* Nhà cung cấp:
Những ngƣời cung ứng là những công ty kinh doanh và những ngƣời cá thể cung cấp cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tƣ cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định[4]. Ví dụ, để sản xuất xe đạp, doanh nghiệp phải mua thép, nhôm, vỏ xe, líp, đệm và các vật tƣ khác. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải mua sức lao động, thiết bị, nhiên liệu, điện năng, máy tính… cần thiết để cho nó hoạt động.
Áp lực của nhà cung cấp cao thể hiện trong các trƣờng hợp sau đây:
Có ít nhà cung cấp cho cùng mặt hàng hoặc các nhà cung cấp là những nhà
31
Tình huống không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có nhà cung
cấp khác.
Doanh nghiệp không phải là khách hàng thƣờng xuyên của họ và không quan
trọng, lại mua với số lƣợng ít.
Loại đầu vào nhà cung cấp quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp
Các nhà cung cấp có chiến lƣợc liên kết dọc tức khép kín sản xuất. * Khách hàng :
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trƣờng khách hàng[4].
- Thị trƣờng ngƣời tiêu dùng: những ngƣời và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
- Thị trƣờng các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.
- Thị trƣờng nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.
- Thị trƣờng của các cơ quan Nhà nƣớc: những tổ chức mua hàng và dịch vụ
để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những ngƣời cần đến nó.
- Thị trƣờng quốc tế: những ngƣời mua hàng ở ngoài nƣớc bao gồm những ngƣời tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nƣớc ở ngoài nƣớc.
Khách hàng có thể gây sức ép về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, vv ...
Để đánh giá sức cạnh tranh của khách hàng chúng ta cần làm rõ những câu hỏi sau:
Khách hàng có tập trung không ? nếu có thì áp lực từ phía khách hàng cao
Ngành hoạt động có là người cung cấp chủ yếu của khách hàng? nếu có thì
32
Khả năng tìm sản phẩm thay thế ? nếu sản phẩm thay thế dễ tìm kiếm, không có sự khác biệt nhiều so với sản phẩm của doanh nghiệp thì vị thế của doanh nghiệp giảm
Switching cost có cao không ? là chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng, nếu không cao thì khách hàng không cần nhất thiết phải trung thành với doanh nghiệp.
Quy mô tương đối của khách hàng và các doanh nghiệp của ngành? Quy mô
tƣơng đối của khách hàng với doanh nghiệp càng lớn thì vị thế của khách hàng càng cao, sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn về giá, về chất lƣợng sản phẩm.
Khách hàng có nhiều thông tin không ? Khách hàng càng có nhiều thông tin không về doanh nghiệp, về sản phẩm, thì khách hàng càng có khả năng đối chiếu, so sánh đánh giá giữa các sản phẩm với nhau, vị thế của khách hàng sẽ tốt hơn. Khó bán đƣợc với giá cao hơn.
Sản phẩm của doanh nghiệp có khác biệt hóa hay không? Nếu sản phẩm của
doanh nghiệp càng khác biệt hoá thì càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc khác biệt hoá, có thể tăng giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có nhiều vị thế hơn so với khách hàng trong việc đàm phán, ký kết.
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp chiếm giữ một phần thị trƣờng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh[9].
Trong điều kiện của thị trƣờng không đổi khi thị phần của đối thủ cạnh tranh tăng lên có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp giảm đi. Nhằm để giữ thị phần doanh nghiệp cần phải quan tâm tới chất lƣợng , mẫu mã, kiểu dáng, chính sách giá cả, chính sách phân phối, công nghệ sản xuất ... của đối thủ cạnh tranh. Việc xem xét các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp dự tính trƣớc những thay đổi của họ và có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tối đa các bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Ngƣợc lại khi đối thủ cạnh tranh mạnh thì mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến sự tổn thƣơng cho doanh nghiệp.
33
Sự cạnh tranh giữa đối thủ cạnh tranh trong ngành với doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau: Cơ cấu ngành, tình hình cầu của ngành, rào cản rút lui khỏi ngành.
