Nghệ Sĩ Cuộc Ðời D.T Suzuk

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 184)

M. S SAGHARAKSHITA

Nghệ Sĩ Cuộc Ðời D.T Suzuk

D.T. Suzuki

Không thể kỳ vọng tất cả chúng ta đều là nhà khoa học, nhưng vì cùng bị cấu thành quá đổi bởi tự nhiên nên chúng ta đều có thể là nghệ sĩ, đúng ra, không phải nghệ sĩ trong các ngành chuyên biệt, thí dụ họa sĩ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, thi sĩ, vv... mà là nghệ sĩ của cuộc đời. Chức nghiệp ấy, "nghệ sĩ cuộc đời"õ, nghe có vẻ mới lạ và hoàn toàn kỳ quặc, nhưng thực tế, mọi người đều bẩm sinh là nghệ sĩ cuộc đời và vì không biết tới điều đó nên hầu hết chúng ta không làm được điều đó; hậu quả là chúng ta làm cho đời mình trở nên hỗn độn và rồi thắc mắc rằng: - "Ý nghĩa cuộc đời là gì?"õ - "Có phải chúng ta đang không đối mặt với sự hư không trống rỗng sao?" – "Sau khi sống bảy mươi tám năm hoặc cảđến chín mươi năm, chúng ta sẽđi đâu? Nào ai biết", v.v. và v.v...

Tôi được biết rằng chính vì lý do ấy nên người thời nay, nam có nữ có, hầu hết đều mắc chứng rối loạn thần kinh. Nhưng người theo Thiền thì có thể nói cho họ biết rằng họđều quên mình bẩm sinh là nghệ sĩ, nghệ sĩ sáng tạo cuộc sống. Ngay lúc nhận ra thực tế và chân lý đó, họ sẽ hoàn toàn được chữa khỏi chứng rối loạn thần kinh hoặc rối loạn tâm lý hoặc bất cứ từ ngữ nào người ta dùng để gọi sự xáo trộn ấy.

Vậy ý nghĩa của sự làm nghệ sĩ cuộc đời là gì?

Theo như tôi biết cho tới nay, nghệ sĩ của bất cứ ngành nào cũng phải sử dụng công cụ này hoặc công cụ nọ để thể hiện mình, để phô diễn tính chất sáng tạo của mình bằng hình thức này hoặc hình thức khác. Nhà điêu khắc phải có đá hoặc gỗ hoặc đất sét, và đục chàng hoặc đồ nghề nào khác để chạm trổ ý tưởng của mình lên vật liệu. Nhưng nghệ sĩ cuộc đời thì không cần bất cứ công cụ nào bên ngoài bản thân. Toàn bộ vật liệu, toàn bộ dụng cụ, toàn bộ kỹ năng thông thường phải có, đều nằm sẵn trong con người từ lúc sinh ra, thậm chí có thể có trước khi cha mẹ sinh mình ra. Bạn có thể kêu lên rằng nói như thế là bất thường, kỳ quái. Nhưng khi bạn bỏ chút thì giờ suy nghĩ vềđiều ấy thì tôi chắc chắn rằng bạn sẽ lập tức nhận ra điều tôi có ý nói. Nếu bạn không nhận ra, tôi sẽ nói thẳng và nói rõ ràng hơn với bạn.

Nó thế này: thể xác, cái hình hài vật lý mà chúng đều có, là vật liệu, tương ứng với tấm vải căng để vẽ của họa sĩ, gỗđá hoặc đất của nhà điêu khắc, cây vĩ cầm hoặc ống tiêu của nhạc sĩ, dây thanh âm của ca sĩ. Và tất cả những gì liên kết với thể xác đó, thí dụ như bàn tay, bàn chân, thân mình, đầu, phủ tạng, thần kinh, tế bào, ý nghĩ, cảm xúc, giác quan — mọi cái đó thật ra đều hoạt động để làm thành con người toàn bộ — là tất cả vật liệu mà trên nó, đồng thời là khí cụ mà với nó, con người rèn luyện thiên tư sáng tạo của mình thành đức hạnh, thành thái độ, thành mọi hình thái hoạt động, và quả thật, thành chính đời sống. Như thế người ấy, từng cử chỉ của người ấy, biểu lộ tính chất căn nguyên, sự sáng tạo, nhân vị sống động của mình. Trong biểu lộ đó không có sư rập khuôn theo qui ước cũng như sự tuân thủ hoặc động lực kềm hãm. Người ấy chuyển động khi cảm thấy thú vị. Ðộng thái của người ấy như gió thổi khi gió thích thổi. Người ấy không có "cái tôi"õ bị đóng gói trong cuộc sống manh mún, giới hạn, trói buộc và vị kỷ. Người ấy thoát khỏi nhà ngục đó. Một đại Thiền sư đời Ðường có nói: "Với kẻ làm chủ bản thân thì nơi nào thiên hạ cũng thấy hắn hành động trung thực với bản thân."õ Tôi gọi người ấy là nghệ sĩ cuộc đời.

Tự Ngã của người ấy chạm được tiềm thức, cội nguồn của những khả năng vô tận. Cái người ấy có là "tâm-không". Thánh Augustine nói, "Hãy yêu Thượng đế và cứ làm theo ý ngươi." Câu ấy tương tự bài thơ của Vô Nan, một thiền sư thế kỷ mười bảy:

Chết tận cùng;

Và hãy hành động như bạn muốn Tất cảđều tốt.

Yêu Thượng đế là sống không bản ngã, sống tâm-không, trở thành "người chết"õ, giải thoát khỏi những động lực kềm toả của ý thức. Lời chào nhau buổi sáng của người ấy không có thành tố vụ lợi trao đổi giữa người và người. Tai nghe thì miệng đáp. Cảm thấy đói thì ăn. Về ngoại diện, người ấy là con người tự nhiên, xuất phát thẳng từ tự nhiên, không có những chuỗi ý tưởng phức tạp của người văn minh hiện đại. Nhưng cuộc sống nội tâm của người ấy phong phú biết bao! Vì cuộc sống ấy hiệp thông với tiềm thức bao la.

Chú thích:

Augustine (354-430), còn được gọi là Augustine thành Hippo, vị giáo phụ vĩ đại nhất mọi thời của Kitô giáo. Ông gốc người Tunisia, sinh trong một gia đình ngoài Kitô giáo, trở thành Kitô hữu năm 386 nhờ người mẹ ngoan đạo rồi được truyền chức giám mục giáo phận Hippo năm 396. Ông thành lập một cộng đoàn đan sĩ, một linh mục đoàn, viết nhiều sách có giá trị quyết định về thần học Kitô giáo. Ba tác phẩm quan trọng nhất của ông là Confessions – Tự thú ;The City of God - Thành Ðô của Thượng Ðế; và On the Trinity - Bàn Về Một Chúa Ba Ngôi, v.v...

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 184)