Quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ Công ty Sách Giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 35)

+ Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ có thể hiểu là việc lập một kế hoạch xây dựng, phát triển tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến sắp xếp, bố trí đội ngũ theo một ý đồ rõ rệt, trình tự hợp lý, trong một khoảng thời gian nhất định để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ trong từng giai đoạn cụ thể. Cũng có thể hiểu một cách đơn giản hơn, quy hoạch cán bộ là cụ thể hoá chiến lược trong toàn bộ hệ thống, đây là bước chuẩn bị lực lượng cán bộ kế cận trong tương lai. Nếu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ sẽ hoàn toàn chủ động về kế hoạch có tính chiến lược trong công tác cán bộ. Thông qua công tác quy hoạch chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng hẫng hụt về đội ngũ cán bộ, đảm bảo được tính kế thừa và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ.

+ Tuyển chọn cán bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác cán bộ. Thông qua hoạt động này chúng ta có thể chuẩn bị và chủ động được nguồn cán bộ, nắm được những thông tin cần thiết như: đội ngũ cán bộ hiện có như thế nào, cần phải đào tạo, bồi dưỡng thêm những gì, biết được năng lực, sở trường và năng lực chuyên môn của cán bộ để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Do yêu cầu trẻ hoá đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ theo yêu cầu của

Đảng, Nhà nước đòi hỏi phải có một sự cải tổ trong vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình mới.

Công tác cán bộ luôn cần có tư duy “đón đầu” vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế cận có ý nghĩa rất quan trọng.

Đào tạo là quá trình biến đổi một con người từ chỗ chưa có nghề thành một người có trình độ nghề nghiệp ban đầu, đào tạo lại; bồi dưỡng là đưa từ một trình độ hiện có lên một trình độ mới, cấp bậc mới. Bồi dưỡng là làm tăng thêm về trình độ hiện có của đội ngũ cán bộ với nhiều hình thức khác nhau, mức độ khác nhau, là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng, qua đó người được bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công việc đang đảm nhận.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một khâu quan trọng trong việc phát triển đội ngũ cán bộ. Để trở thành người cán bộ đáp ứng được những yêu cầu công tác, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được thực hiện toàn diện về mọi mặt, từ đạo đức, pháp luật, kiến thức về chuyên môn, về quản lý, kỹ năng nghiệp vụ và hiểu biết về trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị...

1.3.3. Cải tiến việc đánh giá cán bộ

Đánh giá đúng cán bộ để bố trí vào vị trí đúng người đúng việc đúng năng lực sở trường của họ, tạo động lực để các thành viên này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đánh giá cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người cán bộ quản lý và đây cũng là nhiệm vụ không ít khó khăn. Đánh giá cán bộ với mục đích để thấy rõ được ưu điểm, nhược điểm của từng người và từ đó làm căn cứ để bố trí sử dụng đề bạt hay đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ. Mặt khác, qua việc đánh giá cán bộ, tập thể đơn vị và cấp lãnh đạo có thể hiểu rõ được kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ ra sao.

Đánh giá đúng sẽ có phương hướng và giải pháp đúng, giúp cho cán bộ phấn khởi và tin tưởng. Ngược lại, đánh giá sai sẽ gây tác hại không nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, gây mất niềm tin trong đội ngũ cán bộ

Thông qua việc đánh giá cán bộ để có cơ sở sàng lọc, những cán bộ có triển vọng sẽ được sắp xếp vào danh sách quy hoạch, những cán bộ nào chưa đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn thì phải có kế hoạch điều chỉnh, bố trí sắp xếp lại cho phù hợp.

1.3.4. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ phát triển

Theo lí thuyết tạo động lực thì người quản lý phải tạo ra môi trường để mỗi thành viên cống hiến tận lực khả năng của họ; phải biết cổ vũ các thuộc cấp tham gia toàn diện vào những công việc quan trọng, không ngừng tạo điều kiện cho mọi người tự chủ tự, tự chịu trách nhiệm đối với công việc được giao. Để thực hiện được ý tưởng đó phải tạo được môi trường “hứng khởi” cho việc phát triển đội ngũ.

Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ có được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Hàng ngày áp lực công việc, áp lực tâm lý làm cho mỗi thành viên đã khá mệt mỏi, vì vậy tạo điều kiện môi trường cho việc điều chỉnh môi trường tâm lí công sở, phát triển văn hoá quản lý không những sẽ giảm bớt căng thẳng mà còn tạo nên hiệu quả. Ví dụ: Giao cho nhân viên những mục tiêu cụ thể, đồng thời cho họ tự quyết về cách thức để đạt được mục tiêu đó. Quan tâm đến hiệu quả hơn là cách thức và địa điểm, thời gian thực hiện. Khuyến khích mọi người tìm ra cách thức mới để hoàn thành công việc tốt hơn.

Trong quản lý nhân sự của một tổ chức, điều tác động đến hiệu quả và tinh thần làm việc của mỗi thành viên trong tổ chức đó là sự tin tưởng giao phó. Giao phó cũng chính là thể hiện sự tin tưởng giữa nhà lãnh đạo với cấp dưới của mình. Vai trò quan trọng của quản lý là ở chỗ biết sử dụng nhân tố con người, biết phát huy nội lực, biết khai thác, tập hợp và phát huy được

nguồn sức mạnh tinh thần của quần chúng lao động để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Điều kiện môi trường làm việc là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với việc mỗi người. Nếu điều kiện môi trường làm việc tốt thì sẽ tạo cho cán bộ hứng thú với công việc, tạo điều kiện hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và ngược lại.

1.4. Tiểu kết Chƣơng 1

Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, việc xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, có đủ năng lực, trình độ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có bản lĩnh chính trị vững vàng là yêu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Vì vậy có thể nói việc phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục là đảm bảo cho sự phát triển của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Để làm được vấn đề trên, đòi hỏi Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải xây dựng một chính sách quản lý phát triển đội ngũ cán bộ phát hành mang tính chiến lược, lâu dài trên cơ sở phương hướng mục tiêu nhiệm vụ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Các cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực, cán bộ, đội ngũ cán bộ, quản lý phát triển độ ngũ cán bộ… mà tác giả đã tìm hiểu trong chương này thuộc phần lý luận chung cho việc quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ phát hành. Thông qua đó trong các chương tiếp theo của luận văn, tác giả có những phân tích thực trạng quản lý phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại một số Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phát hành sách giáo dục.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY SÁCH GIÁO DỤC

THUỘC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

2.1. Vài nét khái quát về Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam dục Việt Nam

2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ khi ra đời, năm 1957 đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xuất bản được gần 50.000 đầu sách và phát hành được gần 8 tỷ bản sách các loại.

Quan điểm của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là: Người đọc, người dùng dùng sản phẩm của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không chỉ là các bậc phụ huynh, các nhà giáo có học thức uyên thâm mà còn là các cô bé, cậu bé non nớt đang phát triển trí tuệ và nhân cách nên các sản phẩm đều phải chuẩn mực, phải giữ chữ tín của thương hiệu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Đặc biệt năm 2002, năm bắt đầu thực hiện cổ phần hóa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Hiện các sản phẩm đa dạng gồm sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, sách điện tử, tranh ảnh, bản đồ giáo khoa, thiết bị dạy học và các sản phẩm giáo dục khác.

Các công ty con được hình thành trên cơ sở cổ phần hoá các Xí nghiệp, Nhà máy, Trung tâm, Đơn vị trực thuộc và thành lập mới các công ty cổ phần như: Công ty cổ phần Sách giáo dục tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Sách Dân tộc, Sách dịch - Từ điền, các Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…

Ngoài ra Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tiếp nhận và cổ phần hoá một số Công ty Sách - Thiết bị trường học: Nam Định, Bình Thuận, Bình

Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Bình Định, Quảng Ngãi…; đã mua cổ phần một số Công ty Sách - Thiết bị trường học và liên doanh với một số công ty khác; một vài công ty con của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có có một số công ty cổ phần trực thuộc mình.

