Nợ xấu tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 63)

Nợ xấu là một chỉ tiêu rất quan trọng để đo lường mức độ hạn chế rủi ro tín dụng của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào. Tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng của ngân hàng lớn và ngược lại, một tỷ lệ nợ xấu vừa phải cho biết ngân hàng vẫn còn trong ngưỡng an toàn.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí các năm 2009; 2010; 2011)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Triệu đồng (%) (%) Triệu đồng (%) (%) Triệu đồng (%) (%) Nhóm 3 1,553 1.07 56.01 1,007 0.45 38.48 2 0.0007 0.14 Nhóm 4 1,013 0.7 36.45 8 0.003 0.29 18 0.006 1.25 Nhóm 5 209 0.14 7.54 1,595 0.72 61.24 1421 0.5 98.61 Tổng nợ xấu 2,775 1.93 100 2,610 1.17 100 1,441 0.50 100 Tổng dư nợ 144,096 100 222,284 100 280,204 100 Tổng nợ xấu 1.92 1.18 0.51 Tổng dư nợ

57 Đơn vị: triệu đồng 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Hình 2.9 Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí các năm 2009; 2010; 2011)

Qua bảng 2.7 và hình 2.9 ta thấy cơ cấu tỷ trọng nợ xấu theo các nhóm so với tổng dư nợ là thấp trong khoảng trên dưới 1% và xu hướng giảm trong năm 2011. Trong đó nhóm 3 giảm mạnh từ 1.07% đến 0.0007%, nhóm 4 giảm từ 0.7% đến 0.006%, nhưng nhóm 5 có dấu hiệu tăng tỷ trọng từ 0.14% đến 0.5% Tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ của Chi nhánh ngày càng giảm. Năm 2009 tỷ lệ này ở mức 1.93%, đến năm 2010 giảm còn 1.17% và năm 2011 con số này tiếp tục giảm chỉ còn 0.50%. Điều này cho thấy mặc dù tổng dư nợ của Chi nhánh thì tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh lại giảm. Điều này có được là do chi nhánh đã chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó trong giai đoạn 2009-2011 Chi nhánh đã rất chú trọng công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu bằng các biện pháp như: thành lập tổ thu hồi xử lý nợ, các cán bộ tín dụng tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, coi việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá xếp loại cán bộ vào cuối mỗi năm, coi trọng công tác thẩm định khách hàng…

58

Trong năm 2009 nhóm 3 chiếm 56.01% trong khi nhóm 5 chiếm 7.54% trong tổng nợ xấu. Đến năm 2010 nhóm 5 tăng đột biến và chiếm tỷ trọng 61.24% trong tổng nợ xấu. Đặc biệt là trong năm 2011 nhóm 5 chiếm 98.61% trong tổng nợ xấu, trong khi nhóm 3 giảm xuống nhanh chóng còn 0.14%. Điều này chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí tiềm ẩn nợ quá hạn trên 360 ngày cao, rủi ro mất vốn rất cao. Nợ nhóm 5 tăng đột biến từ 209 triệu đồng năm 2009 lên 1595 triệu đồng vào năm 2010, nguyên nhân chủ yếu do nợ nhóm 3,4 của năm 2009 chuyển sang nhóm 5 vào năm 2010. Điều đáng nói là, hầu hết các khoản nợ xấu của nhiều ngân hàng đều nằm ở lĩnh vực bất động sản. Lý do khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao là vì lãi suất từ đầu năm ở mức cao, khiến các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. Nguyên nhân một phần từ lãi suất, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa hơn là trong quá khứ, NHNo & PTNT Uông Bí đã quá mạnh tay cho vay, việc tăng trưởng tín dụng nhanh, các dự án không được rà soát cẩn thận, dẫn đến nợ xấu không trả được nợ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng nợ xấu nhưng tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân là: tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cơ chế, môi trường và công tác thanh tra. Trong số đó thì nguyên nhân nợ xấu từ các tổ chức tín dụng là nguyên nhân chính cần tâp trung giải quyết. Việc nợ nhóm 5 tăng tạo sức ép lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nó làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh do phải trích lập dự phòng 100%, và trường hợp không thu hồi được hoặc thu hồi kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính của Chi nhánh. Để tìm hiểu sâu hơn nữa nguyên nhân và thực trạng nợ xấu của Chi nhánh, ta sẽ phân tích cơ cấu nợ xấu:

