Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 88)

NHNo & PTNT Uông Bí cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, các xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay.

Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp nhân người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng; nếu khách hàng là hộ nông dân thì cần được sự bảo lãnh của các tổ chức chính trị - xã hội; xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nước; dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn của dự án…

Đối với các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là phải có xác nhận của kiểm toán nhà nước hoặc các tổ chức kiểm toán độc lập. Vì thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng thường mang tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc thẩm định hoặc các chỉ tiêu còn thiếu tin cậy… Vì thế để tránh các báo cáo tài chính thiếu tin cậy đó NHNo & PTNT Uông Bí cần yêu cầu khách hàng phải có xác nhận của công ty kiểm toán, qua đó giúp cho chất lượng của việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp được chính xác hơn.

82

Trong quá trình đánh giá khách hàng, NHNo & PTNT Uông Bí nên quan tâm đến khả năng xảy ra rủi ro của dự án xin vay. Ngân hàng cần có những phương pháp và những công cụ dự báo rủi ro dự án. Phân tích rủi ro dự án có nhiều phương pháp với mức độ phức tạp và ý nghĩa thực tế khác nhau. Phổ biến và đơn giản nhất là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.

Phương pháp phân tích độ nhạy được xây dựng trên quan điểm: “Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai xa. Vì vậy công tác thẩm định dự án của ngân hàng cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉ tiêu hiệu quả của các dự án khi các nhân tố đầu vào, đầu ra của dự án có sự biến động, nói khác đi là cần phân tích độ nhạy của dự án theo các nhân tố biến động đó”. Trong phân tích độ nhạy người ta dự kiến một số tình huống thay đổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm… Rồi từ đó tính các chỉ tiêu NPV, IRR… Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án đó được coi là ổn định và được chấp thuận. Ngược lại dự án bị coi là không ổn định (độ nhạy cảm cao) buộc phải xem xét điều chỉnh, tính toán lại.

Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là tính đến xác xuất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án. Trong sự phân tích này đòi hỏi phải xem xét cả một tập hợp những tình huống tài chính tốt, xấu và từ đó so sánh với trường hợp cơ sở. Tức là tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị làm chuẩn (giá trị cơ sở).

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)