VAN DE WETERING

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 103 - 126)

M. S SAGHARAKSHITA

J. VAN DE WETERING

^

Nếu bạn hiểu rằng, tận căn bản, chẳng có gì để tìm kiếm, thì bạn đã giải quyết được công chuyện của mình.

LÂM TẾ

^

Con chim địa đàng chỉ hạ cánh trên bàn tay không nắm bắt. JOHN KERRY

^

Nếu bạn nói rằng: "Thế là đủ, tôi đã đạt tới toàn hảo," thì mọi sự mất hết, vì chức năng của sự toàn hảo là làm cho ta cảm thấy mình bất toàn.

AUGUSTINÔ

^

Thiền sư Thạch Củng Huệ Tạng (k. 900)

Ngày nào ông cũng to tiếng với mình: "Ê, Thầy!" "Dá?" "Thầy đang nghe đấy chứ?" "Dạ." "Ðừng lấy làm đủ nhé?" "Không đâu!" ^

Từng tự hào về sự tỉnh thức của mình, tôi nhận biết sự tự hào của tôi và lại tự hào về sự tỉnh thức đó. Nó diễn ra như thế này: tôi khôn ngoan biết bao khi tôi biết rằng tôi rất đần độn, tôi đần độn biết bao khi tôi biết mình khôn ngoan, và tôi khôn ngoan biết bao khi tôi nhận thức được sự đần độn của mình, và vân vân.

J. VAN DE WETERING

^

Ràng buộc vào những gì có tính tâm linh thì cũng rất giống với sự ràng buộc vào một tính yêu quay quắt cái gì khác.

THOMAS MERTON

^

Ðiều quan trọng... không phải là học thuyết đúng mà là đạt được sự nếm trãi thật sự. Nó là sự buông bỏđức tin trong niềm tin.

Vấn đề là cái tôi có thể biến đổi bất cứ cái gì thành vật hữu dụng cho chính nó, kể cả tâm linh. Cái tôi thì miệt mài ra công gắng sức sởđắc và áp dụng những lời giảng về tâm linh để có lợi cho chính nó. CHOGYAM TRUNGPA ^ Sự tìm kiếm hạnh phúc là một trong những nguồn cội chủ yếu của sự bất hạnh. ERIC HOFFER ^

Thiền sư Vân Môn Huệ Khai

Một nhà sư hỏi ông: "Phật là gì?" Vân Môn đáp: "Que cứt khô."

^

Kẻ bảo: "Tôi ngộ rồi", thì có lẽ chẳng ngộ. BABA RAM DASS

^

Thành ngữ Thiền: "Sát Phật!" có nghĩa là giết bất cứ khái niệm nào về Ðức Phật như là một cái gì đó nằm ngoài bản thân ta.

Sát Phật là sắp là Phật. PETER MATHIESSEN ^ Bạn đừng hỏi K. là ai. Bạn phải hỏi bạn là ai.

KRISHNAMURTI

^

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. NGUYỄN DU ^ Mọi người đều đang ngồi ở ghế tốt nhất. JOHN CAGE ^

Nhìn đi! Ðây là thế giới của bạn! Bạn không thể nhìn. Ðây không là thế giới khác. Ðây là thế giới của bạn; nó là bữa tiệc của bạn. Bạn thừa hưởng cái này; bạn thừa hưởng những con ngươi đó; bạn thừa hưởng thế giới của màu sắc. Hãy nhìn sự vĩđại của tất cả cái đó. Nhìn đi! Ðừng ngại ngần — nhìn đi! Mở lớn mắt ra mà nhìn. Ðừng nháy mắt, và nhìn di — nhìn đi — nhìn nữa đi.

CHOGYAM TRUNGPA

^

Không cần phải chạy quanh bên ngoài Ðể nhìn cho rõ hơn...

... Thà là trụ lại

Tại trung tâm con người của ngươi Vì càng rời xa nó ngươi càng biết ít đi Hãy tìm kiếm trái tim ngươi và thấy ...