59

Bảng 2.8: Cơ cấu nợ xấu của NHNo&PTNT Uông Bí

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Triệu đồng (%) (%) Triệu đồng (%) (%) Triệu đồng (%) (%)

1. Nợ xấu theo kỳ hạn cho vay

Dư nợ xấu cho vay ngắn hạn 2,682 1.86 96.65 2,490 1.12 95.4 1,419 0.49 98.5 Dư nợ xấu cho vay trung hạn 93 0.06 3.35 120 0.05 4.6 22 0.007 1.53 Nợ xấu theo kỳ hạn cho vay 2,775 1.93 100 2,610 1.17 100 1,441 0.50 100

Tổng dư nợ 144,096 100 222,284 100 289,204 100

2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Dư nợ xấu cho vay DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Dư nợ xấu cho vay DNNQD 2,641 1.83 95.15 2,323 1.045 89 1,413 0.49 98.06 Dư nợ xấu cho vay hộ gia đình

cá nhân 135 0.09 4.85 287 0.129 11 28 0.009 1.94

Nợ xấu theo thành phần kinh tế 2775 1.93 100 2610 1.17 100 1441 0.50 100

Tổng dư nợ 144,096 100 222,284 100 289,204 100

3. Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Dư nợ xấu cho vay nông, lâm

nghiệp 135 0.09 4.85 187 0.084 7.17 28 0.009 1.94

Dư nợ xấu cho vay ngành khác 2,641 1.83 95.15 2,423 1.09 92.83 1,413 0.49 98.06 Nợ xấu phân theo thành phần

kinh tế 2,775 1.93 100 2,610 1.17 100 1,441 0.50 100 Tổng dư nợ 144,096 100 222,284 100 289,204 100 4. Nợ xấu theo TSBĐ Không có TSBĐ 100 0.07 3.6 50 0.02 1.92 27 0.009 1.85 Có TSBĐ 2,675 1.86 96.4 2,560 1.15 98.08 1,415 0.49 98.15 Nợ xấu theo TSĐB 2,775 1.93 100 2,610 1.17 100 1,441 0.50 100 Tổng dư nợ 144,096 100 222,284 100 289,204 100

5. Nợ xấu theo khả năng thu hồi

Dư nợ xấu không có khả năng

thu hồi 37 0.009 1.32 50 0.02 1.92 17 0.005 1.16

Dư nợ xấu có khả năng thu hồi 2,739 1.9 98.68 2,560 1.15 98.08 1,425 0.49 98.84 Nợ xấu theo khả năng thu hồi 2,775 1.91 100 2,610 1.17 100 1,441 0.50 100

Tổng dư nợ 144,096 100 222,284 100 289,204 100

60

Phân tích số liệu bảng 2.8 cho thấy:

- Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay: cơ cấu về tỷ trọng dư nợ xấu cho vay

ngắn hạn và dài hạn đối với tổng dư nợ có xu hướng giảm đều qua các năm. Trong năm 2009 tỷ trọng nợ xấu theo kỳ hạn cho vay chiếm 1,93% trong tổng dư nợ, nhưng tới năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 0.5%.Tính theo kỳ hạn cho vay thì nợ xấu trong cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu (trên 95%), nó cũng phần nào phù hợp với tình hình dư nợ của Chi nhánh. Nợ xấu chủ yếu phát sinh ở các món nợ ngắn hạn, do thời gian vay dưới một năm, vòng quay vốn phải trả ngân hàng nhanh, khách hàng chưa có nguồn trả nợ ngân hàng dẫn đến quá hạn. Điều này một phần cho thấy chất lượng các khoản vay ngắn hạn chưa thực sự tốt, chưa đánh giá đúng vòng quay vốn và khả năng trả nợ ngắn hạn của khách hàng. Tỷ trọng nợ xấu trung hạn có xu hướng giảm dần từ mức 3.35% năm 2009 giảm còn 4.6% tới năm 2011 chỉ còn 1.53%. Điều này phần nào cho thấy chất lượng các khoản cho vay trung hạn ngày càng được cải thiện. Mặt khác có được kết quả này cũng là do thời hạn vay của các món vay trung hạn dài các món vay chưa đến hạn trả, chưa bộc lộ những rủi ro về nợ quá hạn, trong khi đó dư nợ trung hạn năm 2009 thấp nên sự dồn tích nợ quá hạn cho các năm sau không cao.

