Thiền Là Gì? D.T Suzuk

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 178)

M. S SAGHARAKSHITA

Thiền Là Gì? D.T Suzuk

D.T. Suzuki

Phải chăng Thiền là một hệ thống triết học có tính trí tuệ cao vời và siêu hình sâu xa như hầu hết các lời giảng của Phật giáo?

Tôi từng phát biểu rằng chúng ta tìm thấy trong Thiền sự kết tinh toàn bộ triết học phương đông, nhưng như thế không có nghĩa Thiền là một triết học hiểu theo tính chất ứng dụng thông thường của từ ngữ ấy. Thiền dứt khoát không là một hệ thống được xây dựng trên nền tảng luận lý và phân tích. Có lẽ nó đối lập hoàn toàn với luận lý, cái mà tôi có ý nói là lối suy nghĩ nhị nguyên. Có thể trong Thiền có yếu tố tri thức vì Thiền là toàn bộ tâm trí, và trong Thiền chúng ta tìm thấy nhiều điều lớn lao; nhưng tâm trí ấy không là cái có tính phức hợp, cái bị phân chia thành quá nhiều ngọn ngành, cái chẳng để lại chút gì sau khi hoàn tất việc xem xét cặn kẽ.

Thiền chẳng có gì để dạy bảo chúng ta theo lối phân tích có tính trí tuệ; nó cũng chẳng có chuỗi giáo thuyết áp đặt nào buộc người đi theo phải chấp nhận. Trong tinh thần tôn trọng ấy, Thiền có tính hỗn độn, nếu bạn thích nói như thế. Có thể vì mục đích cá nhân và lợi ích của riêng mình, người đi theo Thiền có một chuỗi giáo thuyết, nhưng thật ra, chuỗi giáo thuyết ấy không phải do tự Thiền mà có. Vì vậy, trong Thiền không có thánh thư, lý thuyết giáo điều hoặc bất cứ phương pháp biểu hiện nào để qua đó có thể tiếp cận ý nghĩa của Thiền.

Vậy nếu có ai hỏi tôi rằng Thiền giảng dạy gì, tôi sẽ trả lời là Thiền chẳng giảng dạy gì cả. Bất cứ lời giảng nào trong Thiền cũng phát xuất từ tâm trí của chính ta. Chúng ta tự dạy bảo mình. Thiền chỉ là vạch đường chỉ lối. Nếu sự vạch đường chỉ lối ấy không phải là lời giảng thì chắc chắn rằng trong Thiền không có điều gì được cố ý sắp xếp như là giáo thuyết chủ yếu của nó hoặc triết lý căn bản của nó.

Thiền tự nhận là Phật giáo, nhưng tất cả những lời giảng của Phật giáo, như đã được đề xuất trong kinh điển, bị Thiền coi là những mảnh giấy thừa thải, sử dụng chúng cốt chỉđể tẩy uế tri thức, và thế thôi. Tuy thế, đừng có ấn tượng rằng Thiền là hư vô chủ nghĩa. Toàn bộ chủ nghĩa hư vô chỉ mang tính tự diệt, không đi tới đâu cả. Chủ nghĩa phủ định thì nghe có vẻ như một phương pháp, nhưng đúng ra, nó là một sự khẳng định. Khi người ta nói Thiền không có triết lý, rằng Thiền từ khước toàn bộ thẩm quyền giáo lý, rằng Thiền loại bỏ toàn bộ cái gọi là kinh sách thiêng liêng, xem chúng là đồ vô giá trị, thì chúng ta đừng quên rằng Thiền vẫn duy trì trong chính hành động phủ định ấy một cái gì đó có tính hoàn toàn tích cực và khẳng định vĩnh viễn. Ðiều ấy sẽ càng lúc càng rõ ràng hơn khi chúng ta đi sâu vào.

Thiền phải chăng là một tôn giáo? Thiền không phải là một tôn giáo hiểu theo lối thông thường của từ ngữ đó, vì Thiền không có một Thượng để để thờ phượng, không có nghi thức lễ lạc để tuân giữ, không có nơi cư trú mai hậu dành cho kẻ qua đời, và sau hết, Thiền không có linh hồn, cái vốn được thiên hạ chăm lo ân phúc và quan tâm mãnh liệt tới vấn đề bất tử của nó. Thiền thoát ra khỏi tất cả những chướng ngại có tính giáo điều và "tôn giáo".