Cơ cấu ngành là số lƣợng các đối thủ cạnh tranh hiện tại và sự phân bổ của chúng tạo nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành khác nhau có những tác dụng khác nhau đến cạnh tranh nội bộ ngành. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành phân tán đến ngành tập trung. Ngành phân tán không có một doanh nghiệp nào thống trị, các doanh nghiệp đa phần là doanh nghiệp nhỏ. Ngành tập trung là ngành mà có một hoặc một số các doanh nghiệp chiếm lĩnh một phần đáng kể thị phần.
Tình hình cầu của một ngành cũng là yếu tố quyết định khác trong sự cạnh tranh mãnh liệt của ngành. Càng có ít cầu thì các doanh nghiệp càng cạnh tranh nhau để dành khách hàng nhiều hơn. Và đe dọa mất thị phần là điều khó tránh khỏi với các doanh nghiệp nhỏ.
Ngoài ra rào cản rút lui khỏi ngành cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu hàng rào cản rút lui cao, doanh nghiệp có thể bị khoá chân tại một ngành mà họ không thích. Hàng rào rúi lui bao gồm:
- Chi phí đầu tƣ vào nhà xƣởng, và thiết bị
- Chi phí trực tiếp cho việc rút lui cao: Ví dụ nhƣ chi phí định vị lại, các thủ tục hành chính…
- Quan hệ chiến lƣợc giữa các đơn vị kinh doanh.
- Giá trị của các nhà lãnh đạo nhƣ tình cảm, lịch sử với ngành, hoặc cộng đồng địa phƣơng.
- Chi phí xã hội khi thay đổi nhƣ khó khăn về sa thải nhân công, rủi ro về xung đột xã hội, chi phí đào tạo lại.
Đối thủ kinh doanh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chƣa cạnh tranh trong ngành sản xuất, nhƣng sẽ cạnh tranh khi họ lựa chọn gia nhập ngành[9]. Mức độ thuận lợi hay khó khăn của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc vào rào cản gia nhập ngành. Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn trở các doanh nghiệp
34
tham gia vào một ngành: chi phí tối thiểu mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để tham gia hoạt động trong một ngành nào đó. Rào cản gia nhập ngành bao gồm:
- Rào cản thƣơng mại: Khả năng tiếp cận kênh phân phối
- Rào cản kỹ thuật: Công nghệ sử dụng, sự khác biệt hóa sản phẩm…
- Rào cản tài chính: Đòi hỏi về vốn, lợi thế kinh tế theo qui mô…
- Rào cản nguồn lực: Bản quyền, nguồn nguyên liệu, nhân lực chất lƣợng cao, chính sách của chính phủ…
Rào cản gia nhập ngành càng cao thì sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đến doanh nghiệp càng thấp.
* Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng[4].
Sản phẩm thay thế tạo cho doanh nghiệp đe doạ về sự cạnh tranh, giảm sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm. Để giảm thiểu sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần phải chú trọng thay đổi trong quy trình công nghệ, đặc biệt tạo ra sự khác biệt hoá giữa sản phẩm thay thế và sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra sự thay đổi trong thói quen của ngƣời tiêu dùng sẽ tạo nên sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đối với sản phẩm thay thế. Ngƣời tiêu dùng có thể sẽ chuyển đổi sang dùng sản phẩm thay thế nhiều hơn, ít tiêu thụ sản phẩm của ngành, hoặc cũng có thể chuyển từ sử dụng sản phẩm thay thế sang dùng sản phẩm của ngành. Điều này tuỳ thuộc vào xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng.
