Tăng cường và chú trọng việc nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát cho các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 88)

tác kiểm tra, giám sát cho các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng cho các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân, là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Do đó cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi phức tạp, kẻ thù đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta. Trong nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng tới đảng viên và tổ chức đảng, vì vậy hơn lúc nào hết công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng là cực kỳ quan trọng. Để nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

- Phải coi trọng việc nghiên cứu, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát trong giai đoạn cách mạng mới. Trước hết, phải nang cao nhận thức cho đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng ở các cấp, đảng viên là cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và các đồng chí lãnh đạo Ủy ban

kiểm tra các cấp. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cấp, mỗi tổ chức đảng.

- Cấp ủy các cấp phải có chương trình, kế hoạch, biện pháp, hình thức thích hợp để tổ chức cho các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình nghiên cứu, quán triệt sâu sắc quy định của Điều lệ Đảng (khóa XI), Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về Thi hành Điều lệ Đảng, Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; Quy định số 47-QĐ/TW (khóa X), của Bộ Chính trị, quy định về những điều đảng viên không được làm; Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 21/3/2012 của Bộ Chính trị, ban hành Quy chế giám sát trong Đảng..v.v. Từ đó có nhận thức đúng, vận dụng thực hiện tốt theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức đảng và tuyên truyền động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Có thể tổ chức hội thi tìm hiểu về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, đối với sự tham gia của cán bộ, đảng viên, nhất là để cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát tham gia để nâng cao nhận thức và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Khắc phục tình trạng tổ chức nghiên cứu, quán triệt mang tính hình thức, thiếu cụ thể, sâu sắc, thiếu liên hệ giữa lý luận với thực tế ở đại phương, đơn vị.

- Ủy ban kiểm tra các cấp chủ động tham mưu, giúp cấp ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cho các cấp ủy viên và cán bộ chủ chốt của các tổ chức đảng ở cấp mình; chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát ch o cán bộ kiểm tra cấp mình và cấp dưới trong đảng theo sự phân cấp của ngành, bảo đảm cán bộ kiểm tra phải nắm vững, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thiết thực cho nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, vai trò trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia giám sát hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, nắm được các quy định của Đảng về công tác giám sát (nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp giám sát …) để tích cực tham gia giám sát hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên. Có thể biên soạn thành tài liệu phát trên truyền hình, đài truyền thanh, loa truyền thanh, đăng trên báo; tổ chức các cuộc tọa đàm với sự tham gia của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân để có nhận thức đúng và phối hợp thực hiện công tác giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên. Tạp chí kiểm tra mở chuyên mục nghiên cứu, trao đổi về công tác giám sát trong Đảng để góp phần làm sáng tỏ hơn cả về lý luận và thực tiến về giám sát và công tác giám sát.

2.2.2.2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra và đảng viên phải nắm vững các nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, phải nắm vững các nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi kiểm tra, giám sát; các phương pháp kiểm tra, giám sát để thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp thực hiện hoặc tham gia thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác lãnh đạo của Đảng, là công tác xây dựng Đảng, là sinh hoạt nội bộ Đảng. Do đó, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải theo đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đúng tính chất công tác đảng. Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra là: dựa vào đảng viên và tổ chức đảng; phát huy tinh thần tự giác, phê bình và tự phê bình của đảng viên và tổ chức đảng; phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng; làm tốt công tác thẩm tra, xác minh; kết hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành có liên quan, cụ thể:

- Phải dựa vào tổ chức đảng.

Tổ chức đảng là cơ quan lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới. Có dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra (cấp ủy hoặc Ủy ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban của cấp ủy) mới hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận một cách chính xác.

Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, nhưng tùy tình hình cụ thể của tổ chức đảng để có cách vận dụng cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, có thể kiện toàn tổ chức đảng trước khi tiến hành kiểm tra.

- Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên.

Tổ chức đảng được thành lập theo quy định của Điều lệ Đảng, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, tự nguyện gia nhập Đảng, phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng. Đó là cơ sở tư tưởng và tổ chức để tổ chức đảng và đảng viên tự giác chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao, tự giác chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền. Tự giác là bản chất của Đảng. Vì vậy, tự giác không chỉ là phương tiện mà chính là mục đích của công tác kiểm tra nói riêng và công tác xây dựng đảng nói chung. Tự giác là phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức, ý chí, bản lĩnh của tổ chức đảng và đảng viên. Tự giác là một quá trình và mức độ tự giác của mỗi tổ chức đảng và đảng viên khác nhau do điều kiện trưởng thành, công tác, sản xuất, chiến đấu, thử thách rèn luyện có khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành công tác kiểm tra, các tổ chức đảng cần coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được kiểm tra nhằm phát huy và nâng cao

tinh thần tự giác tự phê bình để nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm và giúp cho tổ chức kiểm tra có cơ sở kết luận chính xác. Đối với những trường hợp quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết điểm, cần kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với đấu tranh và công tác thẩm tra, xác minh để làm rõ đúng, sai.

- Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta không có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng "dân là gốc" phải được quán triệt trong công tác xây dựng Đảng. Một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ chức, động viên quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác và phẩm chất của cán bộ, đảng viên. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên luôn luôn được quần chúng quan tâm, nhận biết. Thực tiễn đã chứng minh là có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra trong nội bộ Đảng là do quần chúng phát hiện. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra phải coi trọng việc phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Việc lấy ý kiến của quần chúng góp ý, phê bình tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phải có tổ chức, có lãnh đạo và tùy theo yêu cầu, nội dung, đối tượng mà xác định phạm vi, phương thức cho phù hợp (thông qua cơ quan lãnh đạo của đoàn thể chính trị - xã hội; trực tiếp thu nhận ý kiến từng người, họp một số người để quần chúng phát biểu ý kiến; góp ý kiến bằng thư…). Những ý kiến quần chúng đóng góp đúng phải trân trọng tiếp thu, khuyến khích, cổ vũ; nếu có ý kiến chưa đúng phải giải thích để quần chúng hiểu rõ, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất giữa tổ chức đảng với quần chúng.

- Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh

Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra là phải đánh giá, kết luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra để có quyết định chính xác. Muốn vậy, ngoài việc phải dựa vào tổ

chức đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phát huy trách nhiệm xây dựng đảng của quần chúng, phải hết sức coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.

Thực tiễn cho thấy có nhiều tổ chức đảng và đảng viên khi được kiểm tra đã tự giác trình bày nghiêm túc trước tổ chức đảng có thẩm quyền cả ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân và tổ chức của mình, nhưng cũng có không ít tổ chức đảng và đảng viên quanh co, giấu giếm, thậm chí tìm mọi cách đối phó, gây khó khăn, trở ngại đối với công tác kiểm tra. Tổ chức đảng quản lý đảng viên và tổ chức đảng được kiểm tra có nơi thiếu tự giác, còn hữu khuynh, thiếu tính chiến đấu. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên bao giờ cũng diễn ra trong không gian, thời gian, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những diễn biến, tình tiết khác nhau, nhiều khi liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người, nhiều cấp khác nhau; có việc còn giữ nguyên bằng chứng, có việc bằng chứng đã bị thất lạc hoặc bị thay đổi… Do đó, đòi hỏi công tác kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp phải coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh. Chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được kết luận.

- Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành có liên quan.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảng viên vừa là thành viên của tổ chức đảng, vừa là công dân hoặc được phân công hoạt động trong tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp. Đường lối, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa bằng pháp luật, nghị quyết, chính sách, quy định của Nhà nước. Đảng viên vi phạm pháp luật, chính sách… của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể chính trị - xã hội mà mình tham gia cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội có hệ thống tổ chức riêng,

hoạt động độc lập. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước, nhưng không bao biện, làm thay công việc của Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc điểm này nếu không có cơ chế chặt chẽ, phù hợp, nhất là trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật dễ dẫn đến tình trạng thiếu tập trung, thống nhất, chồng chéo, sơ hở, giải quyết vụ việc không kịp thời, chính xác. Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của đoàn thể chính trị - xã hội, phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra với các ban của cấp ủy, với các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là đối với cơ quan thanh tra nhà nước. Vì cơ quan thanh tra nhà nước mới có đủ điều kiện xem xét, kết luận những vi phạm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội... Kết luận của thanh tra nhà nước là cơ sở để tổ chức đảng nghiên cứu, kết luận vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.

- Nắm vững và thực hiện tốt các hình thức kiểm tra, giám sát.

Tùy vào yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng và nội dung kiểm tra, giám sát để lựa chọn hình thức kiểm tra, giám sát thích hợp.

Kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo, là xây dựng Đảng, mà chức năng lãnh đạo và xây dựng Đảng phải được tiến hành thường xuyên. Mặt khác, hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên cũng diễn ra thường xuyên. Do đó, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên, gắn chặt với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ thể hiện được tính chủ động, tính chỉ đạo, đôn đốc, thúc đẩy tổ chức thực hiện. Vì vậy trong toàn bộ quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát thường xuyên phải luôn được chú trọng. Thực tiễn đã chỉ rõ là muốn đạt được hiệu quả thì một trong những yêu cầu quan trọng nhất là công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)