hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội
Hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức; trước khi hành động, các tổ chức và cá nhân đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định, chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi ý định, chủ trương, kế hoạch ấy trong thực tiễn. Song, thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng theo quy luật khách quan, nên ý định, chủ trương, kế hoạch đã xác định dù được nghiên cứu, tính toán, cân nhắc kỹ vẫn có thể có những thiếu sót, sơ hở, thậm chí không có khả năng thực thi hoặc sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, muốn đạt được kết quả trong thực tiễn, phải xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá; có nghĩa là phải kiểm tra, giám sát; phải kiểm tra, giám sát toàn bộ từ ý định, chủ trương, kế hoạch đến tổ chức thực hiện và kết quả đạt được để giúp cho tổ chức và cá nhân đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm của chủ trương, kế hoạch, hành động; kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi những thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa phù hợp hoặc sai lầm, lệch lạc; bảo đảm ý định, chủ trương, kế hoạch,
hành động được đúng đắn, chuẩn xác hơn, chất lượng, hiệu quả đạt được tốt đẹp hơn. Do đó, hoạt động có ý thức là hoạt động có kiểm tra, giám sát; ý thức càng cao, tổ chức càng quan trọng, con người ở cương vị càng cao, nhiệm vụ càng khó khăn, phức tạp, thì càng đòi hỏi phải coi trọng và tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát.
Trong các tác phẩm của mình, C.Mác chưa đề cập sâu đến công tác kiểm tra, giám sát của một đảng cầm quyền, nhưng đã thể hiện rõ quan điểm về kiểm tra, giám sát trong quản lý kinh tế - xã hội. Theo C.Mác, để đạt kế hoạch, mục tiêu đã đề ra phải tiến hành kiểm tra, giám sát. kiểm tra, giám sát là phương thức hành động quan trọng để thực hiện mục tiêu.
Lênin luôn coi công tác kiểm tra, kiểm soát (giám sát) là một công cụ hữu hiệu và là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm tra, kiểm soát coi đó như là: "những nhiệm vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ nghĩa sau khi giành được chính quyền" [22, tr. 298]. Theo Lênin: Khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và trọng tâm của sự lãnh đạo phải chuyển "từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc chọn người và kiểm tra sự thực hiện". Người đã nhấn mạnh:
Lựa chọn người, thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công việc đang làm, kiểm tra công việc thực tế, mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy. Nếu như các cán bộ lãnh đạo và các cơ quan của Đảng và Nhà nước chỉ "bù đầu, bù tai" vào những công việc vụn vặt, chìm đắm trong "cái biển" giấy tờ và cái vũng lầy chủ nghĩa quan liêu mà quên mất nhiệm vụ trọng tâm: lựa chọn cán bộ, kiểm tra, kiểm soát, phát triển kinh tế, thì tất cả mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn [22, tr. 451].
Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật và giữ gìn kỷ luật của Đảng. Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của Lênin về công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và trong quản lý Nhà nước. Người cho rằng, mọi hành vi của con người đều vận động theo quy luật khách quan vốn có, Người nói: Người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Nghĩa là dù có là vĩ nhân hay là người bình thường trong xã hội khi đã làm việc thì không tránh khỏi có những lúc bản thân đưa ra phán quyết, ứng xử sai sót, thậm chí sai lầm để lại hậu quả; Người nói: Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm; Tuy nhiên ở góc độ công tác kiểm tra, giám sát, Người khẳng định: "Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra"
[25, tr. 1950]. Người đã khẳng định: "...Khi có chính sách đúng, thì thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [25, tr. 1954]. Người đã nhắc nhở: "Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của mỗi cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời" [25, tr. 1956].
Mục đích công tác kiểm tra, giám sát là nhằm hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát); phát hiện người tốt, việc tốt; ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng; góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã đề ra; xây dựng, củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh. Có kiểm tra, giám sát mới biết rõ cán bộ, nhân viên tốt hay xấu; mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan; mới biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù hợp của các nghị quyết, chỉ thị... Như vậy, kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm..., mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín của
Đảng trước quần chúng. Kiểm tra, giám sát là phương tiện, là liều thuốc đặc hiệu chống lại căn bệnh: "Nghị quyết một đằng, thi hành một nẻo" và bệnh tham nhũng, quan liêu, giấy tờ...
Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn trách nhiệm đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt đối với nhân dân [27, tr. 300].