Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tƣ, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tƣ, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng nhƣ có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tình hình tài chính giống nhƣ mạch sống của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và nhƣ vậy sẽ không tạo đƣợc uy tín về khả năng thanh toán và
27
khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lƣợng cao đối với khách hàng. Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển đƣợc và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản. Nhƣ vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển.
1.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình, công nghệ sản xuất
Đây là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hƣởng đến lƣợng sản phẩm sản xuất ra, chất lƣợng sản phẩm, sự đổi mới sản phẩm, sự tiêu giảm chi phí, sự thay đổi trong phƣơng pháp sản xuất. Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, quy trình, công nghệ sản xuất tiến tiến không những thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất, đảm bảo năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm cao, giảm chi phí giá thành mà còn thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm, tăng nhanh vòng quay về vốn, làm tăng rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, tạo ra lợi thế về sự khác biệt hoá so với đối thủ hiện tại... Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình, công nghệ sản xuất đƣợc thể hiện qua:
Trang thiết bị máy móc hiện đại hơn so với đối thủ cạnh tranh. Lực lƣợng lao động có kỹ thuật, tay nghề, trình độ.
Chi phí đầu tƣ mới trang thiết bị so với lợi nhuận hàng năm.
Quy trình sản xuất hợp lý.
1.3.1.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt cấu thành nên năng lực cạnh tranh. Một doanh nghiệp mà có dây chuyền
máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu, mà không có ngƣời sử dụng đƣợc nó thì cũng vô dụng. Để phát huy tốt sức mạnh nguồn nhân lực thì cần phải có hoạt động quản trị nguồn nhân lực tốt. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp
28
mà tốt, sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí sản xuất, tối đa đƣợc nguồn lực. Và đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là yếu tố ngầm, tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong dài hạn, và các đối thủ cạnh tranh rất khó bắt trƣớc và khó học hỏi.
Quản trị nguồn nhân lực thể hiện qua các chính sách khích lệ nhân viên, văn hoá tổ chức, chính sách đãi ngộ, đào tạo...
1.3.1.4. Hoạt động Marketing
Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng” [8].
Hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn tình hình khách hàng của mình. Cải tiến sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng tốt hơn. Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất tốt hơn. Hoạt động Marketing chịu sự chi phối của khả năng tài chính, hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp dành thị phần mà còn giúp doanh nghiệp biết rõ hơn về đối thủ cạnh tranh. Hoạt động Marketing thƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức độ khách hàng biết về doanh nghiệp, mức độ mẫu mã sản phẩm phù hợp với môi trƣờng bên ngoài, mức độ hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, về chiến lƣợc của họ, sản phẩm của họ...
1.3.1.5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một trong những hoạt động của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lƣợng sản phẩm, cũng nhƣ mẫu mã của sản phẩm, giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, tạo ra năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và khai thác khoa học kỹ thuật sẽ giúp nâng cao trình độ hiện đại của các yếu tố khoa học kỹ thuật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Các yếu
29
tố đó chính là công cụ lao động, năng lƣợng, nguyên liệu và dây chuyền công nghệ... Tuy nhiên việc đẩy mạnh hoạt động sẽ cần phải tốn nhiều chi phí tài chính.
Đánh giá hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông qua mức độ đầu tƣ vào hoạt động nghiên cứu đào tạo nhân viên, trình độ của công nhân, mức độ hiện đại của các công cụ lao động, dây chuyền công nghệ...
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1. Tình hình, xu thế kinh tế toàn cầu
Trong những môi trƣờng khác nhau, thời kỳ khác nhau, cùng với sự thay đổi năng lực cạnh tranh của quốc gia, của ngành kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động của mình lại càng thay đổi.
Xét trên phạm vi doanh nghiệp yếu tố quốc tế tạo ra cơ hội và rủi ro đối với doanh nghiệp. Yếu tố quốc tế có thể kích thích tăng cầu về sản phẩm, và do đó làm giảm sức cạnh tranh trong ngành, hoặc ngƣợc lại. Yếu tố quốc tế cũng có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến ngành kinh doanh, và do đó cũng làm thay đổi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...
So với môi trƣờng trong nƣớc, và môi trƣờng ngành, môi trƣờng quốc tế sẽ tạo ra nhiều sự cạnh tranh về văn hoá, cấu trúc thể chế, pháp luật...hơn. Và nó thông qua môi trƣờng ngành và môi trƣờng trong nƣớc tác động đến các doanh nghiệp, hoặc cũng có thể tác động trực tiếp lên doanh nghiệp.
