Quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra, giám sát qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 30 - 36)

các thời kỳ

- Quan điểm trước thời kỳ đổi mới.

Điều lệ Đảng chính thức được thông qua vào tháng 10/1930 đã quy định: Trách nhiệm của đảng viên và cán bộ là giữ gìn kỷ luật đảng một cách nghiêm khắc. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ I (10/1935) đã khẳng định: "Cần giữ kỷ luật sắt cho Đảng, những phần tử trái đường chính trị chung của Đảng, của Quốc tế Cộng sản mà không chịu sửa lỗi, những kẻ không phục tùng nghị quyết, Điều lệ, phá hoại kỷ luật của Đảng thì nhất thiết phải khai trừ" [8, tr. 25].

Tạị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951), Đảng ta đã khẳng định: "Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật rất nghiêm, kỷ luật sắt. Kỷ luật ấy là một đặc điểm của Đảng..."; Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã nêu rõ: "Phải tăng cường kiểm tra và giám sát của Đảng đối với cán bộ và cơ quan nhà nước, giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, xử lý thích đáng với những phần tử quan liêu gây tác hại nghiêm trọng cho Đảng và Nhà nước" [18, tr. 50] và nhấn mạnh: "Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì lãnh đạo sẽ trở thành quan liêu" [18, tr. 87]; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã yêu cầu phải: "Tổ chức chu đáo, thường xuyên và có

hệ thống cống tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách, ngăn ngừa xảy ra sai lầm, ngăn ngừa các vụ vi phạm nguyên tắc. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo" [3, tr 192-193]; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) đã nêu rõ:

Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, nhất là trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính quyền. Hiệu lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện đòi hỏi phải hết sức coi trọng và tăng cường công tác giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Phải có chương trình và kế hoạch tổ chức công tác kiểm tra một cách chu đáo. Trong chương trình công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng và ban thường vụ các cấp ủy phải có chương trình kiểm tra.

Cần tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, công tác này phải được nâng lên trình độ khoa học bảo đảm kịp thời, chính xác và có hiệu quả... Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo [4. tr. 122-123].

- Quan điểm của Đảng ta thời kỳ đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là đại hội đổi mới, Đại hội tiếp tục khẳng định các quan điểm về kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng mà Đại hội V đã chỉ ra, đồng thời nhấn mạnh:

Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của đảng, là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện. Đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu. Mọi tổ chức từ cơ quan đảng, nhà nước đến đoàn thể quần chúng, mọi lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, không có ngoại lệ, đều phải đặt dưới sự kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm quyền. Trung ương đảng và các cấp ủy đảng phải nắm chắc công tác kiểm

tra, sử dụng kết quả kiểm tra vào việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết. Mỗi cấp ủy trong từng thời gian đều phải có chương trình kiểm tra, tập trung vào những công tác chủ yếu, những đơn vị trọng điểm, sử dụng và phát huy vai trò của Ủy ban kiểm tra và các ban của Đảng, kết hợp chặt chẽ kiểm tra của Đảng với thanh tra Nhà nước và kiểm tra của quần chúng; kiểm tra phải đi tới kết luận rõ ràng và xử lý đúng đắn [4, tr. 137-138].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, phức tạp, những thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau. Trong bối cảnh đó Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; khẳng định sự kiên định, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; trong xây dựng đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Phát huy đến mức cao nhất hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Đến Đại hội VIII của Đảng (7/1996) nêu rõ: "Một vấn đề được nhấn mạnh trong các văn kiện kỳ này là tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra của Đảng... các cấp ủy và tổ chức đảng phải trực tiếp kiểm tra và sử dụng các ban để kiểm tra..." [7]. Đồng thời khẳng định: "Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng... Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng" [7].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã thẳng thắn nhận định:

Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Một số tổ chức đảng chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị

vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt giảm sút... Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền... Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu [9, tr. 138].

Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của Ủy ban kiểm tra các cấp, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên [9, tr. 138].

SSồng thời tiếp tục khẳng định: "Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của đảng" [9, tr. 138].

Trên cơ sở tổng kết 20 năm thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm chủ yếu, trong đó có bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát, đó là:

Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh [11, tr. 278].

Từ tổng kết của lý luận và thực tiễn, lần đầu tiên Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đầy là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng khẳng định:

Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo... Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân... [12].

Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nêu rõ:

Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tố chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay [14, tr. 169].

Đồng thời Đảng ta yêu cầu:

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống Ủy ban kiểm tra các cấp. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên [14, tr. 169]. Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, đã chỉ rõ:

Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa

chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…

Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.

Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân [17].

Tình hình trên đây do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, và nguyên nhân chủ quan rất quan trọng mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), chỉ ra đó là:

Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát...; Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc [17].

Có thể nói rằng, quan điểm nhất quán của Đảng ta trong hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành luôn khẳng định công tác kiểm tra, giám sát là một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; không kiểm tra, giám sát thì coi như không lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)