Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 36)

-Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng theo nguyên tắc có sự độc lập giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ, quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng; các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ thống ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.

-Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực

Việc xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng và đội ngũ cán bộ tác nghiệp được quan tâm, chú trọng.

-Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc, được tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.

-Thiết lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng

Công tác hạn chế rủi ro tín dụng gồm thực hiện trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng do các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro xác định thiết lập và quản lý hạn mức

30

rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình tính toán cho danh mục tín dụng. Việc đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi ro và xác định các loại rủi ro cụ thể có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm tại các quốc gia có nền kinh tế, tài chính phát triển với nhiều định chế tài chính hùng mạnh. Thông qua chọn lọc, xem xét nghiên cứu, các ngân hàng tại Việt Nam trong đó có NHNo & PTNT Uông Bí có thể rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng vào thực tế hoạt động của mình một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng. Như vậy trong chương I, giới thiệu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nhận thấy: ngân hàng luôn mong đợi cho tất cả các khách hàng có hoạt động kinh doanh đạt chất lượng tốt. Song trong thực tế luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro khi cho vay, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ nhằm tuân thủ các chính sách, các quy định trong thể chế tín dụng của ngân hàng. Có như vậy mới phát hiện kịp thời rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Kịp thời đề ra các giải pháp hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Để học hỏi được những kinh nghiệm trên cho phù hợp với thực tế của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì phải dựa vào thực trạng của NHNo & PTNT Uông Bí. Sau đây là thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí từ năm 2009 tới năm 2011.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHNo & PTNT UÔNG BÍ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 36)