Các chỉ số về : Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.10 : Chỉ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Vòng quay hàng tồn kho 3,45 4,08 4,70 4,01
Vòng quay khoản phải thu 6,42 6,62 7,43 4,80
Vòng quay khoản phải trả 11,54 13,84 18,38 19,89
Vòng quay tổng tài sản 1,7 1,7 2 2
Số ngày tồn kho 106 89 78 91
Số ngày phải thu 57 55 49 76
Số ngày phải trả 32 26 20 18
Nguồn: Báo cáo nội bộ Traphaco
Vòng quay hàng tồn kho có xu hƣớng tăng từ 3.45 năm 2006 lên 4.7 năm 2008, giảm nhẹ năm 2009 còn 4.01. Vòng quay hàng tồn kho tăng hỗ trợ cho việc tăng doanh thu của công ty và điều này chứng tỏ việc lập kế hoạch để tồn trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty ngày càng hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho tăng cũng giúp công ty tăng khả năng quay vòng vốn lƣu động từ đó tiết kiệm chi phí vay vốn ngắn hạn cho công ty.
Trong giai đoạn 2006-2008, số ngày phải thu giảm từ 57 ngày xuống còn 49 ngày cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty tốt hơn. Tuy nhiên số ngày phải thu lại tăng lên 91 ngày trong năm 2009. Do trong năm doanh số công ty bán vào khu vực điều trị tuyến công lập tăng trƣởng nhiều, đặc thù thanh toán của tuyến này phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc nên các thủ tục thƣờng bị kéo dài hơn .
Số ngày phải trả của công ty cũng có xu hƣớng giảm làm giảm khả năng chiếm dụng vốn của công ty.
Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong việc tạo ra doanh thu có xu hƣớng tăng, thể hiện qua các chỉ số vòng quay tổng tài sản, tài sản cố định. Ƣớc tính vòng quay tài sản của công ty trong những năm tới sẽ tiếp tục gia tăng khi các dây chuyền sản xuất của công ty đạt công suất thiết kế
73
Các chỉ số về: Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.11 : Chỉ số về cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Nợ / TTS 57% 40% 28% 35%
VCSH / TTS 43% 60% 72% 65%
Nợ ngắn hạn / TTS 55% 39% 27% 34%
Vay ngắn hạn / Tổng vay 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Báo cáo nội bộ Traphaco
Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản giảm từ 57% năm 2006 xuống còn 28% năm 2008 sau đó tăng lên 35% năm 2009 nhƣng xu hƣớng chung là tỷ lệ nợ giảm dần tạo nên một cơ cấu vốn khá an toàn cho công ty.
Các khoản nợ của công ty hầu hết là các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Kể từ năm 2006, công ty hầu nhƣ không đi vay dài hạn
Các chỉ số về: Khả năng thanh toán
Bảng 2.12 : Chỉ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Khả năng thanh toán hiện hành 1,44 2,23 3,10 2,50
Khả năng thanh toán nhanh 0,85 1,50 1,59 1,61
Khả năng thanh toán bằng tiền mặt 0,13 0,78 0,10 0,04
Nguồn: Báo cáo nội bộ Traphaco
Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty tƣơng đối tốt và có xu hƣớng tăng. Công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình.
74
Các chỉ số về: Khả năng sinh lời
Bảng 2.13 : Chỉ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Lợi nhuận gộp biên 36.32% 26.31% 20.67% 28.80%
Lợi nhuận hoạt động biên 7.04% 7.95% 7.44% 10.22%
Lợi nhuận dòng biên 4.43% 7.17% 5.90% 6.78%
ROE 18.33% 22.35% 18.46% 19.45%
ROA 7.54% 11.99% 12.07% 13.24%
Nguồn: Báo cáo nội bộ Traphaco
Ta nhận thấy hiệu suất sinh lời của Traphaco tƣơng đối cao và ổn định. ROA có xu hƣớng tăng đều qua các năm từ 7.54% năm 2006 lên 13.24% năm 2009. ROE dao động từ 18% đến 23%. Đây là mức sinh lời khá hấp dẫn đối với một công ty hoạt động trong một ngành phòng thủ và ổn định.
Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp sản xuất Đông dƣợc nhìn chung không bị ảnh hƣởng nhiều do tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu thấp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất tân dƣợc. Với tỷ giá tăng và lãi suất đều tăng khoảng 5% năm 2010, chi phí tài chính của các doanh nghiệp sản xuất tăng ảnh hƣởng đến việc gia tăng lợi nhuân, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của Traphaco vẫn có mức tăng khá tốt.
