Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 89)

Để chất lượng cán bộ tín dụng đạt mức cao nhất thì bên cạnh việc tự nâng cao năng lực của bản thân các nhân viên, thì NHNo&PTNT Uông Bí cũng cần quan tâm tới chính sách nhân sự để sử dụng một cách hợp lý cụ thể như sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề

83

NHTM nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực bao gồm cả năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp đó là:

+ Chuẩn hoá độ ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng trên cơ sở xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ tín dụng cụ thể như: có khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức nhanh, có kỹ năng giao tiếp, thu thập và phân tích xử lý thông tin, có đạo đức nghề nghiệp, độ tuổi và kinh nghiệm công tác phù hợp. Với những cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn, phải tiến hành đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức mới, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là vừa đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh bình thường, vừa đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Chính vì vậy, cần đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tương ứng với từng lứa tuổi, trình độ cán bộ, phù hợp với khả năng của NHNo & PTNT Uông Bí và bản thân từng cán bộ.

+ Tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức kinh tế tổng hợp, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chính sách nhân sự hợp lý: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực thì một yếu tố hết sức quan trọng là phải có chính sách sử dụng nhân sự một cách hợp lý, có như vậy mới phát huy được vai trò lãnh đạo và quản trị điều hành cũng như hiệu quả công tác của từng cán bộ. Để làm tốt công tác này Chi nhánh

NHNo&PTNT Uông Bí cần tập chung vào những việc chính sau:

+ Làm tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ giữ vai trò quản trị điều hành hoạt động kinh doanh;

+ Thực hiện chuyên môn hoá CBTD đối từng lĩnh vực, thực tế hoạt động tín dụng cho thấy một CBTD dù có giỏi đến đâu cũng không thể am tường được tất cả các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Do đó nếu có sự phân công theo đối tượng cho vay cụ thể đối vơi mỗi CBTD, sẽ giúp nâng cao hiệu quả

84

việc phân tích đánh giá tín dụng và từ đó góp phần hạn chế RRTD;

+ Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý. Chi nhánh cần phải nghiên cứu đề xuất với NHNo&PTNT Quảng Ninh một khung lương, thưởng hợp lý để tạo động lực cho CBTD hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với những CBTD làm việc có hiệu quả thì cần có chế độ khen thưởng, đãi ngộ về tinh thần và vật chất xứng đáng, đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thất thoát vốn của ngân hàng; + Đối với cán bộ lãnh đạo, quản trị điều hành phải thường xuyên được tham dự các lớp đào tạo quản lý và nâng cao kỹ năng quản trị, cập nhật thông tin để đảm bảo điều hành hiệu quả;

+ Không nên phân chia quản lý theo khu vực, việc quản lý như vậy một mặt có lợi là CBTD am hiểu địa bàn, nhưng mặt khác điều không hiệu quả bởi có địa bàn thì lượng khách hàng ít có địa bàn lượng khách hàng quá nhiều như vậy không phát huy hết hiệu quả khai thác và quản lý khách hàng. Nên phân công mỗi CBTD quản lý một số lượng khách hàng nhất định. Có như vậy mới đảm bảo quản lý tốt khách hàng, hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong NHNo & PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 89)