Cách làm đúng chính là cách hiện hữu.

LÃO TỬ

Chúc không khí ngủ ngon. M.G. BROWN

VÔ TRI KIẾN Tôi không hiểu đạo Phật. HUỆ NĂNG ^ Kiến thức nghĩa là biết càng ít càng tốt. CHARLES BUKOWSKI ^

Hãy rung chiếc chuông còn có thể rung, Hãy quên lễ vật toàn hảo của bạn, Mọi sự mọi vật đều có kẽ nứt, Ðó là cách mà ánh sáng rọi vào. LEONARD COHEN

^

Biết cái chúng ta không biết tức là sự khởi đầu của minh triết. M. S. SANGHARAKSHITA

^

Ðứa bé la lớn: "Trên người ông vua chẳng mặïc gì cả!" H.C. ANDERSON

^

LÃO TỬ ^ Thỉnh thoảng nó chứng tỏ rằng am hiểu tột độ là không hiểu gì cả. GRACIAN ^ Tôi sẽ nói gì về thơ?

Tôi sẽ nói gì về những đám mây kia, hay về bầu trời kia?

Nhìn đi,

hãy nhìn chúng, hãy nhìn nó!

Và không có gì thêm.

Bạn không hiểu rằng thi sĩ không thể nói gì về thơ sao? Hãy để việc đó cho các nhà phê bình và các thầy dạy học. Cả bạn lẫn tôi cũng như mọi thi sĩ

chẳng ai hiểu thơ là gì. F. GARCIA LORCA

^

Ðiều gì xảy tới cho lỗ cắn khi cục bơđã hết. BERTOLT BRECHT

Công án Tây

^

LỜI THIỀN

^

Những gì tôi biết về phương pháp là khi tôi đang làm việc. Thỉnh thoảng tôi nghĩ mình có biết đôi chút,

nhưng khi tôi đang làm việc thì rõ ràng rằng tôi chẳng biết gì. JOHN CAGE ^ Tôi không biết. Tôi cóc cần. Và như thế chẳng làm sao cả. JACK KEROUAC ^

Chỉ bằng tâm hồn người ta chỉ có thấy đúng, vì cái cốt tủy thì hoàn toàn không thấy được bắng mắt. SAINT-EXUPÉRY

^

Chân lý là gì?

Tôi không biết và tôi rất tiếc là tôi đã nêu nó ra? EDWARD ABEY ^ Mọi sự chúng ta biết là chẳng biết gì cả, chúng ta chỉ nhét cho đầy rỗđựng giấy thải, trừ khi chúng ta dính líu tới tiếng cười nhạo báng mọi sự hiểu biết của mình. D.H. LAWRENCE

Không gì đưa tới sự bình an tâm trí cho bằng đừng có ý kiến ý cò gì sất. G.C. LICHTENBERG

^

Anh bảo các bài thơ của tôi là thơ sao? Chúng không phải là thơ. Nhưng nếu anh bảo chúng không phải là thơ tức là anh đã thấy thơở trong chúng. RYOKAN ^ Thiền sư Cảm Thành (?-860) Có vị tăng đến hỏi Sư: - Thế nào là Phật? Sưđáp: - Khắp tất cả các nơi. Tăng lại hỏi: - Thế nào là tâm Phật? Sưđáp: - Chưa từng che giấu. Tăng hỏi tiếp: - Riêng con chẳng hội? Sưđáp: - Ðã lầm qua rồi. ^

Hãy lật đá, các ngươi sẽ tìm thấy ta, Hãy chẻ gỗ và ta ở đó.

ÐỨC GIÊSU

^

Tôi không biết gì cả ngoại trừ cái thực tế rằng tôi ngu dốt. SOCRATES

^

Người phỏng vấn: Thưa thầy, tôi có nhiều câu muốn hỏi.

Yogi Berra: Nếu anh hỏi tôi điều gì mà tôi không biết, tôi sẽ không trả lời.

