Kiến nghị đối với ngân hàng NHNo & PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 96)

- Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác xử lý nợ quá hạn trong năm tới.

90

để tạo được lợi nhuận dồi dào, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ tồn đọng.

- Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí cần phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ động trong cho vay đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách hàng.

- Công tác quản lý rủi ro cần được chú trọng hơn nữa, Chi nhánh NHNo &

PTNT Uông Bí cần nâng cao chất lượng thông tin theo hướng vừa mang tính sảnh báo trước, vừa đẩy đủ kịp thời và chính xác. Việc dự báo và đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng khu vực…

- Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí nên quan tâm hơn nữa tình hình hoạt động của tổ quản lý rủi ro, để có thể điều chỉnh các khoản nợ vay có vấn đề, không để các khoản cho vay này trở nên quá hạn.

- Yêu cầu các phòng ban hỗ trợ phòng kinh doanh, tín dụng trong việc phát hiện nhu cầu, tiếp thị, cung cấp thông tin, giám sát các khoản vay…để có thể hạn chế rủi ro được tốt hơn.

- Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí có thể ban hành cơ chế, nội quy làm việc, nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức, động viên khen thưởng kịp thời để cán bộ tín dụng làm tốt hơn nữa công việc của mình.

Như vậy trong toàn bộ Chương III, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí, cùng với một số các kiến nghị với chính phủ, các bộ, ngành liên quan, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo &

PTNT Uông Bí nói riêng một cách chi tiết và rõ ràng cụ thể. Với những giải pháp nêu trên tác giả hi vọng sẽ đóng góp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của

91 KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng luôn là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu, thường xuyên có tính chất lâu dài không những của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam mà còn của toàn bộ nền kinh tế.

Qua việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNN Uông Bí nói riêng, và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung có thể thấy hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM có rất nhiều rủi ro. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta vừa vượt qua cuộc suy thoái kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa ổn định và đang trong thời gian hồi phục, tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế còn nhiều rối ren, nhiều đơn vị còn lúng túng trong kinh doanh, không phản ứng kịp với những biến động của thị trường. Hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng không tránh khỏi những khó khăn trước mắt.

Số dư nợ quá hạn và nợ khó đòi ở các ngân hàng đang ở mức cao. Vì vậy các Ngân hàng cần đề ra các biện pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể gây ra. Ngân hàng NN&PTNN Thành Phố Uông Bí cũng luôn nhận thức được điều này nên đã và đang tìm cách thu hồi nợ quá hạn và nợ khó đòi từ các năm trước tồn đọng, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tin dụng, đưa ra các quy định chặt chẽ trong cho vay nhằm phòng tránh và hạn chế tối đa rủi ro.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro cho tín dụng ngân hàng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiểu quả kinh doanh. Đồng thời đề tài có một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các ngành các cấp có liên quan nhằm sửa đổi và hoàn thiện các quy chế tín dụng và hệ thống luật ở nước ta, với mục đích tạo môi trường kinh tế và pháp luật thuận lợi cho hoạt động của các NHTM nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Luận văn là kết quả nghiên cứu quy trong phạm vi quy mô nhỏ. Trong tương lai có thể nghiên cứu rộng hơn trên phạm vi toàn bộ hệ thống NHNo&PTNN nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (2009), Báo cáo tín dụng năm 2009.

2. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (2010), Báo cáo tín dụng năm 2010

3. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (2011), Báo cáo tín dụng năm 2011

4. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (2009), Báo cáo kết quả kinh doanh năm

2009.

5. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (2010), Báo cáo kết quả kinh doanh năm

2010.

6. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (2011), Báo cáo kết quả kinh doanh năm

2011

7. Trần Đình Định (2006), Những Qui định của Pháp luật về Hoạt động Tín dụng,

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

8. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb trường Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, Khoa Ngân hàng tài chính, Trường Đại học

Kinh tế quốc dân, Nxb thống kê, Hà Nội.

10.Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài

chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

12.Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín

dụng ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội

13. Nguyễn Đại Lai (2005), “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân

hàng của một số nước trong khu vực”, Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề,

trang 41-45.

14.Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Học viện tài chính,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

15.Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (2009), Sổ tay tín

93

16.Ngân Hàng Nhà nước (22/4/2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành

quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (25/4/2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xủa lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

18.Nguyễn Văn Tiến (2005) Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, Nxb thống kê, Hà Nội.

19.Nguyễn Văn Tiến (2009), Tài chính - Tiền tệ ngân hàng, Học viện Ngân hàng,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện

Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21.Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng, Nxb

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 96)