Bảng 2.14: So sánh một số chỉ tiêu của 3 DN đầu ngành dược năm 2010 Công ty chính/doanh thu Tỉ lệ chi phí tài
2010
Tỷ lệ LNST 2010
/doanh thu LNST so với 2009
OPC 7.7% 16% -0.2%
Traphaco 1.4% 6.8% 20.2%
Dƣợc Hậu Giang 0.2% 19% 5.2%
Nguồn : Báo cáo công ty OPC,DHG,TRA - công ty chứng khoán SME
Phân khúc sản xuất Đông dƣợc, so với OPC, Traphaco có tăng trƣởng tốt hơn trong năm 2010 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
75
Bảng 2.15 : Tình hình tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch của OPC và Traphaco năm 2010
Mã Công ty Tăng trưởng
Doanh thu 2010 Tăng trưởng LNST 2010 % Kế hoạch Doanh thu % Kế hoạch LNST OPC OPC -16% -0.2% 108% 126% TRA Traphaco 20.5% 20.2% 100% 100%
Nguồn : Báo cáo công ty OPC,DHG,TRA- Công ty chứng khoán SME
Các doanh nghiệp ngành Dƣợc nhìn chung có quy mô vốn hóa nhỏ, ngoại trừ DHG, đều dƣới 1000 tỷ, nằm trong phân ngành có tính cạnh tranh cao cả trong và ngoài nƣớc, lại có % R&D (Nghiên cứu & Phát triển) thấp nên tăng trƣởng đa phần nhờ vào tăng trƣởng cơ học hơn là đột phá về sản phẩm mới có giá trị lớn. Mặc dù quy mô doanh nghiệp không lớn nhƣng nhìn vào kết quả kinh doanh, ta có thể khẳng định Traphaco là doanh nghiệp dƣợc phẩm hoạt động khá tốt.
Bảng 2.16: Tình hình hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược đã niêm yết năm 2010
Chỉ tiêu 2010 OPC TRA DHG DMC SPM DCL MKP LDP DBT
Doanh thu (Tỷ) 313.8 900 2035.7 1043 349.7 701.5 894.7 279 433.7 % tăng trƣởng -16% 20.50% 17% -2% 37% 22% 38% 28% 3% Lãi gộp (Tỷ) 151.6 260.2 1029.1 314.7 118.6 145.6 185.1 45.1 93.7 Tỷ lệ lãi gộp/Doanh thu 48.31% 29% 51% 30% 34% 21% 21% 16.10% 22% LNST (Tỷ) 49.3 61.3 381.1 81.9 130.4 55.6 70 18.6 11 LNST /Doanh thu 16% 6.80% 19% 8% 37% 8% 8% 7% 3% Kế hoạch Doanh thu 2010 (Tỷ) 290 900 1920 1200 345 750 720 195 440 % kế hoạch 108.21% 100% 106.03% 86.92% 101.36% 93.53% 124.26% 143.08% 98.57% Kế hoạch LNST 2010 (Tỷ ) 39 61.3 232.5 130.52 130 52.5 56.25 11.25 9.9 % kế hoạch 126.41% 100% 163.91% 62.75% 100.31% 105.90% 124.44% 165.33% 111.11% Tổng tài sản (Tỷ) 379.28 579.3 1685.18 765.43 986.26 857.16 512.31 120.87 214.23
76
Chỉ tiêu 2010 OPC TRA DHG DMC SPM DCL MKP LDP DBT
Hàng tồn kho 103.88 185.94 328.13 199.46 26.3 198.31 208.15 55.14 85.29 Tổng nợ (Tỷ) 86.58 229.77 465.11 219.81 385.06 531.29 98.44 69.52 140.9 Tỷ lệ vay ngắn hạn - 14.86% 0.76% 14.80% 9.23% 36.44% - 56.11% 34.57% Tỷ lệ vay dài hạn 11.61% - - 3.10% - 9.57% - - 1.48% Tổng vốn (Tỷ) 292.7 349.53 1220.07 545.63 601.2 325.89 413.87 120.87 73.33 Hệ số nợ 0.23 0.4 0.28 0.29 0.39 0.62 0.19 0.58 0.66 Đòn bẩy tài chính 1.3 1.66 1.38 1.4 1.64 2.63 1.24 1.58 2.92 ROE (%) 17.65 21.6 32.77 4.03 30.91 17.61 17.43 99.85 31.43 ROA (%) 13.06 13.45 22.96 2.76 17.81 7.49 14.6 44.37 8.27
77
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRAPHACO
3.1. Ma trận SWOT của Traphaco tại thị trường dược phẩm Việt Nam 3.1.1. Những cơ hội thuận lợi
Việc Việt Nam ra nhập WTO tạo điều kiện lớn cho các doanh nghiệp dƣợc mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Ngành công nghiệp dƣợc từ nay đến năm 2020 đƣợc định hƣớng là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của cả nƣớc, cùng với tốc độ tăng trƣởng GDP cao, thị trƣờng ngành dƣợc hứa hẹn sẽ trở thành một trong những thị trƣờng sôi động nhất trong những thị trƣờng sôi động nhất và mang lại lợi nhuận cao. Việc không ngừng nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới có chất lƣợng cao sẽ mở ra những cơ hội trong việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống ra nƣớc ngoài. Việc tham gia vào niêm yết cổ phiếu Công ty trên thị trƣờng giao dịch chứng khoán trong thời gian tới cũng sẽ giúp nâng cao hình ảnh và thƣơng hiệu của Công ty, cho phép Công ty có thể huy động những nguồn vốn lớn và có thêm các đối tác chiến lƣợc.
