Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần Traphaco (Trang 49)

Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hƣởng to lớn đến ngành dƣợc. Bên cạnh những thuận lợi , ngành dƣợc phải đối đầu với không ít khó khăn.

Theo cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2010, các doanh nghiệp ngành dƣợc Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn của WTO về chất lƣợng sản xuất (GMP- WHO), sau thời hạn đó, các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn sẽ buộc phải ngừng sản xuất. Vì vậy, để tiếp tục duy trì sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Ngành dƣợc là một trong những ngành có môi trƣờng cạnh tranh nội bộ cao. Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, môi trƣờng cạnh tranh trong ngành dƣợc càng ngày càng gay gắt hơn vì có sự tham gia của doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng nhiều. Thêm vào đó, khi là thành viên của WTO, Việt Nam phải cắt bỏ việc bảo hộ từ Chính phủ, điều này sẽ làm áp lực cạnh tranh trong ngành dƣợc từ phía công ty nƣớc ngoài cũng nhƣ từ các doanh nghiệp trong ngành tăng cao. Áp lực này đòi hỏi doanh nghiệp ngành dƣợc cần phải nỗ lực hết mình để gia tăng năng lực cạnh tranh để tránh bị đào thải.

Năng lực cạnh tranh của ngành dƣợc Việt Nam còn thấp đang ở cấp độ 2.5-3, theo cấp độ phân loại ngành dƣợc của WHO. Cấp độ cao nhất theo phân loại này là 4 (Sản xuất đƣợc nguyên liệu và phát minh thuốc mới), ngành dƣợc Việt nam mới chỉ sản xuất đƣợc thuốc, xuất khẩu đƣợc một số dƣợc phẩm, đa số phải nhập khẩu. Phần lớn các loại thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là các loại thuốc thông thƣờng, rất

41

ít thuốc đặc trị. Các loại thuốc có giá thành rẻ thƣờng đƣợc dùng ở các bện viện tuyến cơ sở hoặc bệnh viện thông thƣờng. Do đó, các công ty dƣợc trong nƣớc không thể đáp ứng nhu cầu nội địa. Hơn nữa do tâm lý thích dùng hàng ngoại của ngƣời Việt Nam, nên những năm qua, thị phần nội địa vẫn bị hàng ngoại chiếm ƣu thế. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến các nhà máy sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế rất cần thiết đối với các công ty dƣợc Việt Nam.

Nói tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp dƣợc Việt Nam là vấn đề tất yếu khách quan để Doanh nghiệp có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt.

42

Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRAPHACO 2.1. Tổng quan về Traphaco

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Traphaco

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Traphaco

Tên giao dịch quốc tế: Traphaco Joint Stock Company Vốn điều lệ hiện tại: 122.000.000.000 VNĐ

Địa chỉ trụ sở chính: Số 75 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Hà Nội Website: www.Traphaco.com.vn

Lô gô công ty:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 058437 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 24 tháng 12 năm 1999

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

- Thu mua, gieo trồng, chế biến dƣợc liệu

- Sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm, hóa chất và vật tƣ thiết bị y tế - Pha chế thuốc theo đơn

- Tƣ vấn sản xuất dƣợc phẩm, mỹ phẩm

- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc - Sản xuất buôn bán mỹ phẩm

- Sản xuất buôn bán thực phẩm

- Tƣ vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dƣợc - Sản xuất, buốn bán rƣợu bia, nƣớc giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar)

Công ty cổ phần Traphaco tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đƣờng sắt đƣợc thành lập ngày 28/11/1972, với nhiệm vụ sản xuất huyết thanh, dịch truyền, nƣớc cất phục vụ cho Bệnh viện ngành Đƣờng sắt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.

43

Ngày 01/6/1993, Xí nghiệp Dƣợc phẩm Đƣờng sắt (tên giao dịch là Raphaco) ra đời, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng, hoạt động độc lập theo Nghị định 388 của Chính phủ. Số vốn hoạt động ban đầu là 278 triệu đồng Việt Nam cùng đội ngũ CBCNV trên 100 ngƣời. Năm 1994, do cơ cấu tổ chức Sở y tế Đƣờng Sắt đƣợc chuyển đổi thành Sở Y tế GTVT, Xí nghiệp dƣợc phẩm Đƣờng sắt cũng đƣợc đổi tên thành Công ty Dƣợc và thiết bị vật tƣ y tế Bộ Giao thông vận tải (tên giao dịch là TRAPHACO). Công ty bổ sung chức năng hoạt động, tăng cƣờng các quầy bán hàng tại trung tâm Hà Nội và bắt đầu xây dựng hệ thống phân phối tại các tỉnh miền Bắc.

Sau nhiều năm chuẩn bị về nhà xƣởng cũng nhƣ đào tạo nhân lực, năm 1998, Công ty đã hoàn thành nhà máy sản xuất dƣợc tại Phú Thƣợng Tây Hồ, Hà Nội và đƣợc Cục Quản lý dƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN (Thực hành tốt sản xuất thuốc ASEAN) - là dây chuyền GMP ASEAN đầu tiên ở Miền Bắc.