Trong môi trƣờng quốc tế các yếu tố có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có yếu tố tình hình kinh tế là biến động nhiều nhất, và cùng với xu thế của nó là tác động nhiều nhất và nhanh nhất đến sự thay đổi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Tình hình kinh tế toàn cầu đƣợc thể hiện qua: tốc độ tăng trƣởng kinh tế thế giới, tình hình tài chính thế giới, tình hình tiêu thụ sản phẩm của thế giới, tình hình các ngành phụ trợ, tình hình ngành sản xuất các nƣớc khác...
30
1.3.2.2. Các chính sách của chính phủ
Nhà nƣớc quản lý can thiệp vào thị trƣờng bằng hệ thống các chính sách, chủ trƣơng, biện pháp. Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện có thể của từng nƣớc, từng thị trƣờng vào từng thời kỳ mà mà Nhà nƣớc đƣa ra các biện pháp quản lý khác nhau nhƣ : Thuế, điều hoà giá cả, trợ giá,... Hiện nay Nhà nƣớc đang tổ chức và hình thành đồng bộ các thị trƣờng tạo môi trƣờng thông thoáng cho việc giao lƣu và trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể trên thị trƣờng . Ngoài ra các chính sách vĩ mô nhƣ ổn định tiền tệ, chống lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế khoá phù hợp cũng đƣợc ban hành. Mỗi chính sách biện pháp có vai trò khác nhau trên thị trƣờng, song nó đều có tác động đến cung cầu giá cả hàng hoá và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố này doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc.
Chính phủ là ngƣời tiêu dùng lớn nhất, là khách hàng có vị thế nhất.
Các chính sách kinh tế, xã hội và pháp luật đƣợc Nhà nƣớc ban hành sẽ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sự điều tiết của Nhà nƣớc có thể đem lại cho doanh nghiệp những thuận lợi nhƣng bên cạnh đó cũng có thể tạo rủi ro cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2.3. Ngành kinh doanh
* Nhà cung cấp:
Những ngƣời cung ứng là những công ty kinh doanh và những ngƣời cá thể cung cấp cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tƣ cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định[4]. Ví dụ, để sản xuất xe đạp, doanh nghiệp phải mua thép, nhôm, vỏ xe, líp, đệm và các vật tƣ khác. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải mua sức lao động, thiết bị, nhiên liệu, điện năng, máy tính… cần thiết để cho nó hoạt động.
Áp lực của nhà cung cấp cao thể hiện trong các trƣờng hợp sau đây:
Có ít nhà cung cấp cho cùng mặt hàng hoặc các nhà cung cấp là những nhà
31
Tình huống không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có nhà cung
cấp khác.
Doanh nghiệp không phải là khách hàng thƣờng xuyên của họ và không quan
trọng, lại mua với số lƣợng ít.
Loại đầu vào nhà cung cấp quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp
Các nhà cung cấp có chiến lƣợc liên kết dọc tức khép kín sản xuất. * Khách hàng :
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trƣờng khách hàng[4].
- Thị trƣờng ngƣời tiêu dùng: những ngƣời và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
- Thị trƣờng các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.
- Thị trƣờng nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.
- Thị trƣờng của các cơ quan Nhà nƣớc: những tổ chức mua hàng và dịch vụ
để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những ngƣời cần đến nó.
- Thị trƣờng quốc tế: những ngƣời mua hàng ở ngoài nƣớc bao gồm những ngƣời tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nƣớc ở ngoài nƣớc.
Khách hàng có thể gây sức ép về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, vv ...
Để đánh giá sức cạnh tranh của khách hàng chúng ta cần làm rõ những câu hỏi sau:
Khách hàng có tập trung không ? nếu có thì áp lực từ phía khách hàng cao
Ngành hoạt động có là người cung cấp chủ yếu của khách hàng? nếu có thì
32
Khả năng tìm sản phẩm thay thế ? nếu sản phẩm thay thế dễ tìm kiếm, không có sự khác biệt nhiều so với sản phẩm của doanh nghiệp thì vị thế của doanh nghiệp giảm
Switching cost có cao không ? là chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng, nếu không cao thì khách hàng không cần nhất thiết phải trung thành với doanh nghiệp.