3.1.2. Những đe dọa
Sức ép lớn khi Việt Nam đã ra nhập WTO phải không ngừng cạnh tranh để giữ vững và nâng cao vị thế cũng nhƣ thị phần trên thị trƣờng dƣợc Việt Nam. Thị trƣờng Dƣợc phẩm sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn bởi kể từ năm 2009 các Công ty Dƣợc phẩm nƣớc ngoài sẽ đƣợc nhập khẩu trực tiếp. Do sẽ niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán nên Công ty phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về việc công bố thông tin áp dụng cho các Công ty đã niêm yết. Đặc biệt trong ngành Đông dƣợc Traphaco còn phải đối diện với vấn đề hàng giả, hàng nhái.
3.1.3. Những điểm mạnh
Thƣơng hiệu Traphaco đƣợc giới chuyên môn cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng biết đến nhƣ một trong những thƣơng hiệu hàng đầu về đông dƣợc tại Việt Nam với nhiều thƣơng hiệu sản phẩm nổi tiếng nhƣ: Hoạt huyết dƣỡng não, Boganic, Lục vị ẩm, Slaska, Sáng Mắt, T-B, Trapha...
78
Nguồn nhân lực của Traphaco đƣợc đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm, có một đội ngũ cộng tác viên là các nhà nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (nhà máy Hoàng Liệt đạt tiêu chuẩn GMP-WHO vào tháng 01/2007).
Hoạt động R&D đƣợc công ty chú trọng đầu tƣ và trở thành ƣu thế cạnh tranh nổi trội của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Nguồn nguyên liệu đầu vào có đƣợc sự ổn định và chủ động nhờ vào kế hoạch phát triển vùng dƣợc liệu cũng nhƣ quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
Chính sách giá cả sản phẩm cạnh tranh (nhiều sản phẩm chủ lực của Traphaco duy trì giá ổn định trong thời gian qua).
3.1.4. Những điểm yếu
Traphaco là một doanh nghiệp nhà nƣớc mới tiến hành cổ phần hóa, Công ty phải thích ứng theo cơ chế hoạt động của một Công ty cổ phần.
Địa điểm làm việc của Công ty tại Hà Nội còn phân tán, hệ thống phân phối của Công ty còn yếu tại miền Trung và chƣa thực sự mạnh ở miền Nam.
Thói quen tiêu dùng tại thị trƣờng Việt Nam vẫn còn yêu thích đồ ngoại và sử dụng thuốc tân dƣợc. Mà mảng thuốc tân dƣợc lại không phải là thế mạnh chính của Công ty.
3.2. Phương hướng phát triển của Traphaco trong thời gian tới
3.2.1. Dự báo về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Traphaco trong thời gian tới trong thời gian tới
Năm 2010 công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với doanh thu là 900(tỷ) và 61.3(tỷ) lợi nhuận sau thuế. Nhƣ vậy về doanh thu công ty đã tăng trƣởng 20.5%, lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng 20.2% so với năm 2009.
Để đạt đƣợc những con số khả quan kể trên điều đầu tiên phải kể đến đƣờng lối chính sách đã đƣợc ban lãnh đạo Công ty quan triệt trong nhiều năm qua “ Đẩy mạnh phát triển hàng sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng Đông dƣợc có lợi thế cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao. Do ảnh hƣởng từ cuộc suy thoái kinh tế nên giảm tỷ
79
trọng hàng khai thác trong tổng doanh thu nhằm giảm bớt rủi ro mà bản thân doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc. Mở rộng và đạo tạo hệ thống phân phối ngày càng trở lên chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng”.