Ngày 27/9/1999, Công ty đã nhận đƣợc Quyết định số 2566/1999/QĐ - BGTVT của Bộ trƣởng Bộ GTVT chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc - Công ty Dƣợc và Thiết bị vật tƣ y tế Traphaco - thành công ty cổ phần. Sau 3 tháng chuẩn bị, ngày 01/01/2000, Công ty cổ phần Dƣợc và Thiết bị vật tƣ y tế Traphaco chính thức bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 45% vốn Nhà nƣớc.

Ngày 05/7/2001, Công ty cổ phần Dƣợc và Thiết bị vật tƣ Y tế Traphaco đổi tên thành Công ty cổ phần Traphaco.

Tháng 01/2004, Công ty cổ phần Traphaco hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất dƣợc phẩm Hoàng Liệt tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội và đƣợc Cục Quản lý dƣợc công nhận đạt hệ thống các tiêu chuẩn GMP/GSP/GLP-ASEAN. Nhà máy sản xuất của Công ty đƣợc chuyển từ Phú thƣợng về Hoàng Liệt. Tháng 01/2007, nhà máy Hoàng Liệt đƣợc chính thức công nhận đạt tiêu chuẩn GMP- WHO.

Tháng 9/2009, Traphaco là đơn vị đầu tiên đƣợc Cục quản lý dƣợc cấp chứng chỉ GMP-WHO cho các nhà máy sản xuất Đông Dƣợc đƣợc xây dựng tại

44

Văn Lâm – Hƣng Yên. Đây là nhà máy đầu tiên, hiện đại nhất và lớn nhất đƣợc cấp chứng chỉ GMP-WHO cho sản phẩm Đông dƣợc.

Trải qua 38 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Traphaco đã thực sự lớn mạnh và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cũng nhƣ sự phát triển của ngành dƣợc phẩm Việt Nam.

Hàng năm, Công ty đƣợc ban tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GTVT và bằng khen của Tổng Cục Thuế. Ngoài ra, Công ty còn nhận đƣợc một số bằng khen và danh hiệu tiêu biểu đƣợc chi tiết tại: (Phụ lục 1)

2.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý của công ty

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Traphaco

Nguồn : Báo cáo nội bộ Traphaco

* Đại hội cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và những ngƣời đƣợc cổ đông ủy quyền biểu quyết.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ TỔ CHỨC - H.CHÍNH PTGĐ TÀI CHÍNH PTGĐ K.DOANH PTGĐ C.LƯỢNG PTGĐ NGHIÊN CỨU

BAN KIỂM SOÁT

- Nhà máy GMP-WHO tân dược - P. ĐBCL - P. KTCL - P. CTXNK - P. KH - TRAPHACO CNC - Nhà máy GMP-WHO đông dược - P. KD - 6 Chi nhánh - Cty TNHH 1 thành viên TraphacoSapa - P. NC&PT P. TCKT - P. QLCB - P. HCQT - P. Marketing

45 * Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 06 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm.

* Ban kiểm soát:

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát tính hợp lý và hợp pháp của mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty có 03 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm

* Ban Tổng giám đốc:

Với nhiệm vụ tổ chức, điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo những chiến lƣợc và kế hoạch đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Nhiệm kỳ của các thành viên trong ban Tổng giám đốc là 05 năm.

* Các phòng chức năng khác:

Công ty hiện có 10 phòng chức năng: Phòng Cung tiêu xuất nhập khẩu, Phòng Kế hoạch, Phòng Đảm bảo chất lƣợng, Phòng Kiểm tra chất lƣợng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Tài chính-Kế Toán, Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kinh doanh và Phòng Marketing.

2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty

* Đặc điểm về nguồn lực

 Về nhân lực:

Công ty xác định nhân lực chính là nguyên khí của doanh nghiệp, chính vì thế công ty đã mạnh dạn trong hoạt động bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ cũng nhƣ công tác tuyển dụng đào tạo. Công ty đã có những chính sách thu hút và giữ cán bộ, nhất là những cán bộ giỏi về quản lý, về khoa học công nghệ và công nhân có tay nghề cao. Hàng năm, công ty đều nhận những sinh viên giỏi trong các trƣờng kinh tế, tài chính và đặc biệt là sinh viên trƣờng Dƣợc đƣợc công ty đầu tƣ một khoản ký phí lớn cho công tác đào tạo và đào tạo lại cả về chuyên môn, về quản lý. Đồng thời tạo

46

ra 1 môi trƣờng làm việc lành mạnh mà ở đó mỗi cán bộ công nhân viên có cơ hội phát huy hết khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp và hoàn thiện bản thân. Đến nay Traphaco có hơn 1.000 cán bộ công nhân viên, trong đó 18,4% là cán bộ đại học, 3,6% có trình độ trên đại học và 2 tiến sỹ. Traphaco đƣợc đánh giá là doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh nhất ngành Dƣợc.

 Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Traphaco luôn xác định không thể làm ra các sản phẩm có chất lƣợng tốt và ổn định với trang thiết bị, nhà xƣởng, máy móc lạc hậu, chính vì thế Traphaco đã mạnh dạn đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật.

