Thiền và Võ

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 169)

M. S SAGHARAKSHITA

Thiền và Võ

Nếu bạn hướng tâm trí của mình vào chuyển động cơ thể của đối phương, tâm trí của bạn sẽ bị lấy mất bởi chuyển động của cơ thểđối phương.

Nếu bạn hướng tâm trí của mình vào kiếm của đối phương, tâm trí của bạn sẽ bị lấy mất bởi kiếm của

đối phương.

Nếu bạn hướng tâm trí vào hành động của đối phương, tâm trí của bạn sẽ bị lấy mất bởi tình huống chờđối phương ra đòn.

Nếu bạn hướng tâm trí của mình vào kiếm của bạn, tâm trí của bạn sẽ bị lấy mất bởi kiếm của bạn. Nếu bạn hướng tâm trí của mình vào việc không bị trúng đòn, tâm trí của bạn sẽ bị lấy mất bởi lòng ao ước không bị trúng đòn.

Nếu bạn hướng tâm trí vào thái độ của đối phương, tâm trí của bạn sẽ bị lấy mất bởi thái độ của đối phương.

Tóm lại, bạn không có chỗ nào để hướng tâm trí của mình vào.

Ðó là những lời của Thiền sư Trạch Am Tông Bành (Takuan Sõhõ; 1573-1645) truyền đời cho giới võ sĩ đạo Nhật Bản. Song song với việc tu tập Thiền, Sư còn nghiên cứu Thư pháp, Thi pháp và Kiếm đạo, v.v. và áp dụng Thiền tông vào các môn ấy.

Việc theo đuổi để luyện tập tới nơi tới chốn và thể hiện nhuần nhuyễn các bộ môn nghệ thuật đòi hỏi một quá trình kỷ luật và tự chủ. Chú ý, mộc mạc, thanh thoát, vô ngã và như nhất, các đặc tính ấy của Thiền đã được người Nhật đưa vào các bộ môn nghệ thuật, và nâng chúng lên thành "đạo", một con đường để sống và đểđạt tới cảnh giới giải thoát cao nhất: Hoa đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Không thủđạo, Nhu đạo, và đặc biệt Hiệp khí đạo, v.v.

Khởi đi từ Tung sơn Thiếu Lâm tự, nơi võ thuật mang tinh thần Thiền tông đã giúp các vị sư có đủ "sức khỏe thân tâm" để tu tập và cả ngàn rưỡi năm nay, góp phần xây dựng các thế hệ thanh niên khang kiện thể xác, minh mẫn trí tuệ và phong phú tâm linh. Và tinh thần ấy đã trở thành truyền thống chung của các nước cùng văn hóa với Trung Hoa là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Trong cuốn sách tường thuật theo lối cố điển của mình, "Zen in the Art of Archery - Thiền và Nghệ

thuật bắn cung", triết gia Ðức Eugen Herrigel tìm kiếm cái cốt tủy của Thiền trong sự luyện tập của một cung thủ nói riêng, và người luyện võ nói chung — để khám phá ra nơi mà nghệ thuật trở thành phi nghệ thuật, bắn trở thành không bắn, cây cung biến thành mục tiêu của tác xạ. "Tôi e rằng tôi chẳng còn hiểu chút nào cả," tôi trả lời, "thậm chí những cái đơn giản nhất cũng đang bị lẫn lộn lung tung. Có phải tôi là kẻ kéo chiếc cung hay chiếc cung đang kéo tôi? Có phải tôi đang bắn trúng mục tiêu hay mục tiêu đang bắn trúng tôi?[.] Cung, mũi tên, mục tiêu và cái tôi, tất cả hòa trộn thành một cái duy nhất tới độ tôi không còn có thể phân biệt chúng. Và thậm chí cũng chẳng còn nhu cầu phân biệt. Vì ngay khi tôi cầm cung và bắn, mọi sự trở thành cực kỳ sáng tỏ, dứt khoát và giản dị một cách tức cười..." [.] Vị sư phụ xen vào, nói: "Cưối cùng, dây cung lúc này cắt ngang con người anh".

Khi theo đuổi tinh thần của Thiền, thuật đánh kiếm hay Kiếm đạo, giống như bắn cung, đã trở thành một kỷ luật tinh thần. Kiện tướng đánh kiếm "hữu Thiền" và cao thủ Kendo — thuật đánh kiếm của Nhật Bản — thường được huấn luyện trong tinh thần của Thiền. Nó chính là một cách thức khác để con người tìm kiếm mushin "tâm không – tâm vô". Khi kiếm thủ vượt quá các giới hạn của kỹ thuật và

hoàn toàn đặt qua một bên hết thảy các khái niệm, các tham vọng biễu diễn tài nghệ hoặc chiến thắng cuộc đấu, thì thanh kiếm và kiếm thủ nhập làm một. Các ý nghĩ và cảm xúc theo nhau bỏđi khi kiếm thủ trở về cái "tâm sơ căn" nguyên thủy của mình. Ðó là trạng thái wabi: vô ngã. Trạng thái đó được Thiền sư Taisen Deshimaru diễn tả tinh tế trong cuốn sách ông viết dành cho các môn võ

"The Zen Way to the Martial Arts – Ðường Thiền trong Võ thuật."

Chú ý trong khổ luyện, an trụ trong chiến đấu, thấy tĩnh trong cái động, như nhất tinh, khí và thần, v.v. những cái đó tiềm ẩn trong tự tại, vô ngã và bất nhị. Nếu thay chữ Phật bằng chữ Ðạoứng dụng vào bộ môn võ thuật, ta có thể tìm được sự ứng dụng của cuốn "Sáu cửa vào động thiếu thất"

của Sơ tổ Bồ Ðề Ðạt Ma.

Thi dụ: "Cửa thứ sáu: Huyết mạch luận":

Phật là tự tâm tạo nên.

Sao lại lìa tâm ấy mà tìm Phật?

Cho nên Phật trước Phật sau chỉ nói đến tâm. Tâm tức là Phật.

Phật tức là tâm.

Ngoài tâm không Phật. Ngoài Phật không tâm.

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 169)