Dự báo về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Traphaco trong thờ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần Traphaco (Trang 87)

3.2.1. Dự báo về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Traphaco trong thời gian tới trong thời gian tới

Năm 2010 công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với doanh thu là 900(tỷ) và 61.3(tỷ) lợi nhuận sau thuế. Nhƣ vậy về doanh thu công ty đã tăng trƣởng 20.5%, lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng 20.2% so với năm 2009.

Để đạt đƣợc những con số khả quan kể trên điều đầu tiên phải kể đến đƣờng lối chính sách đã đƣợc ban lãnh đạo Công ty quan triệt trong nhiều năm qua “ Đẩy mạnh phát triển hàng sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng Đông dƣợc có lợi thế cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao. Do ảnh hƣởng từ cuộc suy thoái kinh tế nên giảm tỷ

79

trọng hàng khai thác trong tổng doanh thu nhằm giảm bớt rủi ro mà bản thân doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc. Mở rộng và đạo tạo hệ thống phân phối ngày càng trở lên chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng”.

Doanh thu năm 2010 tăng trƣởng đƣợc là do giá bán đối với các sản phẩm chính nhƣ Hoạt huyết dƣỡng não tăng 20%, Boganic tăng 15%, Didicera tăng 25%, T-B tăng 40%...và nhờ chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao. Khi đã đem lại một mặt bằng giá mới của các sản phẩm sẽ hứa hẹn những con số tăng trƣởng ấn tƣợng trong các năm tiếp theo. Trong năm 2010 Công ty cũng đã đƣa ra sản phẩm Cebraton, cũng là loại thuốc dùng để tăng cƣờng trí nhớ. Trên thực tế, Cebraton và Hoạt huyết dƣỡng não có công dụng tƣơng tự. Tuy nhiên Cebraton nhằm vào mảng thị trƣờng mới là giới trẻ vì liều dùng đơn giản, chỉ 2 lần/ngày. Để tạo ra liều dùng đơn giản cho Cebraton, trong thành phần của thuốc có thành phần dƣợc liệu cao hơn và bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm thuốc Cebraton cao hơn so với của sản phẩm Hoạt huyết dƣỡng não. Công ty đã nhận đƣợc những phản hồi ban đầu tốt từ khách hàng đối với mặt hàng thuốc mới này và đang lên một kế hoạch marketing lớn. Tuy nhiên, thách thức đối với Công ty chính là việc tạo ra một thƣơng hiệu Cebraton mới trong khi vẫn tiếp tục đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu Hoạt huyết dƣỡng não và tránh đƣợc việc phải hy sinh thƣơng hiệu cũ để tạo dựng thƣơng hiệu mới. Công ty kỳ vọng doanh thu từ 2 sản phẩm này sẽ tăng trƣởng với tốc độ trên 20%/năm và sẽ là mảng kinh doanh chính trong những năm tới.

Song song với việc phát triển các nhóm hàng cũ Công ty cũng phối hợp mật thiết với các vụ, viện nghiên cứu, các bệnh viện đầu ngành, trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội... đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm thành công một số sản phẩm Đông dƣợc mới cũng nhƣ các sản phẩm thực phẩm chức năng dự kiến Quý II/2011 sẽ đƣa vào sản xuất kinh doanh. Công ty sẽ xây dựng một hệ thống phân phối tƣ vấn bán hàng qua Website và đƣờng dây điện thoại nóng để phân phối các sản phẩm trên. Đây đƣợc đánh giá là một trong những kênh tiềm năng đem lại doanh thu vào lợi nhuận tốt trong tƣơng lai và phù hợp với xu thế phát triển và xu thế tiêu dùng ngày càng cao trong xã hội.

80

Trung tâm phân phối mới tại thành phố Hồ Chí Minh và hội sở tại khu vực thị trƣờng phía Nam nằm trên diện tích 800m2 tại quận Nhà Bè đã đƣợc khai trƣơng vào cuối năm 2009 đã gặp một số trở ngại ban đầu về vấn đề nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn đề đó đã đƣợc giải quyết trong Quý I/2010 chính vì vậy doanh số chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2010 tăng trƣởng 50% so mới năm 2009 và hứa hẹn sẽ còn tăng trƣởng tƣơng tự trong các năm tới.

