I. Giới thiệu:
1. Tác giả: SGK
-Tuổi thơ lam lũ, vất vả
- Thơ có sự kết hợp hài hoà giữa cái duyên dáng trữ tình và cái chất thế sự
2. Tác phẩm:
- Viết 1983 khi ông có dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức êm đềm.
II. Đọc hiểu văn bản:
Nét mới của Nguyễ Duy ( GV giói thiệu bài thơ Quê hương- Giang Nam để so sánh)
Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào? Tình cảm tác giả đối với bà?
Nét đặc sắc về nghệ thuật?
1. Cái nhìn mới mẻ của NGuyễn Duy về tuổi thơ của mình: tuổi thơ của mình:
--Thời thơ ấu : câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật,ăn trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ...=> tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Cách nhìn của nhà thơ:
Thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp
2. Tình cảm tác giả với bà:
- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
=>cơ cực, tần tảo, yêu thương .
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại: + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng :
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “ 3. Nghệ thuật:
- Sử dụng thủ pháp đối lập :
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà. + Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà. + Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người. => thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
-Sử dụng phép so sánh đối chiếu :
+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng
+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản
=>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
4. Củng cố:
Nắm sơ lược về tác giả và tác phẩm Nội dung và nghệ thuật của ba bài thơ.
5 .Dặn dò: Soạn bài mới: Thực hành một số phép tu từ ngữ pháp.
+ Ôn lại lý thuyết đã học. + Làm các bài tập ở sgk
+ Vận dụng vào viết một bài văn cụ thể.
Tuần: 12 Ngày soạn:
Tiết: 34 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
-Nắm được một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) và tác dụng nghệ thuật của chúng.
- Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản, có kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi cần thiết.
II. Tiến trình bài học : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới
Các phép tu từ cú pháp có vai trò rất quan trọng trong việc tạo hiệu quả biểu đạt cho
câu, đoạn, văn bản. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi viết những bài văn nghị luận cụ thể.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs thực hiện
các bài tập ở phép lặp cú pháp .
-Bài tập 1
-Hỏi : Cách nhận biết phép lặp cú pháp ? -Hướng dẫn HS làm bài tập , chia HS thành từng nhóm để thảo luận.
HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập.
HS thảo luận nhóm
Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.