- Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người về quê hương, xứ sở.
- Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trư tình, Sự vận dụng các chất liệu của văn hoá và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của gịọng điệu thơ. - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức về tình yêu quê hương đất nước của cá nhân.
II. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
ĐN là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận riêng về ĐN. NKĐ cũng góp một tiếng nói riêng của mình qua đoạn thơ Đất nước.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
Dựa vào tiểu dẫn nêu những nét chính về tác giả NKĐ?
Nêu hoàn cảnh sáng tác trường ca và vị trí đoạn trích?
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu VB.
HS đọc diễn cảm đoạn thơ. GV nhận xét
Nêu bố cục của đoạn trích?
HS đọc lại diễn cảm đoạn đầu bài thơ.
ĐN có tự bao giờ? Để cắt nghĩa lịch sử lâu đời của đất nước, tác giả có điểm qua sự tiếp nối của các triều đại hay các sự kiện lịch sử ko?
Những phương diện hình thành nên ĐN?
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:
- NKĐ là một trong những nàh thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ
- Thơ ông hấp dẫn bởi cảm xúc nồng nàn và tư duy sâu lắng về Đất nước và con người VN
2. Trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích
Đất nước:
- Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Tác phẩm thể hiện sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc về quê hương ĐN - Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu của chương V trong tác phẩm, là đoạn thơ hay về đề tài quê hương ĐN của thơ VN hiện đại.
- Bố cục : 2 phần
- Phần 1 : Từ đầu đến Làm nên Đất nước muôn
đời. Nguồn gốc của ĐN và những phương
diện làm nên ĐN
Phần 2 : Còn lại. Tư tưởng ĐN của nhân dân
II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Cảm nhận về ĐN :
a. Cội nguồn của ĐN : Trả lời câu hỏi : ĐN có tự
bao giờ ?
ĐN- đã có rồi
- có tự ngày xửa ngày xưa
→ ĐN có từ xa xưa, khó xác định cụ thể, chỉ có thể cảm nhận từ : trong lời kể của mẹ, từ trong các truyền thuyết xa xưa như Trầu cau, Thánh Gióng,... đến nền văn minh sông Hồng cùng những phong tục tập quán riêng biệt có từ lâu đời
→ĐN thật trừu tượng và thiêng liêng
b. Những phương diện hình thành ĐN : * Từ phương diện văn hóa lịch sử:
+ ĐN - bắt đầu với miêng trầu bây giờ bà ăn - tóc mẹ thì bơi sau đầu
→ĐN chính là phong tục tập quán ngàn đời của dân tộc.
+ ĐN - trồng tre mà đánh giặc
→ĐN là truyền thống yêu nước đánh giặc.
+ ĐN - cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Em hiểu câu này như thế nào?
Cảm nhận chung về ĐN của tác giả là gì? Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ?
Tư tưởng này bắt nguồn từ cách nhìn những danh lam thắng cảnh của ĐN như thế nào?
→ĐN là lối sống tình nghĩa , thuỷ chung. + ĐN Cái kèo, cái cột
hạt gạo phải một nắng hai sương
→ĐN là cuộc sống tảo tần, gian khổ của dân tộc * Từ phương diện không gian địa lí
+ ĐN – nơi anh đến trường
- nơi em tắm
- nơi em đánh rơi chiếc khăn - nơi ta hò hẹn
→ĐN là không gian sinh hoạt, không gian riêng tư của mỗi con người. ĐN ở đây cụ thể, gần gũi và thân thiết
+ ĐN – con chim phượng hoàng - hòn núi bạc
- con cá ngư ông – biển khơi
→ĐN là không gian huyền thoại, cổ tích, là rừng vàng biển bạc.
+ ĐN – nơi dân đoàn tụ - nơi chim về
- nơi rồng ở
→ĐN là không gian cộng đồng, không gian cố kết, không gian cội nguồn thiêng liêng
+ ĐN là nơi bao thế hệ Sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước
Dặn dò con cái …
-> ĐN là không gian sinh tồn
* Từ phương diện thời gian lịch sử:
+ ĐN – thời gian đằng đẳng
- Từ Lạc Long Quân và Âu Cơ đến những ai đã khuất, bây giờ…
→ĐN hình thành trong chiều dài thời gian lịch sử, là bề dày lịch sử của dân tộc
*. Từ phương diện tình cảm con người: ĐN có ở
những ai? Hình ảnh:
- Trong anh và em – đều có ĐN → ĐN có trong mỗi con người
- Khi hai đứa cầm tay – ĐN trong chúng ta hài hòa
nồng thắm→ĐN sẽ trường tồn vững bền khi con người chung tay góp sức
⇒ĐN là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc
c. Lời nhắn nhủ:
- Lời gọi: Em ơi em,…→Tha thiết, thủ thỉ
- Điệp từ: Phải biết
→Khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người
⇒Vừa chân thành tha thiết, vừa khẳng định quyết tâm
d. Nhận xét: - ND: ĐN được cảm nhận như sự
thống nhất của các phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng
Khi nói về lịch sử 4000 năm của ĐN, tác giả không điểm tên các triều đại cùng những nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh điều gì?
