Quan điểm, định hướng

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 81)

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng mớ, quan điểm định hướng của Đảng ta về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng:

Thứ nhất: Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm chỉnh phục tùng kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ hai: Công tác kiểm tra, giám sát phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ. Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, "giám sát phải mở rộng", "kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm"; kịp thời phát hiện nhân tố mới để phát

huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đã kiểm tra, kết luận để răn đe và giáo dục.

Thứ ba: Công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác tư tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phải kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm, giữa tự phê bình và phê bình, giữa tự kiểm tra và kiểm tra. Trong mối quan hệ giữa ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Trong mối quan hệ giữa tự phê bình và phê bình thì lấy tự phê bình là chính. Trong mối quan hệ giữa tự kiểm tra và kiểm tra thì lấy tự kiểm tra là chính.

Thứ tư: Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính. Khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh để răn đe và giáo dục; phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, bảo đảm tính khoa học. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, cơ chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thứ năm: Đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình, mở rộng dân chủ, công khai. Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Thực hiện cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Đi đôi với tăng cường kiểm tra công tác cán bộ, phải đề cao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của chi bộ. Đồng thời tổ chức cơ sở đảng phải tăng cường giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất, đạo đức, lối sống; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong Đảng.

Thứ sáu: Đề cáo trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của công dân

trong công tác kiểm tra, giám sát. Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân. Xây dựng các quy chế và biện pháp thực hiện giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. Hoàn thiện cơ chế, giải pháp phòng ngừa; cơ chế giám sát phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân... Công khai hóa các chế độ, chính sách để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát, kiểm tra. Có quy định về kiểm soát, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức. Xây dựng thiết chế khuyến khích bảo vệ cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia giám sát, phát hiện đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 81)