0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN UÔNG BÍ (Trang 40 -40 )

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Uông Bí

Như ta đã biết vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong HĐKD, đặc biệt là trong HĐKD ngân hàng. Việc thu hút được nguồn vốn đầu vào rẻ sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng.

34

Nhận thức được điều này, qua gần 17 năm hoạt động NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp và phương thức hợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự, công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền. Thêm vào đó việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch

vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là: “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện

cho khách hàng” đã thu hút không nhỏ số tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp,

dân cư trong địa bàn thành phố Uông Bí.

Trên cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: tiết kiệm có quà tặng khuyến mại ,huy động tiết kiệm với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí đã tạo lập được cơ sở khá vững chắc trong việc huy động vốn tại địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng, vận động các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán lương cho cán bộ qua ngân hàng. Từ năm 2009 trở lại đây, công tác nguồn vốn đã thực sự được lãnh đạo Chi nhánh tập chung chỉ đạo, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ viên chức trong việc thực hiện hiệu quả công tác nguồn vốn, như việc phát động các phong trào thi đua phát triển nguồn vốn, tổ chức khen thưởng và động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc huy động vốn, nhờ đó mà nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí có sự tăng trưởng khá, đóng góp không nhỏ vào thành tích huy động vốn chung của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí được thể hiện qua bảng sau:

35

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với năm 2009 (%) Số tiền Tăng/giảm so với năm 2010 (%) Tổng nguồn vốn huy động 212,617 297,723 40.02 249,304 -16.26

I. Theo đối tượng huy động

1 - TG dân cư 68,933 71,228 3.32 80,850 13.51 2 - TG tổ chức kinh tế 143,683 226,498 57.63 168,450 -25.63

Trong đó :TG KBNN, BHXH 23,333 33,333 42.85 23,333 -30.00

II. Theo loại tiền huy động

1 - VND 204,787 286,683 40.00 238,652 -16.75 2 - Ngoại tệ (quy VND) 7,830 11,041 41.01 10,671 0.33 III. Theo kỳ hạn 1 - Không kỳ hạn 15,752 39,221 148.98 27,577 -29.68 2 - Có kỳ hạn < 12 tháng 126,996 219,100 72.52 184,787 -15.66 3 - Có kỳ hạn > 12 tháng 69,869 39,403 -43.60 36,940 -6.25

(Nguồn: BC kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010;2011)

Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TG dân cư

TG TCKT

Hình 2.2: Nguồn vốn theo đối tượng huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

36

Qua bảng 2.1 và hình 2.2 ở trên thì chúng ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá mạnh nhưng không ổn định. Cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 85,106 triệu đồng tương đương 40%, nhưng đến năm 2011 thì nguồn vốn lại giảm 48,419 triệu đồng tương đương 16.26% so với năm 2010. Trong đó xét theo đối tượng huy động, tỷ trọng nguồn vốn của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ lớn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này cũng rất lớn. Cụ thể, năm 2010 tăng trưởng so với năm 2009 là 57.63% nhưng sang năm 2011 thì lại giảm khoảng 25.63%, từ đó tác động mạnh tới sự biến động chung của tổng nguồn vốn huy động. Có thể điểm một vài nguyên nhân dẫn đên sự biến động mạnh của nguồn vốn: năm 2010 nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã có dấu hiệu thoát dần khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước đã có bước hồi phục, các tổ chức kinh tế cũng dần có sự tăng trưởng, cùng với đó Ban giám đốc đã đẩy mạnh công tác tiếp cận, vận động các tổ chức kinh tế trên địa bàn gửi tiền tại Chi nhánh, chính vì thế nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tăng trưởng nhanh. Đến năm 2011, kinh tế thế giới lại tiếp tục có dấu hiệu giảm sút, đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn dẫn đến nguồn vốn giảm nhanh so với năm 2010.

Nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng tăng ổn định qua các năm từ 2009-2011, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2010 tăng 2,259 triệu đồng tương đương 3.3% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 9,622 triệu đồng tương đương 13.51% so với năm 2010. Điều này, một phần cho thấy uy tín của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy nguồn tiền gửi dân cư chủ yếu của các khách hàng lâu năm đã tin tưởng ngân hàng nên lượng tiền gửi ở ngân hàng không bị biến động mạnh, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.