Quy mô tương đối của khách hàng và các doanh nghiệp của ngành? Quy mô
tƣơng đối của khách hàng với doanh nghiệp càng lớn thì vị thế của khách hàng càng cao, sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn về giá, về chất lƣợng sản phẩm.
Khách hàng có nhiều thông tin không ? Khách hàng càng có nhiều thông tin không về doanh nghiệp, về sản phẩm, thì khách hàng càng có khả năng đối chiếu, so sánh đánh giá giữa các sản phẩm với nhau, vị thế của khách hàng sẽ tốt hơn. Khó bán đƣợc với giá cao hơn.
Sản phẩm của doanh nghiệp có khác biệt hóa hay không? Nếu sản phẩm của
doanh nghiệp càng khác biệt hoá thì càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc khác biệt hoá, có thể tăng giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có nhiều vị thế hơn so với khách hàng trong việc đàm phán, ký kết.
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp chiếm giữ một phần thị trƣờng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh[9].
Trong điều kiện của thị trƣờng không đổi khi thị phần của đối thủ cạnh tranh tăng lên có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp giảm đi. Nhằm để giữ thị phần doanh nghiệp cần phải quan tâm tới chất lƣợng , mẫu mã, kiểu dáng, chính sách giá cả, chính sách phân phối, công nghệ sản xuất ... của đối thủ cạnh tranh. Việc xem xét các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp dự tính trƣớc những thay đổi của họ và có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tối đa các bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Ngƣợc lại khi đối thủ cạnh tranh mạnh thì mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến sự tổn thƣơng cho doanh nghiệp.
33
Sự cạnh tranh giữa đối thủ cạnh tranh trong ngành với doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau: Cơ cấu ngành, tình hình cầu của ngành, rào cản rút lui khỏi ngành.
Cơ cấu ngành là số lƣợng các đối thủ cạnh tranh hiện tại và sự phân bổ của chúng tạo nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành khác nhau có những tác dụng khác nhau đến cạnh tranh nội bộ ngành. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành phân tán đến ngành tập trung. Ngành phân tán không có một doanh nghiệp nào thống trị, các doanh nghiệp đa phần là doanh nghiệp nhỏ. Ngành tập trung là ngành mà có một hoặc một số các doanh nghiệp chiếm lĩnh một phần đáng kể thị phần.
Tình hình cầu của một ngành cũng là yếu tố quyết định khác trong sự cạnh tranh mãnh liệt của ngành. Càng có ít cầu thì các doanh nghiệp càng cạnh tranh nhau để dành khách hàng nhiều hơn. Và đe dọa mất thị phần là điều khó tránh khỏi với các doanh nghiệp nhỏ.
Ngoài ra rào cản rút lui khỏi ngành cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu hàng rào cản rút lui cao, doanh nghiệp có thể bị khoá chân tại một ngành mà họ không thích. Hàng rào rúi lui bao gồm:
- Chi phí đầu tƣ vào nhà xƣởng, và thiết bị
- Chi phí trực tiếp cho việc rút lui cao: Ví dụ nhƣ chi phí định vị lại, các thủ tục hành chính…
- Quan hệ chiến lƣợc giữa các đơn vị kinh doanh.
- Giá trị của các nhà lãnh đạo nhƣ tình cảm, lịch sử với ngành, hoặc cộng đồng địa phƣơng.
- Chi phí xã hội khi thay đổi nhƣ khó khăn về sa thải nhân công, rủi ro về xung đột xã hội, chi phí đào tạo lại.
Đối thủ kinh doanh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chƣa cạnh tranh trong ngành sản xuất, nhƣng sẽ cạnh tranh khi họ lựa chọn gia nhập ngành[9]. Mức độ thuận lợi hay khó khăn của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc vào rào cản gia nhập ngành. Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn trở các doanh nghiệp
34
tham gia vào một ngành: chi phí tối thiểu mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để tham gia hoạt động trong một ngành nào đó. Rào cản gia nhập ngành bao gồm:
- Rào cản thƣơng mại: Khả năng tiếp cận kênh phân phối
- Rào cản kỹ thuật: Công nghệ sử dụng, sự khác biệt hóa sản phẩm…
- Rào cản tài chính: Đòi hỏi về vốn, lợi thế kinh tế theo qui mô…
- Rào cản nguồn lực: Bản quyền, nguồn nguyên liệu, nhân lực chất lƣợng cao,