1.4. Một số đặc điểm của ngành Dược Việt Nam và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
1.4.1. Thực trạng của ngành dược phẩm Việt Nam
*Vị thế ngành dƣợc Việt Nam
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dƣợc Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dƣợc nội địa, nhƣng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng
35
công nghiệp dƣợc Việt Nam vẫn ở mức trung bình thấp. Giống nhƣ các nƣớc lân cận Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho ngƣời dân, nên số tiền bệnh nhân phải trả đều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng mạnh của thị trƣờng. Chi tiêu cho ngành Dƣợc năm 2010 trị giá khoảng 1.54 tỉ USD, chiếm 1.47% GDP cả nƣớc (cao hơn năm 2009 16%). Tốc độ phát triển trung bình hàng năm của ngành từ 16-18%, cao hơn so với thế giới (4-7%) và châu Á (12.6%) (Pharmaceutical Drug Manufacturers News, 2010). Sự phát triển ổn định của ngành Dƣợc những năm qua là nhờ nhu cầu về thuốc ngày càng tăng và tỷ trọng sản xuất trong nƣớc đƣợc cải thiện với khả năng cạnh tranh hơn[11]. Nhu cầu thuốc ngày càng lớn, cùng với thực phẩm, dƣợc phẩm là một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao. Nhu cầu về dƣợc phẩm tăng 20% hàng năm. Chi phí bình quân cho dƣợc phẩm năm 2009 là 19.77 USD, cao hơn năm 2008 20% (16.45 USD), và gấp hơn 3 lần năm 2001 (6 USD).
*Quy mô của ngành dƣợc Việt Nam
Trong những năm qua, số dƣợc phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành dƣợc đã gia tăng đầu tƣ mạnh. Đa số các doanh nghiệp dƣợc đã tích lũy đƣợc nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lƣợng tiêu thụ và một phần từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nƣớc có đủ khả năng để tiếp tục đầu tƣ nâng cao năng lực sản xuất.
Phân ngành sản xuất thuốc
Có thể chia thành 2 phân khúc sản xuất thuốc chính là Đông dƣợc và Tây dƣợc:
Phân khúc sản xuất Đông dược: Thị trƣờng thuốc Đông dƣợc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành dƣợc, khoảng 0,5 % -1,5% giá trị sản xuất toàn ngành. Hiện có khoảng 80 DN sản xuất Đông dƣợc, trong đó 5 DN đã đạt chuẩn GMP-WHO, và hơn 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng kí. Cạnh tranh cao do có nhiều tƣơng đồng về số mục sản phẩm và giá cả giữa các đơn vị. Đơn cử, hiện có khoảng 60 DN cùng sản xuất mặt hàng Kim Tiền Thảo và Hoạt huyết dƣỡng não.
36
Phân khúc sản xuất Tây dược: Gồm 87 DN sản xuất. Thuốc Tây dƣợc nội địa chủ yếu là thuốc kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng, giảm đau – hạ sốt... Vitamin và thuốc kháng sinh là 2 dòng sản phẩm đƣợc sản xuất nhiều nhất, chiếm 22% và 21% thị phần thuốc sản xuất trong nƣớc.
Thị phần thuốc kháng sinh sản xuất trong nƣớc tuy cao nhƣng chất lƣợng chƣa cao, cộng thêm nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nên kháng sinh nhập khẩu vẫn chiếm thị phần lớn trong kim ngạch nhập khẩu thuốc. Thị phần sản xuất Vitamin cao hơn thị phần nhập khẩu mặt hàng này, và cao nhất trong thị phần sản xuất, chứng tỏ các DN Việt Nam vẫn đang tập trung mạnh vào mặt hàng phổ thông này. Cạnh tranh trong 2 thị phần này phần lớn là cạnh tranh gián tiếp (do DN Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc đã hết hạn patent), tuy nhiên thuốc nhập khẩu còn có ƣu thế hơn do tâm lý chuộng thuốc ngoại của ngƣời tiêu dùng.
Hiện nay có hơn 500 DN nƣớc ngoài cung cấp thuốc cho thị trƣờng Việt Nam. Số lƣợng các công ty và số thuốc nƣớc ngoài đăng ký tăng vọt 29% lên 8.500 thuốc sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thuế nhập khẩu giảm từ 15-20% xuống còn 5.2%. Các công ty lớn nhất tại Việt Nam gồm Sanofi Aventis Group (8.8% tổng thuốc tiêu thụ) và GlaxoSmithKline (7.8%), DHG (5%). DHG hiện là DN nội địa dẫn đầu sản xuất thuốc với 12% thị phần trong nƣớc. DHG và IMP là 2 DN có doanh thu sản xuất lớn nhất (1600 tỷ VNĐ và 625 tỷ VNĐ) và tỷ trọng doanh thu hàng sản xuất cao nhất (94% và 95%).