Năm 2001, công ty quyết định đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất tân dƣợc tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội với tổng mức đầu tƣ 5 triệu USD. Đến năm 2004 , chính thức hoàn thiện và đƣa vào khai thác. Nhà máy đã đƣợc Cục quản lý dƣợc Việt Nam kiểm tra và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO cho các dây chuyền viên nang mềm, viên nén, viên sủi, thuốc nƣớc, thuốc mỡ, cấp chứng nhận GSP và GLP.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, năm 2004 công ty đã đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên tại Tân Quang, Văn Lâm, Hƣng Yên với vốn đầu tƣ 6 triệu USD trên tổng diện tích 38.000m2. Sau 3 năm đầu tƣ xây dựng, năm 2007 nhà máy đã đƣợc đƣa vào khai thác và trở thành nhà máy lớn nhất cả nƣớc về sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên. Tháng 9/2009, Cục quản lý dƣợc Việt Nam đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO cho 4 dây chuyền viên nén, viên nang, trà tan, hoàn cứng, hoàn mềm. Đây là cơ sở đầu tiên, hiện đại nhất, lớn nhất Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO cho các sản phẩm Đông dƣợc[10].

Không chỉ đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất, Traphaco cũng luôn quan tâm đến việc ổn định nguyên liệu đầu vào. Xác định nguyên liệu đầu vào là yếu tố quyết định cho chất lƣợng sản phẩm, Traphaco đã thành lập công ty TNHH 1 thành viên vại Sapa - Lào Cai và xây dựng 1 xƣởng chế biến dƣợc liệu tại đây để ổn định nguyên liệu đầu vào tại vùng núi Hoàng Liên Sơn đầy tiềm năng về dƣợc liệu. Đây

47

cũng là nơi để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát triển dƣợc liệu và triển khai vùng trồng dƣợc liệu sạch.

 Công tác nghiên cứu khoa học:

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên có phòng Nghiên cứu phát triển, đến nay phòng đã có trên 30 các bộ, tất cả đều là cán bộ đại học và trên đại học. Từ đây nhiều sản phẩm mới, dạng bào chế mới đã đƣợc triển khai, nghiên cứu thành công, đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm có hiệu quả điều trị cao.

Công ty cũng đã kết hợp với các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học để bàn giao các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực dƣợc thành sản phẩm để phục vụ nhân dân. Ngoài ra công ty tham gia và đóng góp nhiều các đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Nhà Nƣớc.

Không chỉ các cán bộ phòng Nghiên cứu phát triển tham gia nghiên cứu khoa học mà các cán bộ ở các bộ phận khác cũng rất tích cực nghiên cứu đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề xuất giải pháp quản lý, tăng năng suất, hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Hội nghị Khoa học kỹ thuật công ty tổ chức 2 năm/lần có hàng trăm đề tài, sáng kiến thể hiện mong muốn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

 Về hệ thống phân phối:

Xác định hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh khi nƣớc ta gia nhập WTO. Chính vì thế công ty đã mạnh dạn đầu tƣ cho hệ thống phân phối, từ nhân sự, xây dựng mô hình phân phối, đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống phân phối.

Đến nay Traphaco đã có trên 200 cán bộ làm việc trong hệ thống phân phối với 1 trung tâm phân phối tại Hà Nội, 6 chi nhánh (tại TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng). Đã có đại diện hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc và có đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar, Ucraina.

Hiện nay hệ thống phân phối của Traphaco đƣợc đánh giá là hệ thống phân phối mạnh trong các công ty dƣợc tại Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc tăng trƣởng doanh thu, tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

48

 Về văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố tinh thần tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp, là môi trƣờng cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng của mình với niềm tin, sự hăng say và gắn kết với nhau, có tránh nhiệm với công việc của mình và doanh nghiệp. Tại Traphaco mối quan hệ tốt đẹp giữa ban lãnh đạo và nhân viên luôn đƣợc duy trì để nhân viên thực sự làm việc một cách tự giác, nhiệt tình, hăng say, tự hào và hiệu quả. Tất cả những điều này giúp gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, làm tăng tình yêu, niềm tin, sự trung thành với công ty, tự hào và hãnh diện khi đƣợc làm việc trong công ty.

*Đặc điểm về sản phẩm

Traphaco có số lƣợng sản phẩm tăng trƣởng khá cao, trung bình khoảng 20 sản phẩm mới một năm. Đến nay, Công ty Cổ phần Traphaco đã đƣợc Cục quản lý dƣợc cấp giấy phép lƣu hành 231 sản phẩm, phân bổ trên 12 nhóm sản phẩm sau:

 Giảm đau – hạ sốt

 Tai mũi họng – ho – hen suyễn – sổ mũi

 Tim mạch

 Tiêu hóa và gan mật

 Cơ – xƣơng – khớp

 Kháng sinh – kháng nấm – diệt ký sinh trùng

 Tiểu đƣờng  Hệ thần kinh  Vitamin – khoáng chất  Mắt  Da liễu  Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp

Công ty có 15 dạng bào chế với nhiều dạng bào chế hiện đại nhƣ : viên tác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần Traphaco (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)