Trong năm 2010 Traphaco cũng đã đƣa các chi nhánh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng vào hoạt động. Sang năm 2011 Công ty cũng dự kiến đƣa thêm 5 chi nhánh mới là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Phú Thọ, Hƣng Yên vào hoạt động nhằm mục đích chủ động trong kinh doanh khai thác và mở rộng thị trƣờng.

Với việc nhà máy Traphaco Sapa hoạt động hết công suất từ tháng 9/2010 cũng đã đảm bảo cung cấp đƣợc 25% trong tổng nhu cầu nguyên liệu của Traphaco. Bên cạnh đó, Traphaco còn mua dƣợc liệu từ các nhà cung cấp tại Lâm Đồng và các tỉnh khác. Để đảm bảo nguồn cung cũng nhƣ chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, tất cả những nhà cung cấp trong nƣớc phải ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu và chiết xuất cao theo đúng quy trình của Công ty trong thời hạn 3 năm. Nguyên liệu thu mua trong nƣớc chiếm gần 80% , còn 20% Công ty mua từ Trung Quốc.

Nhƣ vậy với nguồn nguyên liệu trong nƣớc tƣơng đối chủ động, chiến lƣợc phát triển sảm phẩm đúng đắn bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội, hệ thống phân phối ngày càng rộng khắp và chuyên sâu, Công ty tiếp tục định hƣớng tốc độ tăng trƣởng bình quân trong các năm tới sẽ là trên 20%/năm.

3.2.2. Định hướng phát triển của Traphaco trong những năm tới

Theo kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ tiến trình phát triển của Traphaco, Công ty sẽ mua lại 85% cổ phần của Traphaco CNC trong năm nay và thƣơng vụ này sẽ đƣợc thực hiện chuyển đổi cổ phiếu. Traphaco sẽ tăng vốn điều lệ và sử dụng cổ phiếu mới phát hành để đổi lấy cổ phiếu của Traphaco CNC với tỷ lệ trao đổi cố định sẽ đƣợc các cổ đông của Traphaco và Traphaco CNC thông qua.

81

Công ty sẽ thành lập một công ty con 100% vốn để xây một nhà máy công nghệ cao tại Tân Quang, Văn Lâm, Hƣng Yên trên diện tích 4,6ha. Cho tới nay, Công ty đã nhận đƣợc quyết định cho phép quy hoạch của chính quyền địa phƣơng và khu đất đang trong giai đoạn đền bù giải tỏa. Nhà máy mới này về sau sẽ thay thế nhà máy Hoàng Liệt khi nhà máy Hoàng Liệt đi vào hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, nhà máy Hoàng Liệt hiện tại hoạt động chỉ với 60% công suất thiết kế (khoảng 2 ca làm việc/ngày). Công ty dự kiến sẽ tập trung tất cả các nhà máy tại một địa điểm để dễ cho công tác quản lý. Do đó, sau khi hoàn thành nhà máy mới tại Hƣng Yên Công ty sẽ chuyển máy móc thiết bị của nhà máy Hoàng Liệt về nhà máy mới và khu đất của nhà máy Hoàng Liệt có thể xây dựng bệnh viện đa khoa hoặc khu đô thị mới, vấn đề này ban lãnh đạo Công ty còn phải xin ý kiến đại hội cổ đông.

Việc thành lập trƣờng Trung học Y Dƣợc tại khu vực nhà máy Hoàng Liệt , Công ty đã hoàn thành việc xây dựng và đang chuẩn bị cho việc tuyển sinh và khai giảng các khóa học mới. Một số lớp đã bắt đầu mở từ đầu năm 2010 và đƣợc đào tạo tại trƣờng Trung học Y Dƣợc Hải Dƣơng, hiện là một trong những đối tác của Traphaco trong dự án này.

Với những công việc đã và đang làm cụ thể trên Traphaco khẳng định rằng:

 Đến năm 2020 trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực chăm sóc và

bảo vệ sức khỏe.

 Cống hiến cho xã hội những sản phẩm - dịch vụ mang tính thời đại và giàu

giá trị truyền thống nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

 Luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo ra những công việc có ý nghĩa và cơ

hội thăng tiến cho ngƣời lao động.

