Người Tôn Giáo Là Người Thế Nào?

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 183 - 184)

M. S SAGHARAKSHITA

Người Tôn Giáo Là Người Thế Nào?

Erich Fromm

Tôi từng phát biểu rằng con người bị chính thực tế sự hiện hữu của nó đặt vấn đề với nó, và rằng vấn nạn đó phát xuất bởi sự mâu thuẫn bên trong bản thân con người — một đằng sống trong tự nhiên, đằng khác, trong cùng lúc ấy, vượt quá tự nhiên vì thực tế mình là cuộc sống, một cuộc sống tự nhận biết chính nó.

Người nào lắng nghe vấn nạn đặt ra cho mình ấy và người nào xem vấn nạn ấy là "vấn đề quan tâm tối hậu", và trả lời nó bằng toàn bộ con người của mình chứ không phải chỉ bằng ý nghĩ, thì đó là "người tôn giáo"; và tất cả những hệ thống nào nỗ lực cung hiến, giảng dạy và giao truyền lời giải đáp cho vấn nạn đó thì đều là "tôn giáo". Ngược lại, bất cứ người nào — và bất cứ nền văn hoá nào — mà cố sức làm ngơ vấn nạn có tính hiện sinh đó thì đều là phi tôn giáo.

Không có thí dụ nào điễn hình về việc con người làm ngơ vấn nạn sinh tồn đó cho bằng lấy ngay chính bản thân chúng ta, những người đang sống trong thế kỷ 20 này. Chúng ta ra sức né tránh vấn nạn đó bằng cách quan tâm tới tài sản, danh giá, quyền hành, sản xuất, vui chơi, và một cách tối hậu, bằng việc ra sức quên rằng chúng ta — rằng tôi — hiện hữu.

Không quan trọng gì việc siêng năng đi nhà thờ, đình chùa đền miếu hoặc thường xuyên nghĩ tới Thượng đế hoặc xác tín vào các ý tưởng tôn giáo, nếu người đó, toàn bộ con người của hắn, tai lơ mắt điếc trước vấn nạn về sự hiện hữu của chính mình, nếu hắn không có lời giải đáp cho vấn nạn ấy thì hắn vẫn giẫm chân tại chỗ, sống và chết như một trong một triệu đồ vật mà con người sản xuất ra. Người đó chỉ nghĩ tới Thượng đế thay vì nếm trải việc sống với Thượng đế.

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 183 - 184)