- Rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp
3.3.3. Đối Với Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam là đầu não, chỉ đạo và quản lý hoạt động của các chi nhánh, trong đó có chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy. Vì vậy, sự hỗ trợ và tư vấn của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam sẽ tạo điều kiện giúp Chi nhánh BIDV Cầu Giấy hoạt động có hiệu quả, góp phần làm vững mạnh hệ thống ngân hàng đầu tư trên toàn quốc.
Một là: Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để CBTD của các
chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ.
Hai là: Phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương
trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
Ba là: Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ
thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của Ngân hàng và đội ngũ nhân sự.
Bốn là: Thiết lập quy trình nghiệp vụ thống nhất, đồng bộ tạo điều
kiện thuận lợi cho các chi nhánh hỗ trợ nhau.
Năm là: Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm tín dụng, nhất là những
khoản tín dụng dễ xảy ra rủi ro nhất.
Sáu là: Đẩy mạnh công tác Cổ phần hóa trong năm 2011 để tăng vốn điều lệ tối thiểu từ 4.000-5.000 tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu lên 29.000- 30.000 tỷ đồng và vốn điều lệ lên 18.000-19.000 tỷ đồng (vốn điều lệ hiện tại của BIDV là 14.374 tỷ đồng - Nguồn: NHNN).
Trong tiến trình hội nhập, vốn điều lệ của NHTM còn quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực thế giới sẽ là một bất lợi lớn.
Việc chủ động tăng tiềm lực tài chính sẽ giúp Ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.