- NT: Sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lấy lại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên những hình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ.
2. Tư tưởng Đất nước của Nhân dân:
Thể hiện qua cách nhìn những danh lam thắng cảnh, nhìn lịch sử của dân tộc:
a. Từ những cảnh quan kì thú, những tượng hình núi sông của ĐN: núi sông của ĐN:
- Phân tích, lí giải:
Núi Vọng phu - người vợ nhớ chồng
Hòn Trống mái - cặp vợ chồng yêu nhau Núi Bút non Nghiên - cậu học trò nghèo
→ Những tượng hình núi sông chỉ có thể có được khi con người thổi hồn nên nó, đặt tên cho nó.
→Một phát hiện mới mẻ và sâu sắc: ĐN gắn liền
với tâm hồn, tình cảm của nhân dân
Bởi vì: Tất cả chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con người, được tiếp nhận cảm thụ qua tâm hồn nhân dân và qua lịch sử của dân tộc. Nếu không có những người vợ mỏi mòn chờ chồng qua những cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm nhận về núi Vọng phu, cũng như nếu không có truyền thuyết về Hùng Vương dựng nước thì cũng không có sự cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ của vùng núi đồi xung quanh đền Hùng,…
- Quy nạp, khẳng định:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những gương mặt đã hoá núi sông ta.
→Khẳng định, kết luận chính xác, logic: Muôn vàn những vẻ đẹp đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân.
b. Từ lịch sử bốn nghìn năm của ĐN: * Những người làm nên đất nước: * Những người làm nên đất nước:
+ Thời bình: người người lớp lớp
con gái con trai - cần cù làm lụng
→Người làm ra đất nước không ai xa lạ mà chính là nhân dân lao động
+ Thời chiến : người con trai ra trận
người con gái nuôi cái cùng con giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
→Người làm ra đất nước chính là những anh hùng có tên và không tên
+ Khẳng định : họ đã làm ra đất nước
họ giữ, họ chuyền, họ truyền, họ
Những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
GV gợi ý HS về làm bài.
nước của Nhân dân,...
→Điệp ngữ mở rộng, nâng cao : Khúc ca ca ngợi vai trò to lớn và vẻ vang của nhân dân trong việc gìn giữ, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, tạo nên lịch sử rạng ngời của dân tộc
⇒Nhân dân là những người làm nên ĐN
Nói ĐN của nhân dân, một cách tự nhiên, tác giả trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá dân gian mà tiêu biểu là ca dao, dân ca. – c. Từ
bản sắc văn hóa dân gian : Ba phương diện quan
trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc: + Say đắm trong tình yêu:
Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru
+ Quý trọng tình nghĩa:
Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu: Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre thành gậy, gặp đâu dánh què.
→Văn hóa truyền thống dân tộc VN được tạo nên từ chính vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của nhân dân
* NT: Cách vận dụng vốn ca dao, dân ca một cách
sáng tạo + Điệp từ + Giọng thơ chính luận sâu lắng, suy tưởng và cảm xúc →Vẻ đẹp của ĐN được phát hiện ở chiều sâu địa lí, lịch sử, văn hóa
III. Tổng kết:
- ND, ý nghĩa: Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước tự hào về nền văn óa đậm đà bản sắc VN
- NT: + Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi
+ Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
+ Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và trữ tình
IV. Luyện tập:
- Khẳng định cảm hứng về ĐN là cảm hứng nổi bật và phổ biến trong VHVN 45 - 75
- Nét riêng của mỗi bài:
+ ĐN (NĐT): ĐN trong kháng chiến chống Pháp. Cảm xúc và suy tưởng của tác giả gắn liền với những không gian và thời gian cụ thể.
+ ĐN (NKĐ): Viết trong thời kháng chiến chống Mỹ, không trực tiếp thể hiện hình ảnh ĐN trong cuộc kháng chiến ấy, không gắn với không gian, địa lí cụ thể của vùng miền nào. Đoạn trích là sự suy ngẫm khái quát về ĐN trên bình diện văn hoá lịch sử, không gian địa lí, tâm hồn dân tộc,…
+ Sử dụng chất liệu: NĐT: hình ảnh giàu ấn tượng, cảm xúc gắn với kỉ niệm và trải nghiệm của chính
tác giả, kết hợp với những hình ảnh mang tính tượng trưng khái quát cao. NKĐ lại chú ý đến khai thác những chất liệu văn hoá dân gian.
- Nét chung: ĐN gắn liền với nhân dân. Tư tưởng ấy đúc kết trong những câu thơ mang khái quát:
- Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng
- Để Đất nước này là Đất nước của nhân dân Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
4. Củng cố: Qua bài học cần nắm được