Đánh giá về rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 69)

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1.Những thành tích đạt được

Cùng với việc nhận thức đúng đắn hoạt động tín dụng luôn gắn liền với rủi ro, việc Giám đốc đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và những tổn thất mà rủi ro có thể gây ra đối với hoạt động tín dụng, đã đem lại một số kết quả nhất định:

- Thứ nhất, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp nằm trong tầm kiểm soát của

Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

- Thứ hai, Chi nhánh đã tạo được một lượng khách hàng truyền thống trung

thành, có uy tín, có khả năng lớn về tài chính, có sự thông hiểu lẫn nhau trong một thời gian dài. Và thông qua những đối tượng khách hàng này, chi nhánh đã đảm bảo được những mục tiêu ổn định và phát triển theo đúng phương trâm “Mang đến phồn thịnh đến khách hàng”.

- Thứ ba, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đã và đang từng

bước được hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng.

- Thứ tư, đã thực hiện lựa chọn, đa dạng hoá danh mục và khách hàng vay.

Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí trong những năm gần đây đã chú trọng đến việc lựa chọn và đa dạng hóa danh mục đầu tư và khách hàng. Điều đó được thể hiện thông qua việc cho vay đối với nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đồng thời trong quá trình cho vay Chi nhánh luôn sàng lọc khách hàng, lựa chọn những khách hàng tốt, những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có triển vọng phát triển để tập trung đầu tư tín dụng đem lại hiệu

quả.

- Thứ năm, tăng cường mở rộng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Thực

hiện các quy định hiện hành về bảo đảm tiền vay, hầu hết các khoản cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Riêng đối với hộ nông dân vay đến 10 triệu đồng theo Quyết định 67/QĐ-TTg, cho vay người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đến 20 triệu đồng, hộ nông dân sản xuất hàng hoá

63

đến 30 triệu đồng và một số đối tượng thuộc diện ưu tiên khác theo quy định của Chính phủ và của NHNN được thực hiện vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản. Việc tăng cường cho vay có bảo đảm tài sản của NHNo&PTNT Uông Bí trong thời gian qua đã góp phần vào việc ổn định hoạt động tín dụng

hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

2.3.1.2.Những mặt còn hạn chế

Việc áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hạn chế RRTD của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí về cơ bản thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần bảo đảm hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng trưởng ổn định và bền vững. Tuy nhiên, còn một số hạn chế nếu không sớm được khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lâu dài đó là:

- Thứ nhất, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng: Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn

và nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí. Trong ba năm 2009, 2010 và 2011, tỷ lệ nợ quá hạn trung bình qua các năm của Chi nhánh chỉ ở mức 1.35%. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, đồng thời tỷ lệ này chưa phản ánh thực sự những khoản nợ quá hạn còn tiềm ẩn của chi nhánh. Do còn tình trạng cho vay đảo nợ, các món vay được trả đúng hạn nhưng nguồn tiền khách hàng dùng để trả nợ ngân hàng, không xuất phát từ dòng tiền hoạt động kinh doanh, mà nguồn tiền đó khách hàng vay mượn tạm bên ngoài để trả sau đó lại vay lại. Điều này ẩn chứa rủi ro tiềm tàng khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, khi khách hàng vay bên ngoài để trả ngân hàng nhưng ngân hàng không được hoặc không cho vay lại, khi tình hình này xảy ra khiến các khách hàng khác lo sợ cũng sẽ không được cho vay lại và chấp nhận để nợ quá hạn còn hơn phải vay bên ngoài với chi phí cao gấp nhiều lần so với lãi suất quá hạn của ngân hàng, khi đó nợ quá hạn sẽ tăng nhanh chóng.

- Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng chưa đảm bảo ổn định, vững chắc: Tuy tỷ lệ

nợ xấu giảm qua các năm, song nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại có xu hướng tăng. Nợ nhóm 5 tăng làm gia tăng nguy cơ mất vốn từ đó ảnh hưởng lớn đến

64

thu nhập của Chi nhánh. Bên cạnh đó, để đảm bảo kế hoạch tài chính, Chi nhánh đã coi trọng việc xử lý rủi ro đối với các món nợ đủ điều kiện. Mặc dù điều này là đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam, xong bên cạnh đó có thể thấy quan điểm này không tích cực. Nếu lạm dụng lâu ngày sẽ tạo một tiền lệ không tốt, không phản ánh thực chất rủi ro tín dụng và việc xử lý rủi ro.