Doanh thu năm 2010 tăng trƣởng đƣợc là do giá bán đối với các sản phẩm chính nhƣ Hoạt huyết dƣỡng não tăng 20%, Boganic tăng 15%, Didicera tăng 25%, T-B tăng 40%...và nhờ chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao. Khi đã đem lại một mặt bằng giá mới của các sản phẩm sẽ hứa hẹn những con số tăng trƣởng ấn tƣợng trong các năm tiếp theo. Trong năm 2010 Công ty cũng đã đƣa ra sản phẩm Cebraton, cũng là loại thuốc dùng để tăng cƣờng trí nhớ. Trên thực tế, Cebraton và Hoạt huyết dƣỡng não có công dụng tƣơng tự. Tuy nhiên Cebraton nhằm vào mảng thị trƣờng mới là giới trẻ vì liều dùng đơn giản, chỉ 2 lần/ngày. Để tạo ra liều dùng đơn giản cho Cebraton, trong thành phần của thuốc có thành phần dƣợc liệu cao hơn và bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm thuốc Cebraton cao hơn so với của sản phẩm Hoạt huyết dƣỡng não. Công ty đã nhận đƣợc những phản hồi ban đầu tốt từ khách hàng đối với mặt hàng thuốc mới này và đang lên một kế hoạch marketing lớn. Tuy nhiên, thách thức đối với Công ty chính là việc tạo ra một thƣơng hiệu Cebraton mới trong khi vẫn tiếp tục đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu Hoạt huyết dƣỡng não và tránh đƣợc việc phải hy sinh thƣơng hiệu cũ để tạo dựng thƣơng hiệu mới. Công ty kỳ vọng doanh thu từ 2 sản phẩm này sẽ tăng trƣởng với tốc độ trên 20%/năm và sẽ là mảng kinh doanh chính trong những năm tới.
Song song với việc phát triển các nhóm hàng cũ Công ty cũng phối hợp mật thiết với các vụ, viện nghiên cứu, các bệnh viện đầu ngành, trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội... đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm thành công một số sản phẩm Đông dƣợc mới cũng nhƣ các sản phẩm thực phẩm chức năng dự kiến Quý II/2011 sẽ đƣa vào sản xuất kinh doanh. Công ty sẽ xây dựng một hệ thống phân phối tƣ vấn bán hàng qua Website và đƣờng dây điện thoại nóng để phân phối các sản phẩm trên. Đây đƣợc đánh giá là một trong những kênh tiềm năng đem lại doanh thu vào lợi nhuận tốt trong tƣơng lai và phù hợp với xu thế phát triển và xu thế tiêu dùng ngày càng cao trong xã hội.
80
Trung tâm phân phối mới tại thành phố Hồ Chí Minh và hội sở tại khu vực thị trƣờng phía Nam nằm trên diện tích 800m2 tại quận Nhà Bè đã đƣợc khai trƣơng vào cuối năm 2009 đã gặp một số trở ngại ban đầu về vấn đề nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn đề đó đã đƣợc giải quyết trong Quý I/2010 chính vì vậy doanh số chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2010 tăng trƣởng 50% so mới năm 2009 và hứa hẹn sẽ còn tăng trƣởng tƣơng tự trong các năm tới.
Trong năm 2010 Traphaco cũng đã đƣa các chi nhánh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng vào hoạt động. Sang năm 2011 Công ty cũng dự kiến đƣa thêm 5 chi nhánh mới là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Phú Thọ, Hƣng Yên vào hoạt động nhằm mục đích chủ động trong kinh doanh khai thác và mở rộng thị trƣờng.
Với việc nhà máy Traphaco Sapa hoạt động hết công suất từ tháng 9/2010 cũng đã đảm bảo cung cấp đƣợc 25% trong tổng nhu cầu nguyên liệu của Traphaco. Bên cạnh đó, Traphaco còn mua dƣợc liệu từ các nhà cung cấp tại Lâm Đồng và các tỉnh khác. Để đảm bảo nguồn cung cũng nhƣ chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, tất cả những nhà cung cấp trong nƣớc phải ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu và chiết xuất cao theo đúng quy trình của Công ty trong thời hạn 3 năm. Nguyên liệu thu mua trong nƣớc chiếm gần 80% , còn 20% Công ty mua từ Trung Quốc.
Nhƣ vậy với nguồn nguyên liệu trong nƣớc tƣơng đối chủ động, chiến lƣợc phát triển sảm phẩm đúng đắn bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội, hệ thống phân phối ngày càng rộng khắp và chuyên sâu, Công ty tiếp tục định hƣớng tốc độ tăng trƣởng bình quân trong các năm tới sẽ là trên 20%/năm.
3.2.2. Định hướng phát triển của Traphaco trong những năm tới
Theo kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ tiến trình phát triển của Traphaco, Công ty sẽ mua lại 85% cổ phần của Traphaco CNC trong năm nay và thƣơng vụ này sẽ