Kết quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp theo

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 60 - 64)

quy định Điều 30, Điều lệ Đảng

Trong nhiệm kỳ 2005-2010, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 4 chương trình kiểm tra (Chương trình 07, 37, 67, 97), trực tiếp tổ chức thực hiện và chỉ đạo cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương trên các lĩnh vực, như: Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai, khoáng sản, các đoàn đi công tác nước ngoài, các quỹ vì người nghèo, quỹ cứu trợ...; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; phòng chống tham nhũng, lãng phí; Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng ở các vùng; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước v.v...

Trong nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện Chương trình kiểm tra của ban Bí thư về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hằng năm Trung ương và các địa phương, đơn vị đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo cấp ủy cấp dưới tự kiểm tra. Nhiều địa phương, đồng chí phó bí thư, thường trực làm trưởng ban chỉ đạo; ở Trung

ương, Ban Bí thư giao đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì thành lập 31 đoàn kiểm tra với các nội dung khác nhau, do các đồng chí Thành viên Ủy ban làm trưởng đoàn, trực tiếp kiểm tra 31 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương (phụ lục số 2). Các cấp ủy trực thuộc Trung ương đã thành lập trên 500 đoàn trực tiếp kiểm tr trên 1.300 tổ chức đảng trực thuộc.

Quá trình tổ chức thực hiện nổi lên một số sai phạm:

- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm vật tư, tài sản còn vi phạm Quy chế đấu thầu; mua vượt dự toán, chế độ không đúng đối tượng; mua tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết, chấp hành chưa nghiêm túc quy định của Chính phủ về mua sắm ô tô con. Qua kiểm tra, Bna Bí thư đã giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 2 tổ chức đảng.

- Về quản lý, sử dụng ngân sách nhàn ước trong đầu tư xây dựng và tình hình nợ đọng vốn trong xây dựng cơ bản còn khá phổ biến, với giá trị lớn do đầu tư dàn trải, phân bổ vốn thiếu tập trung; nhiều dự án, công trình kéo dài, thậm chí phải ngừng thi công, nhiều dự án chậm phát huy tác dụng...

- Việc sử dụng tài sản công là nhà, đất còn để lãng phí, sai mục đích. Công tác quản lý đất đai buông lỏng, vi phạm khá phổ biến. Tình trạng chung ở các địa phương, đơn vị dự án chưa hoặc chậm triển khai đưa vào sử dụng, gây lãng phí. Còn để thất thu tiền sử dụng đất, thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án với số tiền lớn.

- Việc tổ chức các đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài không tiết kiệm, sử dụng kinh phí lớn, có địa phương chi hàng chục tỷ đồng cho các đoàn.

- Việc quản lý, sử dụng các quỹ vì người nghèo, quỹ cứu trợ và các hoạt động từ thiện khác ở một số địa phương chưa tốt, để tồn quỹ lượng tiền lớn, gây lãng phí. Năm 2009, đoàn kiểm tra của Ban Bí thư kiểm tra tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hiện lượng tiền tồn ở quỹ người nghèo,

quỹ cứu trợ là 117,2 tỷ đồng. Một số cá nhân vi phạm, như ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần thơ và Bến Tre... phải thi hành kỷ luật đảng.

Trong nhiệm kỳ, cấp ủy các cấp kiểm tra 1.089.771 đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng; trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương kiểm tra 2.663, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy và tương đương kiểm tra 111.452, cấp ủy cơ sở kiểm tra 975.656 đảng viên. Qua kiểm tra phát hiện 11.594 đảng viên vi phạm, phải thi hành kỷ luật 2.953 trường hợp. Kiểm tra 181.372 tổ chức đảng, qua kiểm tra phát hiện 6.327 tổ chức co vi phạm, phải xử lý kỷ luật 163 tổ chức.

Cấp ủy các cấp giám sát 110.100 đảng viên, trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 991, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy và tương đương giám sát 24.305, cấp ủy cơ sở giám sát 84.804 đảng viên. Giám sát 104.114 tổ chức, trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 1.229, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy và tương đương giám sát 17.392, cấp ủy cơ sở giám sát 35.273 tổ chức.

Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp trên và cấp mình; các nguyên tắc tổ chức của Đảng, quy chế làm việc; giữ gìn đoàn kết nội bộ, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Các cuộc kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều phân công một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng phụ trách.Các cuộc kiểm tra của cấp ủy các cấp từ tỉnh đến huyện, cơ sở đều phân công một đồng chí trong cấp ủy phụ trách. Kết quả từng cuộc kiểm tra từ Trung ương đến cấp ủy cơ sở được thảo luận và ra văn bản kết luận. Nhiều cuộc kiểm tra được tổng kết từ cơ sở lên đến Trung ương, như kiểm tra về thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; về đẩy mạnh cải cách hành chính; về sắp xếp, đổi mới, phát triển và

nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước v.v... có tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hoạch định, bổ sung, sửa đổi quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở tầm vĩ mô.

Cấp ủy các cấp định kỳ nghe báo cáo về kết quả hoạt động của Ủy ban kiểm tra và tình hình thi hành kỷ luật trong Đảng (Ban Chấp hành Trung ương định kỳ nghe báo cáo mỗi năm một lần, Bộ Chính trị mỗi năm hai lần; cấp ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp ủy các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh và đảng ủy các xã, thị trấn mỗi năm 2 lần và nghe bất thường khi có tình hình phức tạp cần phải chỉ đạo giải quyết kịp thời). Công tác chỉ đạo tổng kết hằng năm được các cấp ủy quan tâm, coi trọng.Việc Ban Bí thư Trung ương và cấp ủy các tỉnh, thành phố đã chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết, chỉ đạo đưa nội dung kiểm điểm, đánh giá công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng trong đảng bộ mình vào báo cáo tổng kết là một nét mới trong nhiệm kỳ 2005-2010, thể hiện trách nhiệm cao của cấp ủy trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Công tác xây dựng tổ chức bộ máy, kiện toàn Ủy ban kiểm tra các cấp, việc luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra được cấp ủy quan tâm chỉ đạo; một số chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm tra do Trung ương ban hành đã tạo được động lực mới, động viên, khích lệ, tạo sự phấn khởi trong đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên trách.

Để giúp Trung ương ban hành nghị quyết, quyết định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chủ động xây dựng các đề án, thành lập ban chỉ đạo thực hiện theo từng chuyên đề, tổ chức tổng kết từ cấp cơ sở đến Trung ương, tổ chức các cuộc hội thảo để lấy ý kiến của các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương qua các thời kỳ; đại diện cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn ở Trung ương, các nhà khoa học, các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)