Phân ngành kinh doanh, nhập khẩu và phân phối thuốc:
Phân ngành này gồm các công ty chuyên về nhập khẩu, kinh doanh và phân phối dƣợc của Việt Nam cũng nhƣ của nƣớc ngoài. Các công ty phân phối nƣớc ngoài lớn gồm Zuellig Pharma (Singapore), Diethelm (Thụy Sỹ), Mega Product (Thái Lan) với doanh thu mỗi công ty hơn 1.000 tỷ. Doanh số của 3 DN này chiếm gần 50% thị trƣờng thuốc toàn quốc. Các công ty tiêu biểu của Việt Nam gồm Codupha, Phytopharma, Vimedimex, Pharimexco, Hapharco,… Trong đó, Vimedimex và Phytopharma chuyên xuất nhập khẩu ủy thác cho Dielthem và
37
Zuellig Pharma, Codupha có hệ thống kho bãi và phân phối lớn, chuyên phân phối cho các công ty Dƣợc Trung Ƣơng.
*Khả năng cung cấp và phân phối của doanh nghiệp
Nguồn nguyên liệu cho ngành dƣợc chủ yếu nhập từ nƣớc ngoài. Ngành công nghiệp dƣợc lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Sự biến động nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức đối với doanh nghiệp dƣợc. Giá nguyên liệu biến động liên tục là yêu tố hết sức bất lợi cho ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam. Hiện nay, các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ là hai quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dƣợc nhiều nhất vào Việt Nam.
Ngành dƣợc mới chỉ đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Theo thống kê, thị trƣờng thuốc Việt Nam chỉ chiếm 50% số thuốc đƣợc tiêu thụ, trong khi ngành dƣợc Việt Nam nhập khoảng 90% các nguyên liệu đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên công suất đã đƣợc cải thiện dần, trong quý 4 năm 2010, Chính phủ đã công bố công nghiệp dƣợc sẽ chiếm 60% thị phần vào năm 2011.
*Hệ thống phân phối
Sản phẩm tân dƣợc đƣợc phân phối thông qua chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các công ty dƣợc phẩm, các bệnh viện trên toàn quốc. Sản phẩm đông dƣợc đƣợc phân phối thông qua hệ thống gồm 45 viên y học cổ truyền, 242 bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền dân tộc, 4.000 tổ chức chẩn trị, 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và trên 1.000 cơ sở y học cổ truyền tƣ nhân. Nhìn chung hệ thống lƣu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đƣa thuốc đến tay ngƣời dân.
Tuy nhiên hệ thống phân phối của các công ty dƣợc Việt nam còn chồng chéo, tranh dành thị trƣờng, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc trong khi đó các công ty dƣợc đa quốc gia tham gia thị trƣờng một cách bài bản. Hai kênh phân phối chủ yếu thông qua bệnh viện và nhà thuốc vẫn chƣa có sự chuyên nghiệp. Hoạt động của phần lớn các doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc còn dựa vào cơ chế ƣu đãi của nhà nƣớc nhƣ độc quyền nhập khẩu, hay đƣợc giao phụ trách
38
và khai thác các chƣơng trình quốc gia hay của địa phƣơng. Các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối các mặt hàng dƣợc phẩm trong địa bàn, nên mặt hàng không có nhiều sự đa dạng, lợi nhuận thấp.
*Về nhu cầu thị trƣờng
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dƣợc phẩm. Giai đoạn 2001-2007, tiêu thụ thuốc tân dƣợc Việt Nam đạt mức tăng trƣởng bình quân hàng năm 19.9% nhƣng đến năm 2008 thì tốc độ này là 25.5% so với năm 2007. Qua đó có thể thấy nhu cầu