- Nợ xấu xét theo thành phần kinh tế: nợ xấu qua các năm của Chi nhánh chỉ

tập trung vào nhóm khách hàng ngoài quốc doanh chiếm hơn 90% trong tổng nợ xấu. Phần còn lại thuộc các đối tượng khách hàng hộ kinh doanh và cá nhân.Tỷ trọng dư nợ xấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ là giảm dần, từ 1.83% năm 2009 còn 0.49% năm 2011.Tương tự tỷ trọng dư nợ xấu cho vay hộ gia đình cá nhân cũng giảm mạnh từ 009% năm 2009 xuống còn 0.009% năm 2011. Điều này cho thấy, rủi ro phần lớn thuộc về các đối tượng khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân). Với đối tượng này, có hai rủi ro lớn. Thứ nhất, chủ các doanh nghiệp tư nhân thường trình độ quản trị doanh nghiệp kém, sự am hiểu về tài chính doanh nghiệp không cao. Thứ hai, lĩnh vực xây dựng trong các năm gần đây rủi ro về chậm giải ngân và tạm ngừng thi công là rất lớn. Cùng với xu hướng giảm dần nợ xấu, thì nợ xấu phân theo đối

61

tượng khách hàng ngoài quốc doanh cũng có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tích cực trong công tác đôn đốc thu hồi nợ, đồng thời thận trọng và thẩm định kỹ hơn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tư nhân.

- Nợ xấu phân theo ngành kinh tế: nợ xấu thuộc ngành nông lâm nghiệp chỉ

chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, dưới 0.09% trong năm 2009, và 0.009% năm 2012. Tỷ trọng dư nợ xấu cho vay các nghành khác trên tổng dư nợ chiếm 1.83% trong năm 2009 và giảm xuống còn 0.49% trong năm 2011. Đồng thời tỷ trọng của dư nợ xấu cho vay các nghành khác phân theo thành phần kinh tế chiếm từ 92% trở lên. Như vậy ta thấy dư nợ của các nghành khác sẽ nhiều rủi ro hơn lĩnh vực nông lâm nghiệp. Mặt khác, điều này cũng phù hợp với đặc thù kinh tế xã hội tại địa bàn, tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và dư nợ thuộc khu vực này trong tổng dư nợ của Chi nhánh cũng chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm: Nợ xấu không có tài sản bảo đảm có xu

hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng nợ không có TSĐB tên tổng dư nợ năm 2009 là 0.07%, năm 2011 là 0.009% .Năm 2009 nợ xấu có TSBĐ chiếm tỷ trọng là 1.86%, có xu hướng giảm mạnh trong năm 2011 là 0.49%. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu không có tài sản bảo đảm là 3.60%, đến năm 2011 chỉ còn 1.85%. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã giảm bớt các món vay không có tài sản bảo đảm, từ đó làm giảm thiểu rủi ro mất vốn cho Chi nhánh. Nợ xấu có tài sản bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng cao đều chiểm tỷ trọng trên 96%. Điều này cho thấy Chi nhánh rất chú trọng đến việc cho vay có tài sản bảo đảm.

- Nợ xấu theo khả năng thu hồi: Nợ xấu không có khả năng thu hồi qua các

năm chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ dưới 0.02%. Dư nợ xấu có khả năng thu hồi đều trên 98% trong tổng nợ xấu. Điều này cho thấy mức độ an toàn vốn của Chi nhánh vẫn cao.

Đánh giá chung: Qua phân tích nợ xấu của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí

giai đoạn 2009-2011 cho thấy nợ xấu của chi nhánh vẫn trong tầm kiểm soát. Nợ xấu phát sinh chủ yếu đối với các doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh trong lĩnh vực

62

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)