặc lần thứ nhất gắn liền với trách nhiệm khai đúng, khai đủ và chính xác của doanh nghiệp.
Do nhiều bất cập nên quy trình hành thu đã gây khó khăn, vướng mắc trong thực tế làm thủ tục Hải quan. Hơn nữa, một số quy định trong quyi trình hành thu trái với các qui định trong quy trình 258, trong khi quy trình hành thu chỉ là một khâu trong quy trình 258, vì vậy quy trình hành thu không phủ định quy trình 258, dẫn đến tình trạng tồn tại một lúc nhiều văn bản quy định về quy trình thủ tục Hải quan.
+ Quy trình kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hoá), theo quy định của các văn bản nói trên thì kiểm hóa vẫn là khâu phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp. Vì chưa có quy định phân loại đối tượng hàng hóa và áp dụng cách thức, mức độ kiểm tra đối với từng đối tượng kiểm tra hàng hóa nên việc áp dụng hình thức kiểm hóa một phần hoặc toàn bộ chủ yếu do thái độ chủ quan của công chức Hải quan.
+ Sự phối hợp chưa có hiệu quả của các cơ quan giám định trong việc kiểm tra Hải quan đối với các mặt hàng không thể kiểm tra trực quan mà phải có cơ quan giám định xác định.
+ Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển tiếp, các cơ quan quản lý chưa nhìn thấy hết lợi ích của việc giảm chi phí xã hội nếu tổ chức kiểm tra hàng hóa tại kho của doanh nghiệp vì vậy gây ra hạn chế lớn với hàng chuyển tiếp từ cửa khẩu về kho riêng doanh nghiệp do Hải quan trên địa bàn làm thủ tục.
+ Sự phối hợp giữa các Cục Hải quan địa phương có liên quan còn thiếu chặt chẽ tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế qua cửa khẩu. Các quy định không rõ ràng về quyền và trách nhiệm của Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu (nơi doanh nghiệp mở tờ khai và làm thủ tục Hải quan chính) với cửa khẩu có hàng chuyển tiếp vì vậy thường xuyên xảy ra ách tắc do Hải quan nơi cửa khẩu làm tuỳ tiện, và thường gây khó dễ cho doanh nghiệp.
+ Đối với hàng gia công, theo qui định phải mở sổ theo dõi hàng gia công cho mỗi hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng, mỗi khi xuất khẩu phải mang hàng mẫu đến Hải quan để đối chiếu định mức, cách làm này tuy chặt chẽ nhưng gây tốn kém thời gian cho các doanh nghiệp.
Những bất cập nói trên, thức tế đã bị cộng đồng doanh nghiệp, dư luận báo chí, lãnh đạo Đảng và Nhà nước phản ánh đến ngành Hải quan. Vì vậy, việc hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan cho phù hợp là đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn đó, Chính phủ đã ban hành văn bản thay thế Nghị định 171/HĐBT bằng Nghị định 16/1999/NĐ-CP.
Để hướng dẫn thực hiện quy trình Hải quan theo Nghị định 16/1999/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có Thông tư 01/1999/TT-TCHQ; Quyết định 197/1999/QĐ-TCHQ về quản lý hàng chuyển tiếp và địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu; Quy chế 111/ TCHQ-QLGS về dịch vụ thủ tục Hải quan và một số văn bản khác.
Việc đổi mới, hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan nói trên đã tạo môi trường pháp lý để Hải quan xử lý thủ tục Hải quan cho các doanh nghiệp theo
hướng đơn giản thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn. Những cải cách đó, tuy đã có một bước cải cách mạnh về quy trình thủ tục Hải quan, nhưng bản thân nó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Hải quan trong tình hình mới.
Bước quyết định trong cải cách quy trình thủ tục Hải quan nói riêng và cơ bản cả ngành Hải quan nói chung hội tụ trong việc ra đời một văn bản pháp luật quan trọng và đã được sự nghiên cứu, quyết định của cả Đảng Nhà nước Tổng cục Hải quan, các Bộ ngành liên quan - đó chính là Luật Hải quan. Để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành Luật Hải quan, Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 kèm theo đó là các Thông tư, Quyết định và văn bản hướng dẫn về quy trình thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan, về giá tính thuế và kiểm tra sau thông quan.
