chế, ngăn ngừa, phát triển và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
- Kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [30].
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện quan trọng nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Địa vị pháp lý của Đảng đã được thể chế hóa để Đảng phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng không đứng trên pháp luật hoặc đứng ngoài pháp luật. Quyền lực của Đảng không mang tính pháp quyền và hoạt động của Đảng không phải là hoạt động quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra đường lối chủ trương, chính sách, Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược; tuyên truyền, thuyết phục, động viên, tổ chức thực hiện và Đảng phải lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước trong việc thực hiện những chủ trương, chính sách... mà Đảng đã ban hành.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011 của Đảng, nêu rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra" [14, tr 88].
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một hoạt động, đồng thời là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong
toàn bộ công tác xây dựng Đảng; đảm bảo cho việc đề ra đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đúng đắn và thực hiện có hiệu quả. Kiểm tra, giám sát là nội dung, là phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước và đối với toàn xã hội, là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, pháp luật chính là sự cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, do vậy, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp cần triệt để tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật, đề cao tính độc lập trong phòng, chống tham nhũng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, không có một thực thể nào đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật. Nguyên tắc pháp chế hiện hữu ở việc chấp hành pháp luật cả từ hai phía các cơ trong hệ thống chính trị, và từ phía cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý. Về phía các cơ quan trong hệ thống chính trị, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc các cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động đều phải thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định. Ở bình diện rộng hơn, nó còn là việc mỗi cơ quan trong hệ thống chính trị thực thi đúng phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm đã được quy định trong Hiến pháp, trong Điều lệ Đảng, điều lệ của các tổ chức và trong các văn bản pháp luật. Ngay trong hoạt động ban hành các quyết định, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng được thể hiện ở văn bản của các cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy định trong các văn bản của các cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn phải phục tùng những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Về phía các đối tượng quản lý, mọi công dân, cá nhân, tổ chức trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đều phải thực hiện theo các quy định
của pháp luật. Hệ thống pháp luật quy định cho mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức có những quyền nhất định như quyền tự do kinh doanh, tự do đi lại, quyền được học tập, quyền có nhà ở... đồng thời pháp luật cũng quy định những nghĩa vụ nhất định. Ngoài ra pháp luật còn có những quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Pháp chế đòi hỏi tất cả những quy định đó đều phải được tuân thủ một cách tuyệt đối.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, không thể lúc nào, ở đâu pháp luật cũng được thực thi nghiêm chỉnh. Sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ còn là một thực tế. Để giải quyết vấn đề này, người ta có thể áp dụng nhiều biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế. Tất cả các biện pháp đó đều cần đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chỉ có qua cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng, của Nhà nước mới có thể đánh giá được một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó chấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật hay không, vi phạm ở mức độ nào… từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp. Do vậy, kiểm tra, giám sát của Đảng là phương thức bảo đảm pháp chế trong Nhà nước pháp quyền.
- Kiểm tra, giám sát là biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì đó chính là nguyên nhân của bệnh quan liêu, dẫn đến tham ô, lãng phí. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc năm 1960, Người chỉ rõ: Lãng phí, quan liêu, mệnh lệnh trong cơ quan nhà nước, trong cán bộ lãnh đạo còn nhiều. Ví dụ như dùng người không cẩn thận, dùng ẩu, không biết rõ lý lịch tốt xấu, nên một số phần tử xấu chui vào các cơ quan ăn trộm, ăn cắp tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Một số cán bộ phụ trách làm việc như "ông quan" ngày xưa, chỉ ngồi bàn giấy, không đi sát thực tế, không hiểu tình hình của cải trong kho còn thừa, thiếu bao nhiêu, thứ nào bị hư hỏng, thứ nào còn
dùng được; không hiểu rõ cán bộ, nhân viên của mình làm việc tốt hay xấu để khen thưởng, cất nhắc người tốt, giáo dục người kém, tẩy trừ những phần tử xấu xa; để chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chỉ có một cách, đó là kiểm tra, kiểm soát. Người đã chỉ rõ mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là giúp cho cấp ủy đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo; chất lượng của các nghị quyết, chỉ thị..., kiểm soát kết quả công việc của cán bộ của mình.Người cho rằng, có kiểm tra, giám sát mới biết rõ cán bộ và nhân viên của mình tốt hay xấu; mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của các cơ quan, mới biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù hợp của các nghị quyết, chỉ thị...Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát khéo thì bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ giảm bớt. Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc phê phán những cơ quan, cán bộ mắc phải bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết...; họ quên mất kiểm tra, giám sát; do đó, mà đầy túi quần thông báo, đầy túi ái chỉ thị mà công việc vẫn không chạy. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người đã thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn xem lại những nghị quyết và chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không như vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó không chỉ là lời nói xuông mà còn hại đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
Công việc của Đảng và Nhà nước càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm chọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt đối
với nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức [28, tr. 300].