Khi tôi nói trong Thiền không có Thượng đế thì người tín đồ ngoan đạo có thể bị sốc, nhưng nói như vậy không có nghĩa Thiền phủ định sự hiện hữu của Thượng đế; Thiền không băn khoăn tới việc phủ định lẫn việc khẳng định. Khi một cái gì đó bị phủ định thì chính trong hành động phủđịnh ấy có liên can tới một cái gì đó bất phủ định. Cũng có thể phát biểu giống như thế về sự khẳng định. Ðó là điều không thể tránh được trong luận lý. Thiền muốn vượt lên trên luận lý. Thiền muốn tìm thấy một

quan niệm theo tâm trí Do thái giáo và Kitô giáo. Và cũng vì lý do đó, Thiền không phải là một triết lý và không phải là một tôn giáo.

Còn về tất cả những ảnh tượng muôn hình muôn vẻ của các Ðức Phật, các Bồ tát, các La hán và những hữu thể khác mà người ta tình cờ bắt gặp trong các Thiền viện, thì cũng giống như vô số tác phẩm bằng gỗ đá hoặc bằng kim loại, chúng tựa những cây hoa trà, cây đỗ quyên, những đèn lồng bằng đá trong vườn nhà tôi. Thiền hẳn nói là: bạn cứ tôn sùng cây hoa trà lúc này trỗ đầy lộc non và cứ thờ phượng nó nếu bạn thích. Các tôn giáo cũng làm như thế bằng việc cúi đầu, quì gối trước các thần linh Phật giáo muôn hình muôn vẻ, hoặc bằng việc rảy nước thánh hoặc bằng việc dự Bữa Tiệc Ly của Chúa [tượng trưng bằng Thánh lễ Misa hàng ngày trong nhà thờ, thêm của người dịch]. Tất cả những cử chỉ ngoan đạo được hầu hết những người-gọi-là-mộ-đạo đánh giá là đáng khen và hợp đạo thánh thì theo con mắt của Thiền, chúng đều có tính chất nhân tạo. Thiền dũng mãnh tuyên bố rằng: "Các hành giả thanh khiết không lên Niết bàn và những tu sĩ phạm giới không sa địa ngục". Ðối với những tâm trí bình thường thì câu nói ấy mâu thuẫn với luật tắc thông thường của đời sống đạo đức, nhưng nằm trong câu nói đó là chân lý và sự sống của Thiền. Thiền là tâm linh của một con người. Thiền tin vào sự thuần khiết và thiện hảo tại nội tâm của mỗi người. Vì thế, chồng chất thêm bất cứ cái gì hoặc mãnh liệt tước bỏđi bất cứ cái gì thì cũng đều làm thương tổn sự lành mạnh của tâm linh. Thiền, do đó, rõ ràng là chống lại toàn bộ sự quá câu nệ qui ước tôn giáo.

Chú thích:

Daisetz Taitaro Suzuki (1870-1966). Thiền sư Nhật. Ông bắt đầu tập Thiền năm 22 tuổi. Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông bỏ dỡ đại học, sau đó, ông nghiên cứu ở Hoa Kỳ 13 năm, dịch Asvaghosa (Mã Minh), một thi sĩ Ấn, nhà hùng biện và và triết gia Ðại Thừa và theo truyền thuyết là tổ thứ 17 của Phật giáo Thiền tông, cuốn Awakening of Faith in Mahayana - Ðại Thừa Khởi Tín Luận (1900) và viết cuốn Outline of Mahayana Buddhism - Ðại Cương Phật Giáo Ðại Thừa (1907). Năm 1922, Suzuki trở về Nhật, dạy học và viết sách. Ông là giáo sư Phật học Ðại học Otani, Kyoto và là một học giả chủ yếu về Phật giáo Ðại Thừa và nói chung về Tôn giáo của Nhật. Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng về Phật học, đặc biệt Thiền học, giới thiệu Thiền cho cả phương đông lẫn phương tây bằng lối nói đại chúng. Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như Thiền Luận, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Huyền Học Phật Giáo Và Thiên Chúa...

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 178)