Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 58 - 60)

Ngày sau Đại hội X của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Trung ương khóa X; Bộ Chính trị ban hành Quy định số 23-QĐ/TW, ngày 31/10/2006 về thi hành Điều lệ Đảng, Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24/11/2006 về việc "ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa X"; chỉ đạo tổng kết Chỉ thị 29-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đây là Nghị quyết hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, đáp ứng đòi hỏi của các cấp ủy, Ủy ban kiểm tra và đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến toàn diện về tư tưởng, nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và cụ thể hóa Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 34 văn bản (30 quyết định, 2 kết luận, 2 thông báo), hình thành một hệ thống tương đối toàn diện, đồng bộ các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra các cấp. Các văn bản của Trung ương ban hành là những chủ trương lãnh đạo định hướng lâu dài, đồng thời mang tính chỉ đạo trước mắt, đáp ứng đòi hỏi của cơ sở, đặc biệt là: Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Kết luận của Bộ Chính trị về

Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020; Thông báo kết luận về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo Ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra; Quy định về xử lý đảng viên vi phạm; Quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng; Quyết định về tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra Trung ương và Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy; Kết luận về chế độ, chính sách phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ kiểm tra; Thông báo kết luận về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhờ đó công tác phòng, chống tham nhũng được tiến hành khá mạnh mẽ, hầu hết các cấp ủy đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 1039/2006/UBTUQH ngày 28/8/2006 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong đó đại diện lãnh đạo Ủy ban kiểm tra các cấp là thành viên; Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, quy định về phòng, chống tham nhũng; đặc biệt nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 v.v...

Theo đó cấp ủy các cấp đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, quyết định, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát đến tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, chương trình hành động của cấp mình để tổ chức thực hiện.

Việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Đảng và các nghị quyết của Trung ương thành các quyết định, quy định, quy trình đã góp phần bảo đảm được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương, đồng thời giúp

các tổ chức đảng từng bước khắc phục khó khăn, lúng túng, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần Nghị quyết số 14-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư đã chủ trì tổng kết công tác kiểm tra, giám sát hằng năm. theo đó cấp ủy các cấp đã chủ động tổng kết công tác này. Đây là điểm mới về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Định kỳ, cấp ủy các cấp nghe Ủy ban kiểm tra báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)