37 Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

VNĐ Ngoại tệ

Hình 2.3: Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

(Nguồn:Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010; 2011)

Quan sát hình 2.3 ta thấy xét về loại tiền, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền VND, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể bình quân ở mức 3.78% so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh sự hạn chế trong việc huy động nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh. Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như hoạt động khác có nhu cầu gửi ngoại tệ trên địa bàn thành phố Uông Bí và các vùng lân cận không nhiều. Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Không kỳ hạn Kỳ hạn < 12 tháng kỳ hạn > 12 tháng

Hình 2.4: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

38

Qua hình 2.4 ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 giảm 30,466 triệu đồng tương đương 43.60% so với năm 2009. Đến năm 2011 lại giảm tiếp 2,463 triệu đồng tương đương 6.25% so với năm 2010. Nguyên nhân trong giai đoạn 2009- 2011 tiền gửi có thời hạn dài có xu hướng rủi ro lãi suất cao, các kỳ hạn ngắn thường có lãi suất cao và an toàn hơn, do đó lượng tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và biến động rất mạnh. Năm 2010 tăng 92,104 triệu đồng tương đương 72.52% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 thì giảm 34,313 triệu đồng tương đương 15.66% so với năm 2010.

Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, bình quân ở mức 10.52% và không biến động nhiều. Tuy nhiên đây cũng là nguồn vốn khá quan trọng trong việc bổ sung nhu cầu vốn để cho vay của Chi nhánh.

Tóm lại, mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm không đều, tăng giảm đột biến, nhưng xết về tốc độ tăng trưởng bình qua các năm 2009 đến năm 2011 vẫn đạt 12.2% điều này góp phần đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.

2.1.2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo & PTNT Uông Bí

Một ngân hàng kinh doanh hiệu quả là ngân hàng biết sử dụng đầu tư đồng vốn của mình vào đúng chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Các ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng vốn huy động được để tiến hành cho vay hưởng chênh lệch lãi suất. NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ. Vì đây là hoạt động có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh nên chi nhánh luôn đặt ra mục tiêu mở rộng cho vay đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Như bao ngân hàng khác chi nhánh cũng thực hiện cho vay với 3 mục

tiêu cơ bản: “Hiệu quả, an toàn vốn đầu tư và phát triển”. Sau đây là các kết quả

39

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ Dư nợ Tăng giảm so với năm 2009 (%) Dư nợ Tăng giảm so với năm 2010 (%)

Tổng dư nợ cho vay

nền kinh tế 144,096 222,284 54.26 280,204 26.06 II Phân theo thời hạn vay

1 Ngắn hạn 131,568 140,774 7.00 186,968 32.81 2 Trung hạn 12,528 81,510 550.64 93,236 14.39 II Phân theo khách hàng 1 DNNN 600 1,331 121.89 1,267 -4.86 2 Công ty CP và TNHH 89,605 160 78.07 199,119 24.79 3 DNTN 10,027 12 17.62 15,413 30.69 4 Hộ gia đình và cá nhân 43,864 49,598 13.07 64,406 29.85 III Phân theo ngành kinh tế

1 Nông lâm nghiệp 43,864 26,917 -38.63 7,287 -72.93 2 Ngành khác 100,232 195,367 94.91 280,197 43.42

( Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011 )

Từ bảng 2.2 trên ta thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 tổng dư nợ tăng 78,188 triệu đồng tương đương 54.26% so với năm 2009. Năm 2011 tổng dư nợ tăng 57,920 triệu đồng, tương đương 26.06% so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2010 nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã có dấu hiệu dần thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế đã có dấu hiệu tăng trưởng, cùng với đó là chủ trương của Ban Giám đốc là tăng trưởng tín dụng nhằm tăng thị phần và sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Do đó, dư nợ năm 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ vẫn có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên không bằng năm 2010, do nền kinh tế thế giới và trong nước lại có những dấu hiệu suy thoái, lạm phát trong nước tăng cao ở mức 11.75%, các tổ

