- Về đãi ngộ, tôn vinh: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “ thực hiện chính sách khuyến khích
3.3.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ
phát huy tiềm năng của đội ngũ
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới công tác tuyển chọn ĐNGV theo hướng giao quyền tự chủ cho nhà trường nhằm phát triển đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm tạo đà cho chất lượng nhà trường.
Đổi mới công tác sử dụng ĐNGV nhằm phát huy khả năng sẵn có của đội ngũ, mang lại sự phát triển toàn diện và bền vững của ĐNGV. Đồng thời đảm bảo việc cân đối về tài chính, ổn định về tư tưởng giúp ĐNGV có thể yên tâm công tác lâu dài tại nhà trường.
70
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp a) Về công tác tuyển chọn
Tuyển chọn giáo viên nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn ĐNGV cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường.
- Căn cứ vào biên chế số giáo viên theo đúng quy định.
Dựa vào quy hoạch phát triển ĐNGV để lập kế hoạch tuyển chọn, trong đó phải làm rõ các nội dung sau: Đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, phương thức, chỉ tiêu, quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn.
Việc tuyển chọn phải được tiến hành thi tuyển hoặc xét tuyển theo hình thức phù hợp, công khai, dân chủ đúng theo luật.
b) Về công tác sử dụng
Phân công, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người Hiệu trưởng. Đó là việc phân công các tổ trưởng bộ môn, giáo viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, hoặc ngược lại, việc phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Cụ thể như:
- Việc phân công, bổ nhiệm tổ trưởng và phụ trách các đoàn thể cần phải đảm bảo tính dân chủ, công bằng. Việc bổ nhiệm phải xuất phát từ lợi ích tập thể, người được bổ nhiệm phải thực sự là giáo viên cốt cán, có uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ, có điều kiện công tác tốt, có năng lực quản lý tốt, được tập thể giáo viên tín nhiệm.
- Việc phân công giáo viên bộ môn giảng dạy các lớp cần đảm bảo tính dân chủ, tính liên tục, tính kế thừa; sự hài hoà kết hợp giữa cũ và mới, già và trẻ; chú ý cơ cấu về trình độ, năng lực của giáo viên công bằng cho các lớp và có sự lưu ý tới tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân của mỗi giáo viên nhằm động viên giáo viên tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
71
- Việc bố trí giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tới năng lực quản lý học sinh của giáo viên và nhiệm kỳ chủ nhiệm là suốt 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12. Đồng thời thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Khi bố trí giáo viên kiêm nhiệm làm công tác Đoàn thanh niên, công đoàn... cần chú ý tới năng lực cá nhân và các điều kiện khác như: thời gian, độ tuổi, giới tính, điều kiện gia đình... Mặt khác, phải đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác kiêm nghiệm, có như vậy mới động viên, khuyến khích giáo viên đầu tư thời gian, công sức hoàn thành tốt công việc được giao.
Về quan điểm sử dụng ĐNGV của nhà trường là phân công “đúng người, đúng việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong ĐNGV, tạo cho họ có được một động lực làm việc tốt, phát huy tối đa niềm say mê, sáng tạo trong công việc, đồng thời tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện.
3.3.3.3. Cách thực hiện biện pháp a) Về công tác tuyển chọn
Nhà trường đề nghị với Sở GD&ĐT, các cấp chính quyền của tỉnh Bắc Giang giao quyền tự chủ cho nhà trường trong công tác tuyển chọn giáo viên.
Xây dựng kế hoạch tuyển chọn giáo viên có tính dài hơi cho nhà trường, đảm bảo đủ số lượng giáo viên cần thiết và ổn định cho mỗi bộ môn.
Nhà trường cần có những chính sách thu hút ĐNGV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi có phẩm chất chính trị vững vàng về công tác tại trường.
b) Về công tác sử dụng
Ban chỉ đạo thống nhất nguyên tắc phân công chuyên môn, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, quy trình và các tiêu chí bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn, phụ trách đoàn thể. Lập dự thảo kế hoạch phân công, phân nhiệm cho ĐNGV, kế hoạch được hướng dẫn và yêu cầu triển khai bắt đầu từ cấp tổ
72
chuyên môn, có giới hạn một số chỉ tiêu và số tiết tối đa kể cả giáo viên làm công tác kiêm nhiệm và có sự lưu ý quan tâm đến nguyện vọng cá nhân.
Việc bố trí, sử dụng ĐNGV phải phù hợp với từng giáo viên, đúng chuyên môn để họ phát huy tốt nhất năng lực, sở trường trong công tác và giảng dạy, đảm bảo cơ cấu đồng đều giữa các lớp về trình độ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT của nhà trường.
Ban chỉ đạo tiến hành theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã phân công: về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao, mức độ phù hợp với công việc, những khó khăn cần tháo gỡ và điều chỉnh kịp thời.
Tiến hành theo dõi, nhận xét và đánh giá kết quả, tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời những giáo viên có thành tích, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục để các hoạt động của nhà trường mang tính toàn diện hơn.
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Việc phân công, bố trí sử dụng đội ngũ phải có sự thống nhất cao trong toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường.
Có sự nhận định, đánh giá khách quan, chính xác về năng lực, khả năng, tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên; phân công phải phù hợp với năng lực, điều kiện công tác, đảm bảo tính khách quan, công bằng và chú ý đến nguyện vọng cá nhân.
Chế độ chính sách phải cụ thể, rõ ràng và hợp lý đối với những trường hợp tham gia công tác kiêm nhiệm.