Thiền và Trà

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 166 - 168)

M. S SAGHARAKSHITA

Thiền và Trà

Suốt một ngàn năm trăm năm nay Thiền và Trà có tương quan mật thiết. Và dây liên hệ đó hẳn sẽ kéo dài tới vô tận. Câu chuyện Trà đạo Nhật Bản bắt đầu khi vị Thiền sư Nhật đầu tiên là Minh Am

Vinh Tây (Myoan Eisai, 1141-1265) thuộc tông Lâm Tế, vượt trùng dương, mang trà từ Trung Hoa về quê hương hải đảo của mình. Tới thế kỷ 16, Rihyu, một môn đồ của Thiền, cao nhã hóa nghệ thuật uống trà bằng các qui định đặc sắc, nâng việc dùng trà lên thành Trà đạo – chadò.

Y hệt Thiền, trà đạo (đường lối hay nghệ thuật dùng trà) nhắm tới sựđơn sơ mộc mạc. Một cách giản dị, nó bao gồm việc đun nước, chuẩn bị trà và uống trà. Tinh thần của trà đạo là hòa hợp, trang trọng, tinh khiết, tĩnh lặng, mộc mạc và cô đơn. Tinh thần ấy cũng ảnh hưởng sâu xa lên các bộ môn nghệ thuật khác như cắm hoa, làm đồ gốm, kịch nghệ và kiến trúc.

Người ta thường tiến hành nghi lễ trà đạo trong một lều tranh giản dị — "nơi cư ngụ của hư không". Vật dụng thì ít ỏi và rất đơn sơ. Trong phòng thường chỉ có một bình cắm sẵn hoa và một bức tranh. Khách uống trà nhiều nhất bốn năm nguời, tụ họp trong phòng trà. Nghênh đón ẩm khách là tiếng nhạc của ấm nước — bên trong sắp lớp mấy miếng kim loại nhỏ. Khi hơi nước luồn qua, chúng tạo nên âm thanh gợi nhớ và có ấn tượng tiếng thác nước suối đang đổ xa xa hoặc tiếng gió thổi qua cành thông. Có một chuỗi những qui định nghiêm cẩn về cách rót, cách gạn nước trà xanh, cách phục vụ, sự trang trọng khi chuyền nhau ấm trà và tách trà, cách nâng tách và cách uống. Ðối với một số người, những qui định "nhiêu khê" này xem ra có vẻ nghịch lý với yêu cầu mộc mạc, nhưng đối với khách trà đạo Nhật, chúng giúp họ có thể sởđắc một trạng thái nghệ thuật phi nghệ thuật.

Trong Thiền Trung Hoa, cái cốt lõi của nghệ thuật uống trà không nằêm trong những nghi thức nghiêm ngặt như thế nhưng ở khung cảnh tịch lặng và người đồng ẩm tương thông tương đắc. Dù theo cách của Trung Hoa hay của Nhật Bản, nghệ thuật chính của Trà đạo vẫn là làm quên đi những nghi thức có tính nhị nguyên, không có trà và nghệ thuật uống trà mà chỉ có trà, mang ý nghĩa một tâm thức vô phân biệt.

Thiền sư Triệu Châu Tòng Thẩm (778-897) có để lại một bài dạy liên quan tới trà.

Sư thường hỏi các tăng đến xin chỉ bảo: - Uống trà chưa? Có tăng trả lời: - Từng đến. Có tăng trả lời: - Chưa từng đến. Sưđều bảo cả hai: - Uống trà đi!

Viện chủ thấy thế thường thắc mắc trong bụng. Cuối cùng, hết nín nổi, ông hỏi Sư: - Tại sao trong cả hai trường hợp, Sưđều bảo "Uống trà đi!"

Viện chủ thưa lẹ làng: - Da!

Triệu Châu bảo: - Uống trà đi!

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 166 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)