40

chức và cá nhân có xu hướng duy trì và thu hẹp sản xuất kinh doanh, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn giữa các ngân hàng thương mại trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng, từ đó làm tổng dư nợ vẫn tăng nhưng không mạnh so với năm 2010. Đơn vị: Triệu đồng 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ngắn hạn Trung hạn

Hình 2.5: Dư nợ phân theo thời hạn vay

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí các năm 2009;2010; 2011)

Phân tích hình 2.5 cho thấy:

Dư nợ phân theo thời hạn vay: Qua bảng 2.2 và hình 2.5 nhận thấy, cùng với

xu hướng tăng của tổng dư nợ thì nợ ngắn hạn và trung hạn cũng đều có xướng tăng qua các năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 không tăng đáng kể so với năm 2009, chỉ dừng lại ở mức 7%. Tuy nhiên, năm 2011 tăng trưởng tín dụng ngắn hạn so với năm 2010 ở mức 32.81%. Về dư nợ trung hạn, năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 ở mức 550.64 % nhưng năm 2011 chỉ tăng so với năm 2010 ở mức 14.39%. Nguyên nhân dẫn đến việc dư nợ trung hạn năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 là do chủ trương của NHNo&PTNT Uông Bí là tăng trưởng cho vay trung hạn, do một phần nguồn vốn dài hạn của hệ thống tăng cao, một phần cho vay trung hạn ít rủi ro lãi suất hơn. Tuy nhiên đến năm 2011 thì dư nợ trung hạn chỉ tăng ở mức 14.39%, do năm 2011 thị trường lãi suất có nhiều biến động, lãi suất kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng cao, rủi ro lãi suất dài hạn cao hơn, nguồn tiều gửi dài hạn sụt giảm.

41

Dư nợ phân theo khách hàng: Cùng với xu hướng chung của sự tăng trưởng

tổng dư nợ, dư nợ phân theo theo các đối tượng khách hàng đều có xu hướng tăng. Riêng năm 2011, dư nợ đối với khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước lại giảm khoảng 4.86% . Tăng trưởng bình quân dư nợ đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn ở mức cao trên 50%, điều này này phù hợp với chủ trương của Giám đốc là tập trung mũi nhọn vào việc tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng thuộc đối tượng này. Bên cạnh đó dư nợ đối với hộ kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp tư nhân cũng tăng trưởng bình quân qua các năm trên 20%. Tuy nhiên, ta thấy tỷ trọng dư nợ đối với đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong chiến lược phát triển tín dụng của Chi nhánh, rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp luôn cao hơn đối tượng khách hàng cá nhân.

Dư nợ phân theo ngành kinh tế: Dư nợ đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp có

xu hướng giảm nhanh qua các năm. Năm 2010 giảm 16,947 triệu đồng tương đương 38.63% so với năm 2009. Năm 2011 lại tiếp tục giảm 19,630 triệu đồng tương đương 72.93%. Trong khi đó dư nợ đối với các ngành khác lại có xu hướng tăng mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 69%. Xu hướng tăng trưởng dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế phù hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí, ngành nông lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản phẩm của địa phương.

Dư nợ ngoại tệ của Chi nhánh không phát sinh, điều này cũng cho thấy một

hạn chế trong công tác tiếp cận đối tượng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trong tương lai Chi nhánh cần tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng này nhằm đa dạng hóa nghiệp vụ tín dụng đồng thời có thể thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ hoạt động xuất nhập khẩu.

42

Một số hoạt động khác:

- Hoạt động dịch vụ ngân hàng: Hiện nay, nguồn thu từ nghiệp vụ tín dụng

vẫn luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng, trong khi đó nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên, theo xu thế của ngân hàng hiện đại là phát triển, mở rộng các hoạt động sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhận thức rõ vấn đề này, chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí đã tập trung phát triển các loại hình dịch vụ trên cơ sở hệ thống các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: Đây là một trong những hoạt động chủ

yếu của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí. Hiện nay, chi nhánh đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế. Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí luôn tích cực, chủ động để phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ thẻ. Tích cực chủ động liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức trong các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, Internet…

- Hoạt động ngân quỹ : Luôn đề cao vấn đề đảm bảo an toàn, thường xuyên

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN UÔNG BÍ (Trang 40 -40 )

×