Tình hình nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 47)

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được coi là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Khi tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi, và ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng càng cao.

Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (2008-2010)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ nhóm 3-

5 7.220 10.781 13.185

Tổng dư nợ 2.062.792 2.395.792 2.690.829

Tỷ lệ nợ

xấu (%) 0,35 0,45 0,49

(Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy

2008-2010)

Tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm trong giai đoạn 2008-2010. Cụ thể là: Năm 2008 là 0,35%, năm 2009 tăng tới 0,45% và năm 2010 tăng là 0,49%. Đây là dấu hiệu không tốt, thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh có phần giảm sút, có nguy cơ trong việc đảm bảo an toàn về vốn. Lạm phát, kinh tế gặp nhiều khó khăn cũng như lãi suất cao là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng về tỷ lệ nợ xấu. Các yếu tố này tác động tiêu cực tới các khách hàng của Chi nhánh, khiến cho việc trả nợ ngân hàng trở nên khó khăn, dẫn tới gia tăng nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức thấp so với quy định.

Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng lên trong 3 năm 2008- 2010. Điều này phản ánh chất lượng các khoản vay chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay nhằm giảm hơn nữa tỷ lệ nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w