Quán tưởng và Tọa thiền

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 171 - 174)

M. S SAGHARAKSHITA

Quán tưởng và Tọa thiền

Quán tưởng và Tọa Thiền là hai cái khác nhau. Tọa Thiền là hành thiền, còn Quán tưởng thì có tính cách chiêm nghiệm, nhắm vào nhiều mục đích.

Trung tâm của việc thực hành Thiền chính là Tọa Thiền, hoặc là "ngồi trong sự trầm lắng".

Dù có gốc rễ trong các thực hành chiệm nghiệm thời cổ đại, Tọa Thiền khác với các hình thức quán tưởng, chủ yếu là trong việc Tọa Thiền, thiền sinh không dùng tới các khái niệm trừu tượng để "người ngồi" chú tâm vào chúng như trong Quán tưởng.

Trước hết, mục đích của Tọa Thiền là làm tĩnh lặng tâm trí — cái tâm viên ý mã dao động rộn ràng và lệch lạc hằng ngày — và rồi qua nhiều năm thực hành, hành giả đạt tới trạng thái thuần khiết, không suy nghĩ, khiến cho tâm trí của người ngồi có thể nhận ra Phật tính của chính nó.

Quán tưởng là cách thức chiêm nghiệm trong tĩnh lặng, giữ cho không bị dao động bởi ngoại cảnh, để vận dụng khả năng tư duy hay là óc tưởng tượng nhằm giải quyết một vấn đề trừu tượng hoặc luyện tập một thói quen nào đó cho tâm trí, hoặc tạo "sự nhập tâm" cho thể xác, như trong việc luyện tập võ thuật, giải trừ các thói quen xấu, nghiện ngập, v.v... Nếu dùng quán tưởng như một cách thế vận dụng trí óc, lấy Công án Thiền làm đối tượng để "phá Công án", thì gọi là Thiền quán.

Và lại càng không giống với mọi hình thức quán tưởng, Tọa Thiền không đơn thuần là một phương thếđểđạt tới cứu cánh.

Ðạo Nguyên Hi Huyền (Dôgen Kigen; 1200-1253) là một trong những Thiền sư có ảnh hưởng lớn nhất của Nhật Bản. Ông từng sang Trung Quốc, theo dòng Tào Ðộng và được chứng ngộ. Ông đã khẳng định: "Tọa Thiền tự nó là giác ngộ. Ngồi một phút là làm Phật một phút."

Từ ngữ "Thiền" cũng có nghĩa là trầm lắng. Và như đã nói ở trên, Tọa Thiền là "ngồi trong trầm lắng". Tọa Thiền quan trọng tới mức nhiều người cho rằng không có Tọa thiền thì không có Thiền. "Chúng sinh đều thành Phật và chúng sinh đã là Phật", đó là một thực tại được sự đồng ýù của cả Phật giáo Ðại thừa lẫn Thiền Tông. Ðành rằng phải đào sâu lời nói bóng gió của Nam Nhạc Hoài Nhượng

(677-744): "Không thể thành Phật bằng việc ngồi", Thiền vẫn nhấn mạnh rằng điều khác nhau là tin hiểu cái thực tại "sẽ và đã thành Phật" ấy một cách lý thuyết hay trực ngộ nó. Sự nếm trải trực ngộ chính là giác ngộ và hành trì Tọa Thiền là một phương pháp ưu việt.

Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku; 1686-1769), Thiền sư Nhật Bản và là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của tông Lâm Tếđã viết trong Bạch Ẩn Thiền sư tọa thiền hòa tán:

"Ôi tọa thiền, như Ðại thừa chỉ dạy, không có lời tán dương nào nói hết. Tu sáu Ba-la-mật hay tu hạnh bố thí, giữ giới hay hành trì, kể sao cho hết.

Tất cả đều xuất phát từ tọa thiền. Chỉ một lần tọa thiền, công đức sẽ rửa sạch tất cả nghiệp chướng chồng chất từ vô thủy."

Gương phước nổi tiếng nhất về Tọa Thiền là của Sơ Tổ Thiền tông Bồ Ðề Ðạt Ma. Ngài ngồi đưa mặt vào tường (diện bích) suốt chín năm tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự.

Như thế, để hành thiền, người ta không thể không Tọa Thiền. Và nói theo Ðạo Nguyên, ngồi như một cây thông lớn hoặc một ngọn núi, nghĩa là chững chạc, trang nghiêm, đầy phẩm cách và vĩđại.

Theo truyền thống, người Tọa Thiền ngồi theo tư thế hoa sen, bắt chéo chân đầy đủ thì gọi là kiết già. Hai chân bắt chéo nhau, bàn chân trái kéo lên đặt trên bắp đùi phải; bàn chân phải trên bắp đùi

trái. (Chỉ kéo lên gác được một bàn chân thì gọi là bán già). Xương sống hơi nghiêng tới trước, để cho bụng treo lơ lửng tự nhiên trong khi mông hơi lùi để nâng đỡ vững vàng — vì nếu đổ sụm, bạn "đánh mất" mình. Ðầu đưa lên, cằm trầm vào, mắt hé mở và nhìn xuống. Tay đặt trên lòng, ngang bụng và làm thành Thiền ấn, nhưng để bàn tay theo cách Tọa Thiền, nghĩa là bàn tay trái trên bàn tay mặt.

Trong khi giữ cẩn thận Thiền Ấn, thì điều hòa hơi thở. Thông thường, cơ bản là thở bụng, và thở ngực thở vai, chậm và sâu.

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 171 - 174)