Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là một hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động mang này luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào để đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng luôn coi trọng việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên rủi ro tín dụng luôn tồn tại một cách khách quan trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vậy ngân hàng chỉ có thể đưa ra những biện pháp để hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí, chúng ta có thể xem xét các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.4 : Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với
năm 2009(%) Số tiền Tăng/giảm so với năm 2010(%) Tổng dư nợ 144,096 222,284 54.26 280,204 26.05 Nợ quá hạn 1,805 3,080 70.69 3,979 29.18 1.25 1.39 10.4 1.42 2.82
51
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng dần theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ. Năm 2009 nợ quá hạn là 1,805 triệu đồng đến năm 2010 nợ quá hạn đã tăng 1,276 triệu đồng tương đương 70.69% so với năm 2009. Năm 2011 nợ quá hạn tiếp tục tăng 899 triệu đồng tương đương 29.18% so với năm 2010. Tốc độ tăng nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ tăng tổng dư nợ. Cùng với sự gia tăng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng tăng theo, năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 1.25%, đến năm 2010 là 1.39% và năm 2011 là 1.42%.
Mặc dù, xu hướng gia tăng của nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát chủ động của Chi nhánh, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đã xuất hiện nhiều biểu hiện không tích cực. Do vậy Chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và chặt chẽ hơn.
Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn như vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh trong năm. Một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý thu hồi đã chuyển sang năm sau. Có nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn, nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các đơn vị thuộc ngành xây dựng. Họ có nhiều phương án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhưng để có được khoản vốn đó thì chi phí còn lớn hơn chi phí lãi phạt, do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phương án khác. Năm 2010 Chi nhánh đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, cũng như áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp nhưng trong năm vẫn thu hồi không được nhiều. Mặt khác từ năm 2009 Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, trong đó nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Do vậy mà nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm.