Giải pháp trong công tác xử lý nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 57)

Việc xử lý nợ quá hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì nợ quá hạn tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng, đến nguồn vốn của ngân hàng. Đó là hậu quả của việc “gián đoạn” trong quá trình chu chuyển vốn. Vì vậy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn:

- Ngăn chặn nợ quá hạn với các biện pháp như rà soát lại khách hàng và toàn bộ số dư, chấn chỉnh lại các khâu trong quá trình xem xét thẩm định cho vay, kiểm tra kiểm soát qui trình cho vay không không để nợ quá hạn mới, chú trọng hạn chế và giảm thấp tỷ lệ quá hạn.

- Có cơ chế khen thưởng đối với những cá nhân và tập thể có nhiều thành tích trong công tác giúp Ngân hàng xử lý nợ quá hạn.

- Thường xuyên tổ chức sơ tổng kết công tác xử lý nợ quá hạn, rút ra những kinh nghiệm để triển khai áp dụng trong toàn Chi nhánh.

- Tăng cường chất lượng thông tin tín dụng nhằm phát hiện kịp thời nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý.

- Đối với khách hàng có nợ quá hạn mà có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để doanh nghiệp sản xuất bình thường song phải tiến hành giám sát chặt chẽ từng khoản thu chi. Điều phối cán bộ ngân hàng trực tiếp cùng doanh nghiệp điều hành phương án sao cho có hiệu quả và qua đó thu dần nợ.

- Thực hiện phân loại nợ theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và quyết định 18/2007/NHNN để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể trong việc ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.

- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự trữ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ quá hạn.

- Tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w