- Thứ ba, chưa có sự cân xứng trong cơ cấu dư nợ: Tỷ lệ dư nợ đối với khách

hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn qua các năm, trung bình khoảng 75% so với tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ đối với khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh chỉ chiếm 25% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh, rủi ro đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp luôn cao hơn khách hàng cá nhân bởi:

+ Tài sản dùng để đảm bảo nợ vay của doanh nghiệp thường là tài sản của bên thứ ba và giá trị chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với dư nợ vay;

+ Việc kiểm soát sử dụng vốn vay của doanh nghiệp khó khăn hơn đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất;

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến động bất lợi từ môi trường bên ngoài do năng lực quản trị điều hành kém, vốn tự có thấp;

+ Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp thường được thổi phồng so với năng lực thực tế, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kém dẫn đến khó trả nợ ngân hàng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Việc đánh giá và thẩm định khách hàng doanh nghiệp thường khó khăn hơn so với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đặc biệt trong điều kiện năng lực của cán bộ tín dụng của chi nhánh còn nhiều hạn chế...

- Thứ tư, mặc dù công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện hàng năm

nhưng chưa thực sự là hoạt động thường xuyên, thường chỉ định kỳ một lần trong năm. Điều này dẫn tới, có khi “có vấn đề” trong các khoản nợ rồi mới kiểm tra làm cho việc khắc phục nợ quá hạn, nợ xấu khó khăn hơn. Mặt khác, công tác kiểm tra

65

kiểm soát mang tính nội bộ nên đôi khi còn mang tính chất “nể nang”, chưa xâu sát, có khi đoàn kiểm tra này đi rồi nhưng cùng với bộ hồ sơ đó, đoàn kiểm tra khác đến lại lật ra được “vấn đề” trong hồ sơ đó.

- Thứ năm, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn hạn chế. Mặc

dù, đây là nội dung được ban lãnh đạo rất quan tâm, đề cao vai trò và đã được quán triệt trong đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh, thông qua những buổi tập huấn tín dụng, tuy nhiên, còn một số cán bộ tín dụng chưa thực sự áp dụng trong qui trình cho vay, nhất là hoạt động kiểm tra sau cho vay, còn mang tính hình thức chống đối cho đủ hồ sơ. Hồ sơ kiểm soát sau (biên bản kiểm soát sau, chứng từ đi kèm…) còn sơ sài, chưa đủ để kết luận về tình trạng của khách hàng, mức độ rủi ro cũng như tiến trình thực hiện, hiệu quả của phương án, dự án. 2.3.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí

2.3.2.1.Nguyên nhân khách quan - Từ phía khách hàng

Thứ nhất, chưa có sự minh bạch, công khai về tình hình tài chính của doanh nghiệp: các số liệu không được kiểm toán nên ít có hữu dụng. Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập các báo cáo tài chính do hạn chế về trình độ nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán thống kê và trình độ quản lý, một số doanh nghiệp hạch toán không theo qui định nhằm trốn thuế, hoặc có nhiều bảng cân đối tài khoản dùng vào các mục đích khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định của CBTD.

Thứ hai, trình độ yếu kém, năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế: họ không có khả năng trong dự đoán các vấn đề kinh

doanh, do vậy khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, khách hàng không có khả năng chống đỡ. Nhất là trong giai đoạn khó khăn vừa qua, do tác động của môi trường kinh tế xã hội, do trình độ quản lý, điều hành yếu kém, thiếu kinh nghiệm nên tình hình tài chính và việc thực hiện phương án, dự án vay vốn không hiệu quả dẫn đến

khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc chậm thanh toán. Hạn chế về năng lực và kinh nghiệm chưa có nên các doanh nghiệp thường sử dụng vốn không đúng: Dùng

66

vốn lưu động vào đầu tư tài sản cố định, dây chuyền thiết bị sản xuất... hoạt động luân chuyển vốn không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh toán và không thể trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó là sự khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hiện nay hoạt động xây dựng cơ bản hiện gặp rất nhiều khó khăn về vốn do công trình chậm giải ngân, do đó không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, sự yếu kém về tư cách đạo đức, lừa đảo ngân hàng của khách hàng:

thực tế đã xảy ra là khi khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng, đưa ra những thông tin sai lệch hoặc bằng cách mua chuộc cán bộ Ngân hàng thì cán bộ tín dụng có thể không phát hiện ra hoặc móc ngoặc với khách hàng để tư lợi. Một số khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, nhất là để kinh doanh chứng khoán, đánh cờ bạc, lô đề… và không thể trả nợ Ngân hàng. Những tình huống này thực tế đã xảy và gây ra những tổn thất cho Ngân hàng. Trong quá trình cho vay, khách hàng bị ốm đau nặng, bị chết, khách hàng không chịu hợp tác với khách hàng khi phát mại tài sản đảm bảo…cũng làm cho Ngân hàng bị tổn thất và thủ tục để thu hồi được khoản nợ này làm cho Ngân hàng mất rất nhiều thời gian, chi phí. Một số khách hàng cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng, đưa ra các số liệu, các thông tin thiếu chính xác nhằm mục đích che đậy thông tin xấu.

