Ảnh hƣởng của cây trồng xen đến sâu bệnh hại trên giống cà chua TN

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 82)

Thời gian (ngày)

3.3.3.4Ảnh hƣởng của cây trồng xen đến sâu bệnh hại trên giống cà chua TN

3.3.3.4 Ảnh hƣởng của cây trồng xen đến sâu bệnh hại trên giống cà chua TN386 TN386

Cây trồng xen giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp là một hướng đi rất đáng quan tâm. Tuy nhiên nếu cây trồng xen là nơi trú ngụ của sâu hại hoặc có tác dụng dẫn dụ sâu hại đối với cây trồng chính thì rất nguy hiểm, do vậy lựa chọn cây trồng xen như thế nào để không ảnh hưởng tới cây trồng chính.

Để đánh giá được ảnh hưởng của các loại cây trồng xen khác nhau đến dịch hại trên giống cà chua TN386, theo dõi sâu bệnh hại trong suốt quá trình thí nghiệm cho thấy tình hình sâu bệnh hại diễn biến khá phức tạp. Sự phát sinh, phát triển và gây hại của một số loài sâu bệnh được thể hiện ở bảng 3.18

* Sâu hại:

- Sâu xanh ăn lá gây hại trên cây cà chua ở các công thức trồng xen với mật độ từ 1,6 - 2,2 con/cây, trong đó xuất hiện nhiều nhất ở công thức 2 với mật độ 2,2 con/cây, ít nhất là công thức 4 với mật độ 1,6 con/cây. So với công thức đối chứng trồng thuần thì công thức 3 và công thức 4 sâu ăn lá xuất hiện với mật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83

độ thấp hơn, còn công thức 2 sâu ăn lá xuất hiện và gây hại với mật độ cao hơn. Tỷ lệ gây hại biến động từ 40-53,3%, tỷ lệ hại cao nhất ở công thức 2 (trồng xen với xà lách), tiếp sau đó là công thức đối chứng (46,7%), thấp nhất ở công thức 3 (trồng xen với hành) và công thức 4 (trồng xen với tỏi) có tỷ lệ hại 40%.

Bảng 3.18: Tình hình sâu, bệnh hại trên cà chua ở các công thức trồng xen khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011

Công thức

Sâu ăn lá Sâu đục quả Bệnh

Xoăn lá Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ bệnh (%) CT1(Đ/c) 2,0 46,7 2,6 53,3 20,0 CT2 2,2 53,3 3,2 53,3 20,0 CT3 1,8 40,0 2,2 40,0 13,3 CT4 1,6 40,0 2,2 33,3 0,0 + CT1: Trồng thuần + CT2: Trồng xen với xà lách + CT3: Trồng xen với hành + CT4: Trồng xen với tỏi

- Sâu đục quả gây hại với mật độ 2,2 - 3,2 con/cây, mật độ sâu đục quả thấp nhất ở công thức 3 và công thức 4 trung bình 2,2 con/cây, tiếp theo là công thức 1 với 2,6 con/cây và cao nhất là công thức 2 với mật độ 3,2 con/cây. Công thức 1 và công thức 2 bị hại với tỷ lệ cao nhất (53,3%), bị hại với tỷ lệ thấp nhất là công thức 4 ( 33,3%), công thức 3 bị hại với tỷ lệ là 40%.

Như vậy công thức 3 (trồng xen với hành) và công thức 4 (trồng xen với tỏi) có mật độ sâu hại và tỷ lệ hại thấp nhất, điều đó có thể do mùi của các cây trồng xen này gây ngán hoặc không ưa thích đối với sâu hại.

* Bệnh hại: Đối với cà chua, bệnh hại là một trong những nguyên nhân

chính làm giảm năng suất. Cây cà chua rất mẫn cảm với bệnh. Tùy thời vụ khác nhau mà xuất hiện bệnh hại khác nhau. Theo dõi chỉ tiêu này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá khả năng hạn chế bệnh hại của các loại cây trồng xen để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

lựa chọn cây trồng xen thích hợp với cà chua cho từng vùng sinh thái. Trong vụ Đông Xuân 2010-2011 qua theo dõi chúng tôi thấy xuất hiện bệnh xoăn lá gây hại trên cà chua.

- Bệnh xoăn lá là một trong những bệnh gây hại nặng nhất trên cây cà

chua và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra, virus này được bọ phấn truyền bệnh. Qua kết quả thu được ở bảng 3.18 cho thấy các công thức thí nghiệm bị nhiễm bệnh xoăn lá với tỷ lệ từ 0 - 20%. Trong đó công thức không xuất hiện bệnh xoăn lá là công thức 4, công thức 3 bị hại với tỷ lệ thấp là 13,3%, nặng nhất là công thức 1 và công thức 2 với cùng tỷ lệ hại 20%.

Ta thấy ở công thức 3 (trồng xen với hành) và công thức 4 (trồng xen với tỏi) mật độ sâu, tỷ lệ hại của sâu và tỷ lệ bệnh thấp hơn so với công thức đối chứng.

Như vậy, cà chua ở các công thức trồng xen với hành (công thức 3) và tỏi (công thức 4) có mật độ sâu, tỷ lệ sâu hại và tỷ lệ bệnh thấp hơn so với cà chua trồng thuần (công thức 1) và cà chua trồng xen với xà lách (công thức 2). Có thể hành, tỏi là những loại cây gia vị có mùi khá mạnh do vậy chúng có tác dụng xua đuổi các loài sâu hại, vật chủ trung gian truyền bệnh trên cây cà chua.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên (Trang 82)