Xây dựng chiến lược Marketing hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 61)

- Chú trọng nhiều hơn đến chất lượng giao dịch trực tiếp với khách hàng:

Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường của các dịch vụ ngân hàng tài chính, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn các dịch vụ phù hợp với mình hơn, vì thế mức độ trung thành của khách hàng với mỗi ngân hàng cũng thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Vì vậy, song song với việc thu hút khách hàng Chi nhánh cần có các biện pháp để giữ chân khách hàng. Theo đó, Chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì chất lượng phục vụ. Điều này, phụ thuộc trước hết vào tác phong làm việc và văn hóa giao dịch của các cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

- Chủ động tìm đến với khách hàng: Trong điều kiện cạnh tranh, thì

chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng.

Khi chủ động tìm đến khách hàng tức là ngân hàng đã chủ động thẩm định trước về khách hàng để lựa chọn. Việc chủ động tìm đến khách hàng là một biện pháp tiếp thị rất hiệu quả khi ngân hàng có mặt đúng vào thời điểm khách hàng phân vân lựa chọn ngân hàng để vay vốn. Đặc biệt đối với khách hàng mới thành lập, hoặc mới vay ngân hàng lần đầu, và kể cả các khách hàng đã từng vay của các ngân hàng khác thì hiệu quả càng cao. Như vậy, việc chủ động tìm đến với khách hàng một mặt giúp Chi nhánh có thể mở rộng tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng của khoản tín dụng.

- Thực hiện chính sách hợp lý:

+ Thường xuyên tổ chức phân loại khách hàng để có chính sách hợp lý với từng đối tượng. Đối với những khách hàng truyền thống, uy tín Chi nhánh nên có chính sách lãi suất phù hợp, áp dụng mức lãi cho vay thấp hơn các nhóm khách hàng khác.

+ Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu lợi ích của khách hàng.

- Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng:

+ Đánh giá đúng khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí thẩm định, kiểm tra giám sát, làm cho chất lượng đánh giá được nâng cao. Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, Ngân hàng có điều kiện để nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là rủi ro về đạo đức.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ về tổ chức, nghiệp vụ, kinh tế xã hội. + Định kỳ tiến hành phân tích đánh giá quan hệ dưới nhiều hình thức khác nhau để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp uốn nắn kịp thời nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

+ Phải đào tạo được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” để phục vụ khách hàng tốt theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách

đi”.

+ Không ngừng củng cố và nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường thông qua việc đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ và các hình thức dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

- Phân tích đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn: Nghiên cứu kĩ các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để hiểu rõ đối thủ. Từ đó, xây dựng chiến lược cạnh tranh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 61)