- Môi trường kinh doanh

Thứ nhất, tác động tiêu cực của môi trường kinh tế: trong thời gian qua,

hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng vay bị ảnh hưởng khá rõ nét của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động đến nền kinh tế xã hội của Việt Nam.Từ năm 2008 đến nay, môi trường kinh tế Việt Nam có nhiều biến động theo chiều hướng không lành mạnh như tình trạng lạm phát tăng cao, tình trạng khan hiếm VND, lãi suất tín dụng tăng cao, giá xăng dầu tăng… đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng khó khăn như thiếu vốn kinh doanh, chịu lãi suất cao, giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao…dẫn đến kém hiệu quả. Bên cạnh đó do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ làm

67

cho nguồn tiền thanh toán khan hiếm hơn và thiếu nguồn tiền để hoạt động và thực hiện thanh toán trả nợ cho chi nhánh. Điều này đã làm bộc lộ điểm yếu trong chất lượng tín dụng, nợ quá hạn bắt đầu phát sinh nhanh đặc biệt đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chính sách kích cầu với “gói hỗ trợ lãi suất” phần nào tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp về vốn nhưng vấn đề “đầu ra” cho các doanh nghiệp chưa được giải quyết nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ vay cho Ngân hàng, nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng.

Thứ hai, tác động tiêu cực của tính bất ổn, thiếu đồng bộ của chính sách luật pháp: vấn đề luật pháp ở nước ta hiện nay còn rất nhiều bất cập. Sự thay đổi liên

tục, thiếu tính thực tế, khả thi, thậm chí còn chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Mặt khác, sự thay đổi của luật pháp làm cho doanh nghiệp thực sự “không kịp trở tay” khiến quá trình vận hành hoạt động kinh doanh bị xáo trộn, dẫn đến việc chậm thanh toán nợ cho Ngân hàng.Một vấn đề nữa về luật pháp liên quan đến hoạt động ngân hàng là về thủ tục và thời gian thi hành án. Do tính bất cập, tiêu cực trong khâu thi hành án làm cho Ngân hàng mất nhiều thời gian, công sức, phát sinh thêm nhiều chi phí khi phát mại tài sản của khách hàng để thu hồi nợ.

Thứ ba, thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch mua bán: điều này ảnh

hưởng không tốt đến việc theo dõi tiến độ thực hiện phương án, dự án kinh doanh, dòng tiền và tình hình tài chính của khách hàng đối với Ngân hàng. Một lượng lớn doanh thu cũng như chi phí đầu vào của doanh nghiệp, hộ sản xuất lại được giao dịch bằng tiền mặt. Do vậy, nếu cán bộ tín dụng không trực tiếp kiểm tra sổ sách thực tế của khách hàng thì việc nắm bắt tình hình của khách hàng cũng như việc quản lý nợ sẽ rất khó khăn, có thể khiến Ngân hàng gặp rủi ro.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác đánh giá và đo lường rủi ro thực hiện chưa cụ thể: Mặc

dù Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng, nhưng việc chấm điểm và xếp hạng theo quy định của NHNo&PTNT Việt

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam, chưa phản ánh hết những biến động đặc biệt thay đổi theo các cơ chế khác của Nhà nước, của địa phương. Ngoài ra, khi có sự biến động về tổ chức doanh nghiệp vay vốn, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, ngân hàng cũng chưa kịp thời điều chỉnh bảng xếp hạng. Công tác đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng chưa linh hoạt, chưa bám sát thực tế đã làm cho Chi nhánh không linh hoạt trong khâu cho vay dẫn đến quy mô cho vay chưa tương xứng với năng lực huy động. Việc xếp loại khách hàng chưa được thực hiện nên ngân hàng chưa có được chiến lược lựa chọn cho vay hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng chưa phù hợp: Các quan điểm, các chỉ

đạo, biện pháp từ lãnh đạo vẫn chưa thực sự hiệu quả và đi vào chiều sâu, đôi khi chỉ mang tính hình thức, chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản, chưa được phổ biến tới tất cả các CBTD, chưa đưa ra được bộ khung để hướng dẫn cho các CBTD

thực hiện.

Chi nhánh chưa có được một “cẩm nang tín dụng” hữu dụng cho các cán bộ tín dụng để sử dụng thường xuyên, trong khi một số NHTM CP khác đã ban hành văn bản này, với những nội dung chi tiết, tỉ mỉ khi thẩm định khách hàng vay, tài sản đảm bảo, nhất là phần phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng, kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của Ngân hàng mà bất kỳ một cán bộ tín dụng nào cũng phải áp dụng, tránh được nguy cơ rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Mặt

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 69)