^ Biết thì không nói, Nói là không biết. LÃO TỬ ^

Tôi đưa con người lên xuống, ngang dọc, qua về trước lỗ mũi mình và học được rằng quả thật chúng ta có thể chẳng hiểu gì cả.

GOETHE

^

Nói cho biết gió màu gì? CÔNG ÁN THIỀN ^ Biết nhiều thì hiểu ít. LÃO TỬ ^

Nhà thông thái ấy chết ra sao? Như một thằng khờ. GIẢNG VIÊN 2:16

^

Khi chúng ta sở đắc thêm kiến thức, vạn vật không trở thành chóng được lĩnh hội hơn mà hóa ra huyền bí hơn.

WILL DURANT

^

Mọi khẳng định đều đúng theo ý nghĩa nào đó, sai theo ý nghĩa nào đó,

vô nghĩa theo ý nghĩa nào đó, đúng và sai theo ý nghĩa nào đó, đúng và vô nghĩa theo ý nghĩa nào đó,

và đúng và sai và vô nghĩa theo ý nghĩa nào đó. SRI SYADASTI

^

Chúng ta ở đây và nó là lúc này.

Và sâu xa hơn mọi kiến thức của con người là ánh trăng kia. H.L. MENCKEN

^

Tưởng tượng thì quan trọng hơn kiến thức. A. EINSTEIN

^

Chúng ta biết quá nhiều và cảm giác quá ít. BERTRAND RUSSELL

^

Thảm kịch của thế giới chính là không người nào biết rằng mình không biết; và kẻ càng biết ít thì càng chắc chắn rằng cái gì mình cũng biết. JOYCE CAY ^ Trong bóng chày, bạn chẳng biết gì cả. YOGI BERRA ^

Trước khi cha mẹ anh chào đời thì mặt mũi thật của anh ra sao? CÔNG ÁN THIỀN

^

Với toàn bộ kiến thức khoa học, liệu bạn có thể nói cho tôi biết làm thế nào và lúc nào ánh sáng rọi vào linh hồn?

THOREAU

^

Mục đích của nơm là đơm cá;

khi đã đơm được cá người ta quên nơm. Mục đích của chiếc bẫy thỏ là bắt thỏ; khi bắt được thỏ người ta quên bẫy.

Mục đích của lời nói là để chuyên chở ý tưởng; khi đã nắm bắt được ý tưởng người ta quên lời nói.

Nơi nào tôi có thể tìm ra người quên lời nói? Hắn chính là kẻ tôi muốn trò chuyện. TRANG TỬ

Không cách gì có thể biết tại sao người ngáy không thể nghe hắn ngáy. MARK TWAIN ^ Người bình thường sởđắc kiến thức thì làm hiền giả, Hiền giả sở đắc kiến thức thì làm người bình thường. LỜI THIỀN ^

Chẳng nhân gió cuốn mây trôi hết, Ðâu thấy trời trong muôn dặm thu.

TRÍ BẢO ^ Nhà kho cháy rụi, Lúc này, Tôi có thể thấy trăng. MASAHIDE ^

THIỀN ÐỊNH Cái gọi tọa thiền là ngồi trên một bồđoàn trong một căn phòng yên tĩnh, tuyệt đối ngồi yên, theo một tư thếđúng đắn và thích hợp và không một tiếng thì thầm, tâm trí trống vắng mọi ý nghĩ, cả thiện lẫn ác. Tiếp tục ngồi bình an như thế, mặt hướng vào vách, thế thôi. Ngồi hằng ngày. TAISEN DESHIMARU ^ Chẻ củi Gánh nước Nhặt rau Cũng là Thiền định. LỜI THIỀN ^

Bất hạnh lớn lao của con người là hắn không có bộ phận nào, không có một loại mi mắt hoặc bộ thắng nào, để che kín hoặc chận đứng một ý nghĩ, hoặc toàn bộ tư duy khi hắn muốn.

PAUL VALÉRY

^

Ðặt mọi sự qua một bên, đứng nghĩ tới thiện ác, đúng sai.

