Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 85 - 88)

tra, giám sát trong Đảng

Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. quyền lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực quản lý của Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đều phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, do vậy không thể đặt cơ quan của Đảng, đường lối, chính sách của Đảng lên trên pháp luật hoặc đặt bên cạnh pháp luật và ngược lại. Nhưng cũng không thể tách rời Đảng với Nhà nước; tách rời đường lối, chính sách của Đảng với pháp luật. Bộ máy nhà nước phải lấy đường lối, chính sách của Đảng làm mục tiêu, định hướng cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của mình.Theo đó, pháp luật do nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện phải thể hiện được đầy đủ, sâu sắc quan điểm, nội dung đường lối, chính sách của Đảng. Ngược lại, vai trò và chức năng của nhà nước và của pháp luật phải được coi trọng và không

ngừng hoàn thiện để không những biến những quan điểm, định hướng chính trị của đảng cầm quyền thành các chương trình và hành động của toàn xã hội, mà còn để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền trong thực tiễn cuộc sống. Nói cách khác, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều có vai trò, chức năng riêng của nó không thể thay thế cho nhau.Với tư cách là một tổ chức chính trị - một bộ phận cấu thành của xã hội, Đảng phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đảng tôn trọng vai trò của Nhà nước phải nhìn từ hai phía, một mặt, trên cơ sở thừa nhận sự độc lập và hoạt động sáng tạo của Nhà nước, Đảng không can thiệp vào việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền theo quy định pháp luật của bộ máy nhà nước, mặt khác, bản thân Nhà nước phải tự thể hiện và khẳng định được vai trò của mình trong việc giải quyết những công việc thuộc chức năng, thẩm quyền. Cái gì tạo ra vai trò của nhà nước? Đó chính là quyền lực và việc tổ chức thực thi quyền lực. Nhà nước phải có đủ quyền lực để vận hành được đầy đủ, đồng bộ các chức năng, thẩm quyền theo sứ mệnh mà xã hội trao cho nó để quản lý xã hội, đồng thời vấn đề quan trọng hơn là chính bộ máy nhà nước phải tự kiểm soát được vận hành quyền lực của mình để toàn bộ quyền lực nhà nước luôn được bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, để quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân, được sử dụng vì lợi ích của nhân dân, phòng tránh nguy cơ lạm dụng, tha hóa quyền lực. Nhà nước tự giới hạn quyền lực của mình trong khuôn khổ pháp luật và tự kiểm soát lấy quyền lực được nhân dân trao cho là thể hiện tính trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, để nhà nước luôn luôn là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đảng là hạt nhân lãnh đạo nhà nước, Đảng không đứng trên Nhà nước. Đảng không thể biến bộ máy nhà nước thành một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức của mình. Bởi vì: Nhà nước là quyền lực của nhân dân được biểu hiện một cách tập trung và cao nhất. Ngoài nhân dân ra, không có một thứ siêu quyền lực nào đứng trên quyền lực của nhân dân để giám sát,

kiểm tra đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.Tuy nhiên, Đảng có quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên và tổ chức của Đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước trong việc chấp hành và bảo đảm thực hiện đúng, có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Là đảng viên của đảng cầm quyền, trách nhiệm của các đảng viên, trước hết là các đảng viên được Đảng phân công nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, và các tổ chức đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước, là phải làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện và thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng. Do vậy, các đảng viên và tổ chức đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, thông qua đó, Đảng kiểm soát được tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm bộ máy nhà nước thực hiện đúng và có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, giữ vững bản chất của Nhà nước.

Nghiên cứu từ lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là quan trọng, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng; là hoạt động quan trọng để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nhằm phát hiện những vi phạm trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, góp phần tăng cường củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích công dân. Vì vậy, phải tăng cường thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng để Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền được tôn trọng và tuân theo.

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, Đảng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, nguyên tắc về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là quan điểm và nguyên tắc về việc hình thành, tổ chức và hoạt động của thiết chế có khả năng thực thi kiểm tra, giám sát thực thi quyền lực, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật. Trong nhà nước pháp quyền, một nguyên tắc luôn được đề cao là quyền lực nhà nước phải được đặt trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật và phải

được kiểm soát chặt chẽ và khách quan bởi thiết chế có tính độc lập cao, để tránh sự lạm dụng, tha hóa của việc sử dụng quyền lực. Không có bất kỳ thiết chế nhà nước nào thoát khỏi sự kiểm tra, giám sát để có quyền lực tuyệt đối.

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, xin đề xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)