Erich Fromm

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 175)

M. S SAGHARAKSHITA

Erich Fromm

Trong khi đa số dân chúng sống ở phương tây không cảm thấy rõ ràng rằng mình như thể đang trải qua cuộc khủng hoảng của văn hoá phương tây (có thể chẳng bao giờ họ biết được những căn nguyên của cuộc khủng hoảng trầm trọng ấy) thì ít ra, cũng có một thiểu số các nhà quan sát và phê bình đồng ý với nhau về thực tại và bản chất của nó.

Người ta mô tả cuộc khủng hoảng ấy là u sầu, chán nản, căn bệnh của thế kỷ, sa sút sinh lực, tự động hoá con người, lìa xa bản thân, lìa xa đồng loại và lìa xa thiên nhiên. Con người đã và đang đi theo chủ nghĩa duy lý tới điểm mà chủ nghĩa duy lý tự nó chuyển biến thành phi lý hoàn toàn. Kể từ Descartes, con người ngày càng tách tư tưởng khỏi cảm xúc; tư tưởng một mình nó được coi là hợp lý — cảm xúc, vì tự bản tính của nó, bị coi là phi lý. Con người, Cái Tôi, bị tách ra thành con người trí năng, cái lập thành Bản ngã, và là cái sẽ kiểm soát tôi cũng như nó sẽ kiểm soát thiên nhiên.

Việc tri thức kiểm soát thiên nhiên và việc sản xuất ngày càng nhiều đồ vật đã trở thành mục tiêu tối thượng của cuộc sống. Trong quá trình đó, con người biến bản thân thành đồ vật, cuộc sống trở nên lệ thuộc vào tài sản, "hiện hữu" bị khống chế bởi "sở hữu". Tại những nơi mà gốc rễ của văn hoá phương tây, cả Hi Lạp lẫn La Mã, đều xem mục đích cuộc sống là làm cho con người hoàn hảo, thì người hiện đại quan tâm tới việc làm cho đồ vật hoàn hảo, và tới kiến thức về cách làm cho chúng hoàn hảo.

Trong tình trạng tán loạn tinh thần đó, con người phương tây không có khả năng nếm trải cảm xúc, vì thế hắn lo âu, phiền muộn và khắc khoải. Miệng hắn vẫn đãi bôi nói tới cứu cánh hạnh phúc, chủ nghĩa cá nhân, sáng kiến, nhưng thật ra hắn sống không có cứu cánh. Cứ hỏi hắn sống để làm gì, mục đích mọi sự phấn đấu của hắn là gì thì hắn sẽ bối rối. Một số người có thể trả lời là họ sống cho gia đình, cho người khác, "sống cho vui", còn một số người khác thì nói sống để kiếm tiền, nhưng trong thực tế không người nào hiểu mình sống để làm gì; hắn sống chẳng có mục đích nào ngoại trừ ước muốn chạy trốn khỏi trạng thái bất an và cô độc.

Thật thế, các nơi thờ phượng tấp nập tín đồ hơn bao giờ hết, sách tôn giáo đang ngày càng là những sách bán chạy nhất, số người nói tới Thượng đế nhiều hơn lúc nào cả. Tuy vậy, loại bày tỏ lòng mộ đạo ấy chỉ là phương cách che đậy thái độ duy vật và phi tôn giáo, và nó được hiểu như một phản ứng mang tính ý tưởng — gây ra do bởi bất an và qui thuận — trước xu hướng của thế kỷ 19 mà Nietzsche đã xác định đặc điểm bằng câu nói nổi tiếng: "Thượng đế đã chết." Câu nói đó như một thái độ tôn giáo chân chính chứ không như một thực tại.

Nhìn từ một góc độ nhất định, sự buông bỏ của các ý tưởng vô thần trong thế kỷ 19 không đạt được thành quả nhỏ nhoi nào. Con người lao mình vào khách quan tính. Quả đất không còn là trung tâm của vũ trụ, con người đánh mất vai trò tâm điểm của một sinh vật được Thượng đế an bài cho thống trị mọi sinh vật khác.

Nghiên cứu những động lực ẩn mật của con người với khách quan tính mới mẻ ấy, Freud nhận ra rằng đức tin vào một Thượng đế toàn năng và thông suốt mọi sự có gốc rễ nơi tình trạng bơ vơ của con người trong cuộc sống và nơi nỗ lực của con người nhằm đối phó với tình trạng không chốn

nương tựa của mình bằng niềm tin vào một người cha và người mẹ phù hộ, được tượng trưng bằng một Thượng đế ngự chốn thiên cung. Freud thấy rằng chỉ có con người mới có thể cứu rỗi hắn; lời giảng của các đại sư, sự giúp đỡđầy ưu ái của cha mẹ, bằng hữu và những người thân yêu có thể hữu ích cho hắn — nhưng chỉ giúp được [nếu] hắn dám chấp nhận thách đố của cuộc đời và ứng phó với thách đốđó bằng tất cả nội lực và toàn bộ tâm hồn mình.

Con người buông bỏ ảo giác Thượng đế như một người cha nhân từ, như một đấng phù trợ có tính cách phụ mẫu — nhưng cùng lúc ấy, con người cũng buông bỏ cứu cánh của mọi tôn giáo nhân văn: khắc phục những giới hạn của cái tôi vị kỷ, đạt tới tình yêu, khách quan, khiêm tốn và tôn trọng cuộc sống để cho mục đích cuộc sống là chính cuộc sống và con người trở thành cái mà nó có khả năng trở thành.