Cụ thể hơn, công tác kiểm tra, giám sát chính là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, hướng vào việc xây dựng và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt và nội bộ Đảng; hoàn thiện quy trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật, kỷ cương với mục đích đảm bảo cho các nghị quyết, chỉ thị, quyết định… của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã đề ra được thực hiện một cách nghiêm túc đạt kết quả cao. Bằng những kinh nghiệm thực tế lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích Nga và chính quyền Xô viết trong những năm đầu tiên, Lênin đã rút ra tính tất yếu của công tác kiểm tra, giám sát. Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công tác này, nếu buông lỏng "thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ, sẽ không thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản" [22, tr. 224].
Hồ Chí Minh khẳng định: Khi mục đích, nhiệm vụ chính trị đã được xác định, nghị quyết đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải được đặt lên hàng đầu. Điều cốt yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các nghị quyết, chỉ thị sang lựa chọn người lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đó là vấn đề then chốt đối với Đảng cầm quyền: tìm người, kiểm tra, giám sát công việc-tất cả là ở đó. Trong tác phẩm "Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay", Người đã khẳng định:
"Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích [26, tr. 520].
Đảng ta ngay từ khi thành lập cho đến nay vẫn luôn coi trọng công tác kiểm tra và giữ gìn kỷ luật Đảng. Điều lệ Đảng năm 1930 quy định rõ: Cái
trách nhiệm của đảng viên và các đảng bộ là giữ cho kỷ luật của Đảng một cách nghiêm khắc. Tất cả đảng viên đều phải chấp hành các nghị quyết của Quốc tế, của Đảng, Đại hội của Trung ương và thượng cấp.
Tiếp đó, trong các văn kiện của Đảng, vị trí vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra được nêu lên rất cụ thể, Đại hội lần thứ V của Đảng nêu rõ: Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng ghi: Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của Ủy ban kiểm tra các cấp.
Điều 30, Điều lệ Đảng khóa XI khẳng định:
Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng [15, tr. 51].
Như vậy, kiểm tra, giám sát thực sự cần thiết với mọi tổ chức và con người trong xã hội, đặc biệt là đối với chính đảng của giai cấp vô sản và người cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, có sứ mệnh lịch sử rất nặng nề và vẻ vang là lãnh đạo giai cấp và dân tộc tiến hành thắng lợi cách mạng dân tộc, dân chủ, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Sự nghiệp cách mạng lâu dài, gian khổ, quyết liệt, phức tạp đó đòi hỏi Đảng phải có đường lối, chính sách đúng, có năng lực tổ chức thực hiện cao, đòi hỏi phải tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả.
Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập và suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng và tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát. Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là góp phần bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng; khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi một bước sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là biện pháp phòng trừ hữu hiệu các vi phạm pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của cá tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát rằng: pháp luật phải được tuân thủ. Sự kiểm tra giám sát định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một "sức ép" thường trực lên các đối tượng và nhờ đó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật.
Kiểm tra, giám sát của Đảng không chỉ có chức năng bảo đảm cho các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa được tuân thủ mà còn có chức năng tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Điều này sẽ trở nên chúng ta quan niệm về một Nhà nước làm dịch vụ công. Khi đó, các tổ chức đảng có chức năng kiểm tra, giám sát sẽ thực sự trở thành một trong những địa chỉ mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công dân…trông cậy để có thể nhận được những khuyết nghị, những chỉ dẫn bảo đảm cho hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên của mình thực