Luật Hải quan đã quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người khai Hải quan trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Đa số các doanh nghiệp XNK đã xác định được quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nội dung Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt các doanh nghiệp đều rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu nội dung cải cách quy trình thủ tục Hải quan quản lý các loại hình xuất nhập khẩu. Đa số các doanh nghiệp đều khẳng định rằng các quy trình thủ tục Hải quan đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều yếu tố thuận lợi như giảm bớt thời gian làm thủ tục Hải quan cho từng lô hàng XNK, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi phương tiện vận tải của các doanh nghiệp. Gắn trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp trong khai báo làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật đều được quyết định thông quan hàng hóa XNK, phương tiện vận tải nhanh chóng.
Các quy trình thủ tục Hải quan quản lý các loại hình xuất nhập khẩu được ban hành khoa học, mạch lạc, rõ ràng, đơn giản, theo từng loại hình xuất
nhập khẩu, dễ dàng cho việc thực hiện. Trách nhiệm của từng công chức Hải quan được quy định cụ thể, rõ ràng trong từng khâu nghiệp vụ. Vì vậy vai trò trách nhiệm cá nhân được nâng cao, thời gian luân chuyển hồ sơ và hoàn thành thủ tục Hải quan cho từng lô hàng XNK nhanh hơn hẳn so với trước khi Luật Hải quan và các quy định hiện hành chưa được thực hiện. Cơ bản các lô hàng nhập khẩu được thông quan trong ngày, nhiều lô hàng được thông quan chỉ trong 5-10 phút; hàng xuất khẩu cơ bản được miễn kiểm tra. Quy trình thủ tục Hải quan đã cắt bỏ các khâu trung gian, hồ sơ Hải quan không phải luân chuyển qua các bộ phận không cần thiết. Khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục Hải quan khâu sau thì không phải quay trở lại khâu trước, hạn chế tối đa các doanh nghiệp làm thủ tục XNK phải tiếp xúc trực tiếp với công chức Hải quan; thủ tục quản lý ở khâu nào được kết thúc ở khâu đó.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính quốc gia, ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về “Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010”. Là một trong những cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, ngành Hải quan cũng được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình cải cách hành chính mà trọng tâm chủ yếu là cải cách hiện đại hóa thủ tục Hải quan.
Với nhận thức hệ thống thủ tục Hải quan là xương sống của ngành Hải quan. Thủ tục Hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế sẽ giúp cơ quan Hải quan thực hiện việc quản lý một cách hiệu quả, đồng thời giúp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường khả năng cạnh tranh do tiết kiệm được thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục Hải quan.
Theo hướng đó, Tổng cục Hải quan đã xác định trọng tâm của công tác cải cách thủ tục hành chính Ngành Hải quan là cải cách thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hóa, áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại thông qua việc nội luật hóa các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của công nghệ thông tin trong toàn bộ quá trình thực
hiện thủ tục Hải quan. Qua nghiên cứu và so sánh với điều kiện thực tế, Ngành Hải quan đã xác định thực hiện thủ tục Hải quan điện tử là cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu trên.
Hiện thực hóa quyết tâm của Ngành Hải quan, ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 149/2005/QĐ-TTg cho phép thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 50/2005/QĐ-BTC ngày 17/5/2005 và sau đó được thay thế bằng Quyết định 52/2007/QĐ-BTC, ngày 22/6/2007 quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.
Đến nay, thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử đã đạt được kết quả rất đáng tự hào, thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với thủ tục Hải quan thông thường và mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy, nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thủ tục Hải quan điện tử, chuyển đổi từ phương thức quản lý Hải quan thủ công sang phương thức quản lý Hải quan hiện đại; góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, ngày 12 tháng 08 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg về việc mở rộng thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.
Triển khai thực hiện Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với Cục Hải quan địa phương và các đơn vị liên quan chuẩn bị cho triển khai thủ tục Hải quan điện tử. Đến nay, thủ tục Hải quan điện tử đã được thực hiện thí điểm tại 20 Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong năm 2011, Tổng cục Hải quan thực hiện mở rộng thí điểm thủ tục Hải quan điện tử tại 7 Cục Hải quan gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đak Lak, Tây Ninh và Long An.
- Một số cải cách mới trong qui trình thủ tục Hải quan đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế
Tính phong phú và đa dạng của hoạt động xuất nhập khẩu được biểu hiện thông qua các loại hình xuất nhập khẩu. Để phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện được dễ dàng, thủ tục Hải quan được sắp xếp và phân