của chủ thể kiểm tra, giám sát và đối tượng kiểm tra, giám sát để vận dụng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Tâm lý của chủ thể kiểm tra, giám sát và đối tượng kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chủ
thể kiểm tra, giám sát và chịu sự kiểm tra, giám sát của đối tượng. Xác định rõ tâm lý của chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho việc thực hiện của chủ thể kiểm tra, giám sát được chủ động, có kết quả, hạn chế được các biểu hiện lệch lạc tác động đến chủ thể kiểm tra, giám sát khi thực hiện nhiệm vụ được giao; giúp cho đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát; ngăn ngừa các biểu hiện lệch lạc của đối tượng kiểm tra, giám sát, từ đó cộng tác, tạo điều kiện thuận lợi, không gây khó khăn, trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chủ thể.
Chủ thể kiểm tra, giám sát là tổ chức đảng cấp trên, nhưng cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công nhiều khi lại có chức vụ thấp hơn đối tượng kiểm tra, giám sát, nên thường có tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm vì nhiều nguyên nhân. Nếu chủ thể giám sát không có bản lĩnh, không nêu cao ý thức tự phê bình (với chính mình) và phê bình với đối tượng giám sát thì sẽ rất khó trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến kết quả giám sát. Nếu chủ thể giám sát có thái độ không đúng, không có tác phong giản dị, gần gũi, sâu sát, không công tâm, trung thực, không thận trọng, bình tĩnh, lối sống không lành mạnh, trong sáng thì khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; hoặc tính tình nóng nảy, phong cách cư xử thiếu linh hoạt, máy móc, cứng nhắc sẽ dễ bị đối tượng kiểm tra, giám sát cho là kiêu ngạo, hách dịch, thiếu tôn trọng, hiểu không đúng về chủ thể giám sát… Vì vậy, Ủy ban kiểm tra phải thường xuyên giáo dục cán bộ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh, lối sống, tác phong công tác phù hợp, xác định rõ trách nhiệm của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nếu đối tượng có nhận thức không đúng về công tác kiểm tra, giám sát, thường có biểu hiện tâm lý sợ bị giám sát, không muốn gặp chủ thể kiểm tra, giám sát, sợ trách nhiệm, sợ bị mất uy tín, sợ bị đưa ra công khai về thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm của mình,… nên không muốn cộng tác, thậm chí gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát của chủ thể. Vì vậy trước
khi tiến hành kiểm tra, giám sát, chủ thể phải nắm vững tâm lý của đối tượng kiểm tra, giám sát trong từng vụ việc, từng trường hợp cụ thể để có biện pháp động viên, thuyết phục đối tượng kiểm tra, giám sát có nhận thức đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc nắm bắt tâm lý đối tượng kiểm tra, giám sát chính xác, động viên, thuyết phục có kết quả tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của chủ thể; đòi hỏi chủ kiểm tra, thể giám sát phải thường xuyên học tập, đúc rút kinh nghiệm trong thực tế để thực hiện tố nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.