Như thế bạn làm ngừng mọi chức năng muôn hình muôn vẻ của tâm trí, buông bỏ ngay cả cái ý tưởng muốn thành Phật.

ÐẠO NGUYÊN

^

Tọa thiền không phải là ngồi quán tưởng — và nó hoàn toàn khác với chiêm nghiệm. Tọa thiền là sự làm trống rỗng tâm trí khỏi mọi ý nghĩ, chỉđểđơn giản là đang sống.

^

Ở giữa toàn bộ thiện và ác, không một ý tưởng trồi lên trong tâm trí — đó gọi là tọa.

Nhìn vào bản chất tự nhiên (tự tánh) của mình, không chút nào chuyển động — đó gọi là thiền. HUỆ NĂNG

^

Ngày nọ, có người tới với Ikkyu (Nhất Hưu) và yêu cầu:

- Bạch Thầy, xin vui lòng viết cho tôi vài câu châm ngôn về trí huệ tuyệt vời? Ikkyu cấm bút viết:

- Chú ý. Người đó hỏi: - Thế thôi sao?

Nghe vậy, Ikkyu viết thêm: - Chú ý. Chú ý.

Người đó nói:

- Vậy ư? Tôi thật sự chẳng thấy sâu sắc lắm trong những gì thầy viết. Lúc đó, Ikkyu viết cũng một chữấy ba lần nữa:

- Chú ý. Chú ý. Chú ý. Bực tức, người đó yêu cầu:

- Vậy thì chữ "Chú ý" nghĩa là gì? Ikkyu dịu dàng trả lời: - Chú ý nghĩa là chú ý. THIỀN THOẠI ^

Tọa thiền không phải là thực hành sự tự cải tiến, giống như một tiến trình kết giao bằng hữu hoặc tác động lên người khác. Với người nghiêm chỉnh tọa thiền thì xuất hiện một sự biến đổi có tính con người, nhưng đó không phải là vấn đềđiều chỉnh cái tôi. Ðó là quên đi bản ngã.

ROBERT AITKEN ^ Hãy gõ lên trời và lắng nghe. LỜI THIỀN ^ Thấy bản ngã của mình thì khó như nhìn lui mà đừng ngoái cổ. THOREAU ^

Nếu bạn nhìn lâu vào hố thẳm, hố thẳm cũng nhìn lâu vào bạn. NIETZSCHE

^

Thiền không phải là một loại hứng thú nào đó, mà là sự chú mục vào lề thói sinh hoạt thường ngày.

1. Từ rắc rối, tìm giản dị. 2. Từđối nghịch, tìm hòa hợp. 3. Ngay giữa chỗ khó khăn nằm sẵn cơ hội. ALBERT EINSTEIN ba nguyên tắc làm việc ^

Thiền định chân chính là gì? Là biến mọi sự ho, nuốt, vẫy tay, cử động, ngồi yên, lời nói, hành động, thiện và ác, thành công và hỗ thẹn, được và mất, đúng và sai, thành một công án.

BẠCH ẨN ^ Nhìn lên mới thấy các vật lớn, Nhìn xuống thì chỉ thấy các vật nhỏ. G.K.CHESTERTON ^

Ðối với người bình thường, những kẻ tâm trí là bàn cờ chồng chéo những phản chiếu, những ý kiến, những thành kiến, thì rõ ràng sự hoàn toàn chú ý là điều bất khả thi; vì thế đời sống của hắn không tập trung trên chính thực tại mà là trên những ý tưởng về thực tại.

Bằng việc tập trung tâm trí vào từng đối tượng và từng hành động, người quán tưởng tự lột bỏ khỏi những ý nghĩ không thích đáng và để cho mình nhập vào sự hòa hợp trọn vẹn với cuộc đời.

PHILIP KAPLEAU

^

Ðối với sự giải thoát toàn bộ, ngồi là cổng ra vào của chân lý. ÐẠO NGUYÊN

^

Trong khi tọa thiền, não và ý thức trở nên thuần khiết. Nó y nhưđể yên nước bùn trong ly. Từng chút một, cặn lắng xuống đáy và nước thành tinh sạch.

