Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 58)

2.2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp,

52

củng cố lại, cổ phần hoá, doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tung ra tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, hộ sản xuất đã được đặt đúng vị trí là một đơn vị kinh tế tự chủ. Điều đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng lựa chọn, phân loại khách hàng... Phân tích thực trạng cho vay theo thành phần kinh tế sẽ thấy được tình hình tập trung vốn và nợ quá hạn ở những ngành nghề nào, từ đó sẽ phân bổ vốn tín dụng vào các ngành hợp lý hơn vừa để tối đa hóa lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Cụ thể nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (10/09) So sánh (11/10) ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) TL % (+/-) TL % (+/-) Tổng nợ quá hạn 1,805 100 3,080 100 3,979 100 70.7 29.2 DN nhà nước 72 4.0 82 2.6 93 2.3 14.9 14.7 DN ngoài quốc doanh 1,597 88.5 2,793 90.7 3,651 91.8 74.8 30.7 Hộ gia đình CN 136 7.5 205 6.7 235 5.9 51.7 14.0

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011)

Đơn vị: triệu đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DNNN

DN ngoài quốc doanh Hộ gia đình CN

Hình 2.7: Nợ quá hạn phần theo thành phần kinh tế

53

Qua biểu đồ và phân tích các số liệu trong bảng trên cho thấy đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế thay đổi qua các năm. Xu hướng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 90% và tăng dần qua các năm. Như vậy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì đối tượng này có nhiều nhu cầu vay vốn để kinh doanh. Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất, dưới 4% và giảm dần qua các năm. Hộ gia đình cá nhân cũng có tỷ trọng giảm qua các năm từ 7.5% xuống còn 5.9%. Cụ thể đối với từng thành phần kinh tế như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước: Năm 2009 chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ quá hạn, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực này được quản lý tốt. Tính đến năm 2009 chi nhánh có gần 70 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hầu hết các doanh nghiệp đều duy trì hoạt động ổn định do vậy mà nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định qua các năm. Trung bình tăng 14.7% qua các năm.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Nợ quá hạn trong thành phần kinh tế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 tăng 1196 tương đương tăng 74.8% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 858 triệu tương đương 30.7% so với năm 2010. Nợ quá hạn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010 và tăng nhẹ trong năm 2011. Như vậy đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỷ lệ khoản nợ quá hạn được giảm nhẹ xuống . Tuy nhiên rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ở nguy cơ tiềm ẩn cao. Trong năm 2009 rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập, do kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh còn nhiều yếu kém, nên một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Nhất là thị trường kinh tế hiện nay đang gặp khủng khoảng chung. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được hàng hóa, dẫn đến tồn kho, ứ đọng, gây tổn thất rất nhiều cho các doanh nghiệp.

Hộ gia đình cá nhân: Năm 2010 tăng 69 triệu đồng tức tăng 51.7% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 30 triệu đồng tương đương tăng 14% so với năm

54

2010. Cũng như doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ gia đình cá nhân năm này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Do đó nợ quá hạn trong năm 2010 tăng cao.. Những kinh doanh hộ cá thể ở Uông Bí vẫn còn chưa đồng bộ, hoạt động còn rải rác theo từng vùng. Đa số những hộ quy hoạch hoạt động vẫn mang tính chất tự phát, cơ quan chính quyền các cấp, xã nhiều nơi vẫn chưa quản lý tốt. Các cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của các hộ. Vì thế rủi ro về việc mất vốn, thất thoát vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích vẫn chưa được khắc phục triệt để. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với mức độ nợ quá hạn thành phần kinh tế hộ cá thể giảm ở tỷ lệ trên vẫn chưa đủ để phát triển sản xuất và kinh doanh hộ cá thể, đặc biệt thực trạng nền kinh tế Thành phố Uông Bí đang trên đà phát triển vẫn còn tiềm tàng nhiều rủi ro lớn, yêu cầu trình độ của cán bộ tín dụng được đào tạo cũng như công tác quản lý và chính sách của nhà nước chặt chẽ và hợp lý.

2.2.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo kỳ hạn

Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế, nợ quá hạn theo kỳ hạn

của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (09/10) So sánh (10/11) ST TT ST TT ST TT TL % (+/- ) TL % (+/- ) Tổng nợ quá hạn 1,805 100 3,080 100 3,979 100 70.68 29.18 Ngắn hạn 1,072 59.4 2,453 79.6 3,086 77.5 128.92 25.77 Trung hạn 733 40.6 627 20.4 894 22.5 -14.46 39.18

55 Đơn vị: triệu đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ngắn hạn Trung hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.8: Nợ quá hạn phần theo kỳ hạn nợ

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011)

Qua bảng 2.6 và hình 2.8 ở trên cho ta thấy,cơ cấu về nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh trong năm 2011 từ 59.4% tăng tới 77.5%. Trong năm 2010, 2011 tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn tăng gấp 3 lần so với tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn chiếm gần 80% . Cùng với xu hướng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, nợ quá hạn ngắn hạn cũng có xu hướng tăng. Năzm 2010 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 1,381 triệu đồng tương đương 128.9% so với năm 2009. Đến năm 2011 nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức độ tăng không mạnh như năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn tăng 633 triệu đồng tương đương 25.77% so với năm 2010. Nợ quá hạn trung hạn năm 2010 giảm 14.46% so với năm 2009. Đến năm 2011 lại tăng 39.18% so với năm 2010. Nguyên nhân sự biến động này một phần là do tốc độ tăng trưởng dư nợ trung hạn của Chi nhánh không mạnh, năm 2011 tăng nhanh là do các khoản nợ trung hạn phát sinh từ các năm trước đến hạn trả nợ và đã bộc lộ những rủi ro tiềm tàng trước đó.

Nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh. Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn trung hạn. Điều này một phần do dư nợ trung hạn không tăng trưởng nhanh bằng dư nợ ngắn hạn, một phần do các khoản nợ trung hạn có thời hạn tương đối dài, chưa đến hạn thu nợ và trong tương lai mới bộc lộ rủi ro. Trong khi đó các khoản nợ ngắn

56

hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các cá nhân và doanh nghiệp thường chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn. Điều này cũng phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao, việc tính toán vòng quay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí (Trang 58)