Những cái đó là cứu cánh của các tôn giáo lớn phương Tây và cũng là cứu cánh của các tôn giáo lớn phương Ðông. Tuy thế, phương Ðông không nặng gánh khái niệm người cha siêu việt và cứu độ mà trong đó các tôn giáo độc thần biểu lộ những khát vọng của chúng. Lão giáo và Phật giáo mang tính hợp lý và hiện thực cao hơn các tôn giáo phương tây. Hai tôn giáo đó có thể nhìn con người một cách thực tế và khách quan, rằng không có ai cả ngoại trừ những con người "tỉnh thức" tự hướng dẫn mình, và có thể hướng dẫn được mình vì mỗi người đều có bên trong hắn khả năng tỉnh thức và giác ngộ.

Ðó chính là lý do tại sao ngày nay tư tưởng tôn giáo phương Ðông, Lão giáo và Phật giáo — với sự hoà trộn của cả hai trong Thiền Phật giáo — chiếm vai trò quan trọng như thế tại phương tây. Thiền Phật giáo giúp con người tìm thấy giải đáp cho vấn nạn về sự hiện hữu của hắn, một giải đáp giống một cách cốt tủy với giải đáp được đưa ra trong truyền thống Kitô-Do thái giáo, và tuy thế, nó không đi ngược lại tính chất hợp lý, hiện thực và độc lập, những cái quí báu mà con người hiện đại đang thành tựu. Nghịch lý là, tư tưởng tôn giáo của phương đông lại hóa ra thích hợp với tư tưởng luận lý của phương tây hơn là tư tưởng tôn giáo của chính phương tây.

Chú thích:

Erich Fromm (1900-1980), triết gia và nhà tâm lý học người Mỹ, sinh tại Ðức. Ông rời Ðức sang Hoa Kỳ năm 1934 và bắt đầu nổi tiếng với những phân tích gây nhiều tranh luận về những căn bệnh của xã hội kỹ nghệ hiện đại. Trong tác phẩm The Sane Society - Xã Hội Lành Mạnh (1955), ông cáo buộc là xã hội tiêu thụ chịu trách nhiệm về sự cô lập, cô đơn và hoài nghi giữa con người với nhau. Các tác phẩm khác gồm The Art of Loving – Nghệ thuật yêu (1956) và The Revolution of Hope – Cuộc cách mạng của hi vọng (1968)... Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như Chạy trốn cô

đơn, Chạy trốn tự do, Nghệ thuật Yêu...

René Descartes, (1596-1650). Triết gia Pháp, một trong những nhà tư tưởng rốt ráo nhất của mọi thời đại. Sau khi theo học Dòng Tên, ông trải qua 9 năm đi du lịch và thi hành nghĩa vụ quân sự rồi mới bắt đầu nghiên cứu. Năm 1628, ông định cư tại Hà Lan, tới năm 1649, sang Thụy Ðiễn dạy nữ hoàng và qua đời tại đó. Suốt đời, ông là một tín đồ Công giáo La Mã thuần thành.

Cuốn Discourses on Method - Luận Về Phương Pháp - (1637) giới thiệu kỹ thuật hoài nghi một cách có phương pháp của ông, mà ông triển khai thành đại tác phẩm Meditations - Trầm Tư (1641).Từ vấn nạn "Làm thế nào tôi biết và biết cái gì?" ông tiến hành theo một quá trình giảm thiểu vào câu tuyên bố nổi tiếng "Tôi suy nghĩ vậy tôi hiện hữu"õ — Je pense donc je suis. Từ cốt lõi cố định ấy, ông tiến tới việc thanh thoả chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế, và từđó, sự hiện hữu của mọi sự khác. Với ông, Thượng đế là Ðấng hoàn toàn và tuyệt đối. Ông còn gây được nhiều ảnh hưởng qua thuyết nhị nguyên rằng tâm là cái cốt tủy của con người, và vật. Tuy thế, Descartes cũng như các triết gia khác, không bao giờ trả lời thỏa đáng tại sao tâm và vật lại có thể tương tác. Ông còn những đóng góp quan trọng về thiên văn học, đại số, hình học và địa lý.

ngợi con người là tự do, vĩ đại và đầy quyền lực, trong cuốn The Spake Zarathustra - Zarathustra Ðã Nói Như Thế (1883-92). Ý tưởng ấy bị Ðức Quốc xã ứng biến thành chủ nghĩa chủng tộc siêu nhân Aryan. Từ năm 1889, ông bịđiên.

Sigmund Freud (1856-1939), nhà tâm thần học và tiên phong về phân tâm học người Ðức. Ông đặt lý thuyết của mình trên những sinh hoạt của tâm trí vô thức, những động lực, dục vọng và xung khắc tác động tới động thái của con người. Ông làm giáo sư Ðại học Vienna từ năm 1902, thành lập Hiệp hội Phân tâm học Vienna năm 1910. Năm 1938, ông rời Áo vì sự chiếm đóng của Ðức quốc xã, sang Luân Ðôn và qua đời vào năm sau. Tác phẩm của ông gồm Studies in Hysteria – Nghiên cứu chứng cuồng (1895), The Interpretion of Dreams – Giải mộng (1899), Totem and Taboo – Vật tổ và cấm kỵ

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 175)