TAISEB DESHIMARU

^

Tọa thiền không phải là phương tiện cho một cứu cánh. Nó là cả phương tiện lẫn cứu cánh. KRISHNAMURTI ^ Tọa thiền tự nó là Thượng đế. ÐẠO NGUYÊN ^ Hãy dạy chúng tôi màng và chẳng màng Hãy dạy chúng tôi ngồi yên.

T.S. ELIOT

^

Chúng ta bệnh vì say mê những công cụ hữu dụng như các danh xưng, các con số, các biểu tượng, các bảng hiệu, các khái niệm và các ý tưởng.

Vì thế thiền định là nghệ thuật đình chỉ trong một thời khoảng việc suy nghĩ bằng ngôn từ và biểu tượng;

nó là cái gì đó giống nhưđám khán giả nhã nhặn ngưng trò chuyện khi sắp bắt đầu cuộc hòa nhạc. ALAN WATTS

^

toàn bộ bất động.

Chỉ lúc ấy mới có thể biểu thị bản chất thật và qui luật của vạn vật từ bên trong và một cách vô thức, và cuối cùng trở nên một với đất trời.

LÃO TỬ

^

Bạn không cần rời căn phòng của mình.

Hãy ngồi lại bên chiếc bàn và nghe. Thậm chí không nghe, chỉ chờ. Thậm chí không chờ, chỉ ngồi thật yên và cô đơn.

Thế giới sẽ tự nó phô ra trọn vẹn cho bạn [vì] nó chỉ còn cách duy nhất là ngây ngất lăn mình dưới chân bạn.

FRANZ KAFKA

^

Trong tọa thiền, ta chính là cái đang là, cái ta đã là và cái ta sẽ là, trong tức thời hợp lại làm một. PETER MATHIESSEN

^

Khi người ta dấn thân vào tọa thiền thì những gánh nặng tinh thần, những lo âu không cần thiết và những ý nghĩ lang bang sẽ biến mất từng cái rồi từng cái; cuộc sống diễn ra êm đềm và khoan khoái. Lúc ấy thiền sinh có thể dựa vào trực giác mà lập quyết định.

Khi người ta hành động theo trực giác thì không trổi lên ý nghĩ thứ hai mà cùng theo với nó là nhị nguyên, hoài nghi và lưỡng lự.

NYOGEN SENZAKI

^

Nếu bạn có môt ly chứa đầy thứ dung dịch mà bạn có thể thao thao bất tuyệt về phẩm chất của nó, tranh luận không biết nó lạnh hay ấm, không biết nó có quả thật là sự kết hợp của H2O, hoặc là nước khoáng hay là rượu sa-kê. Tọa thiền là uống nó.

TAISEN DESHIMARU

^

Sự độc đáo của tọa thiền nằm ở chỗ này: rằng tâm trí được giải thoát khỏi sự câu thúc của mọi hình thức tư duy, thị kiến, mục đích và tưởng tượng, tuy thế nó được thiêng liêng hóa và nâng cao, và đưa tới một trạng thái tuyệt đối trống rỗng; từ chỉ một trạng thái đó thôi, tới ngày nào đó người ta có thể tri giác được bản chất thật sự của mình hoặc bản chất của vũ trụ.

PHILIP KAPLEAU

^

Các bậc tôn sư đều nói với chúng ta rằng thực tại của cuộc sống — mà tiếng động của chúng ta làm thức dậy cái ý thức ngăn chận không cho chúng ta nghe — nói với chúng ta chủ yếu trong im lặng. K.G. DURCKHEIM

^

Tôi không để ý tới Thượng đế và các thiên thần của ngài vì tiếng động của một con ruồi, vì tiếng lách cách của xe đò, vì tiếng cọt kẹt của cánh cửa.

Một phần của tài liệu Cẩm nang sống thiền (Trang 103 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)