 Gia tăng giá trị cho các nhà đầu tƣ.

 Với quan điểm phát triển:

 Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trƣờng để định hƣớng, lấy tăng trƣởng làm động lực, lấy chất lƣợng để cam kết với khách hàng

82

 Phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lƣợng

sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trƣờng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

 Định hƣớng sản phẩm: “Công nghệ mới & bản sắc cổ truyền”

 Thị trƣờng: Hƣớng tới xuất khẩu song song với thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nƣớc, góp phần thực hiện chiến lƣợc thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội.

 Phát triển đa chức năng, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco 3.3.1. Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm đúng đắn 3.3.1. Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm đúng đắn

*Cải tiến bao bì và mẫu mã sản phẩm.

Bao bì mẫu mã không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến sản phẩm. Hình ảnh thiết kế trên bao bì đƣợc pháp luật bảo vệ, tránh trƣờng hợp bị đối thủ cạnh tranh khác sao chép hay làm giả sản phẩm. đó là chức năng bảo vệ. Còn với chức năng xúc tiến, bao bì có tác dụng thu hút khách hàng tạo ra những nét đặc trƣng hay phong cách riêng cho sản phẩm. Vì vậy Traphaco cần có kế hoạch phù hợp cho việc thiết kế bao bì sản phẩm. Bao bì sản phẩm khi công ty thiết kế phải thể hiện đƣợc 4 đặc trƣng sau:

 Sự rõ ràng: Bao bì phải làm cho sản phẩm có thể phân biệt dễ dàng với sản

phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra không đƣợc trùng lặp với bất kỳ sản phẩm nào trên thị trƣờng.

 Cung cấp thông tin: Bao bì phải thể hiện đƣợc thông tin tối đa về bản chất

sản phẩm. Chẳng hạn nhƣ tên sản phẩm, trọng lƣợng, ngày sản xuất, thành phần, điều kiện bảo quản…đây là những thông tin quan trọng mà khách hàng luôn muốn tìm hiểu để biết kỹ hơn về sản phẩm họ định mua.

 Giá trị sử dụng: Chức năng của bao bì là vừa phải bảo vệ sản phẩm, vừa phải

83

 Tác động về mặt cảm xúc: Kiểu dáng bao bì phải tạo ấn tƣợng và làm khách

hàng ƣa chuộng. Khách hàng sẽ chú ý trƣớc tiên đến những sản phẩm có bao bì đẹp, nhiều màu sắc, tao nhã độc đáo, lạ mắt. Điều này làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với ngƣời tiêu dùng.

Đối với sản phẩm tân dược: Do có sự quy định chung về kích cỡ kiểu dáng của các loại thuốc nên Công ty ít có tác động đến việc thiết kế mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên Công ty tăng cƣờng ngân sách hơn nữa cho hoạt động này.

Đối với sản phẩm đông dược: Đây là mặt hàng chủ lực của công ty, vì vậy công ty cần đặc biệt chú trọng, nhất là những mặt sau:

 Tăng chí phí từ trong giá thành sản phẩm để tăng khả năng bảo quản của bao

gói, và tăng tính thẩm mỹ.

 Sau khi thiết kế xong sản phẩm thì cần phải thử nghiệm. Để xem xét phản

ứng của ngƣời tiêu dùng.

 Hiện nay việc thiết kế bao bì sản phẩm của công ty do phòng R&D thực hiện. Nhân viên phòng này chủ yếu đƣợc đào tạo về dƣợc phẩm nên ít có kinh nghiệm trong việc thiết kế sản phẩm.

Vì vậy :

 Cần có sự kết hợp giữa dƣợc sĩ là những ngƣời am hiểu về tính năng tác dụng và thành phần của mỗi loại thuốc với các kỹ sƣ đồ họa và kỹ sƣ hóa chất nghiên cứu vật liệu mới.

 Công ty có thể thực hiện hợp tác sản xuất bao gói với Xí nghiệp sản xuất bao bì Hà Nội bằng cách ký hợp đồng gia công dựa trên ý tƣởng của bộ phận nghiên cứu và phát triển kết hợp với các chuyên gia về thiết kế sản phẩn đông dƣợc.

*Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Chất lƣợng luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút khách hàng đến với Công ty. Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm Công ty cần tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm. Trong quá trình sản xuất sản phẩm phải tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng ở từng khâu. Hạn chế tối đa sản phẩm hỏng, lỗi khi đƣa ra thị trƣờng.

84

Song song với công tác thiết kế, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ cũng rất quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Công ty cần có những kế hoạch cụ thể trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ cũng nhƣ việc cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị nhằm có thể khai thác tối đa công suất thiết kế, nâng cao năng suất lao động. Đây là một yếu tố giúp Công ty có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Cùng với việc đầu tƣ đổi mới máy móc kỹ thuật Công ty nên dành một phần nguồn vốn của mình để đầu tƣ vào đội ngũ lao động của Công ty. Bởi ngƣời tiêu dùng thƣờng không quan tâm tới việc sản phẩm đó đƣợc sản xuất ra bằng dây chuyền công nghệ nào mà quan trọng là sản phẩm đó nhƣ thế nào. Sức sáng tạo của con ngƣời là vô hạn nên Công ty phải khuyến khích kịp thời khả năng sáng tạo và lòng nhiệt tình của ngƣời lao động. Hay nói cách khác đầu tƣ cho con ngƣời là rất quan trọng. Cùng với việc tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu, tạo ra các sản phẩm khác biệt, phát triển các dịch vụ sau bán hàng Công ty sẽ giảm đƣợc giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty.

*Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing –mix nhằm tạo ra thu nhập. Vì vậy chính sách giá cả phù hợp giúp Công ty đạt đƣợc mục tiêu kinh tế, đầu tƣ cho các hoạt động kinh doanh khác. Sau đây là một số giải pháp về giá sau:

 Định giá cao:

Một số sản phẩm là thế mạnh của Công ty cần đƣợc định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh. Viên Sáng mắt, Hoạt huyết dƣỡng não, Boganic và các loại trà đƣợc coi là những mặt hàng mũi nhọn, Công ty cần theo đuổi chiến lƣợc định giá cao cho ngƣời dẫn đầu thị trƣờng. Các mặt hàng này hƣớng vào tầng lớp ngƣời tiêu dùng có thu nhập khá trở lên. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch về giá không quá lớn để tránh ảnh hƣởng tới những khách hàng nhạy cảm về giá. Nhất là sự khác biệt về sản phẩm của Công ty trong tâm trí họ không rõ ràng.

 Định giá ngang bằng với đối thủ khác.

Đối với những sản phẩm không có nhiều sự khác biệt so với đổi thủ cạnh tranh, Công ty nên áp dụng chính sách giá ngang bằng. Nhƣng để thu hút khách

85

hàng, Công ty cần tăng thêm các lợi ích cho sản phẩm. Ví dụ thƣờng xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, bổ sung những lợi ích mới cho sản phẩm.

 Định giá theo khu vực địa lý.

Chính sách giá phân biệt cần đƣợc chú trọng và thực hiện ở những đoạn thị trƣờng khác nhau. Chính sách này căn cứ vào đặc điểm của khách hàng ở từng khu vực khác nhau, mỗi khu vực sẽ có một kiểu giá bán riêng.

Hà Nội và các tỉnh phía bắc: Đây là thị trƣờng chủ lực của Công ty, chiếm tới 60% tổng doanh số, do vậy công ty cần định giá cao uy tín của công ty, cũng nhƣ góp phần xây dựng và phát triển hệ thống phân phối.

Khu vực miền nam và miền trung: Là đoạn thị trƣờng đầy tiềm năng của Công ty, hiện nay doanh thu trung bình hai khu vực này chỉ vào khoảng 30%. Nhƣ vậy để chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng Công ty cần có chính sách giá sau: Chiết khấu cao hơn cho các khách hàng ở đây từ 1-2%, cao hơn đối thủ cạnh tranh, tăng cƣờng hoạt động marketing trong hai thị trƣờng này, đặc biệt là hoạt động xúc tiến. Ngoài ra, khi thực hiện tăng giá sản phẩm, Công ty lên gửi bảng báo giá trƣớc cho các thành viên kênh, để họ có sự chuẩn bị trƣớc. Tuy nhiên không thông báo cụ thể giá từng loại mặt hàng, tránh tình trạng các thành viên kênh ôm hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần Traphaco (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)