Qua 55 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là nhà xuất bản lớn nhất trong cả nước và đã có 67 công ty cổ phần và các đơn vị thành viên với số cán bộ, công nhân viên lên tới gần 3.500 người, liên kết chặt chẽ với 63 công ty Sách và Thiết bị trường học, hơn 100 nhà in trong cả nước, các đối tác nước ngoài như các nhà xuât bản: Bắc Kinh, Macmillan, Pearson…

Có thể nói, hành trình hơn nửa thế kỷ qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói chung và các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói riêng đã đồng hành cùng sự nghiệp trồng người, tận tụy phục vụ ngành giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Ghi nhận những kết quả đạt được trong suốt 55 năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh (nhân kỉ niệm 50 năm thành lập), Huân chương Lao động hạng Nhất (nhân kỉ niệm 55 năm thành lập). Nhiều tập thể, cá nhân cũng được biểu dương khen thưởng.

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả trình bày vấn đề nghiên cứu tại một số Công ty sách giáo dục tiêu biểu thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam:

- Công ty cổ phần Sách giáo dục tại TP. Hà Nội (D14-D6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội).

- Công ty cổ phần Sách giáo dục tại TP. Đà Nẵng (78 Pasteur, TP. Đà Nẵng).

- Công ty cổ phần Sách giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh (63 Vĩnh Viễn, Phường 2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).

2.1.2. Vị trí, vai trò của Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Khi Việt Nam tiến hành những bước hội nhập về mọi mặt với các nước trong khu vực và trên thế giới, khi những thành tựu của nền khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, nền giáo dục Việt Nam cũng tham gia vào nền giáo dục toàn cầu. Toàn cầu hóa và hội nhập đặt ra cho giáo dục Việt Nam những thách thức, khó khăn đòi hỏi nền giáo dục phải có những đổi mới toàn diện để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra thường xuyên liên tục.

Giáo dục Việt nam vừa phải đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển vừa phải giữ được truyền thống, bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, từng bước liên thông quốc tế về trình độ cũng như chất lượng đào tạo.

Có nhiều yêu tố cần thiết để đảm bảo đáp ứng những yêu cầu trên, trong đó vai trò của các giáo trình, sách giáo dục, thiết bị dạy và học là không thể phủ nhận. Trong đó có thể kể đến: sách giáo khoa, sách bổ trợ, giáo trình, sách tham khảo, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-Rom, sách điện tử, tranh ảnh và bản đồ giáo khoa, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh…

Các Công ty sách giáo dục được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thành lập mới hoặc tiếp nhận và cổ phần hoá để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ cho các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tạo việc làm ổn định và phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, tạo ra lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển công ty, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Công ty sách giáo dục là đơn vị trực thuộc, tham mưu cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về công tác phát hành; trực tiếp thực hiện và giải quyết các công việc liên quan đến công tác phát hành sách giáo khoa, các sản phẩm

giáo dục các cấp tại các khu vực trên cả nước. Là các đại lí phát hành sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục khác phục vụ giảng dạy, học tập của các bậc học từ lớp 1 đến lớp 12.

Đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên trong khu vực, kể cả vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra tình trạng sốt sách, thiếu sách; đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Giáo dục Việt Nam

1. Tổ chức in và phát hành sách giáo dục, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh ở mọi ngành học, bậc học từ mẫu giáo đến phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học trên toàn quốc.

2. Tuyên truyền, quảng bá sách giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đến đông đảo bạn đọc là học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh học sinh nhằm giới thiệu nội dung, chất lượng sách giáo dục, giúp độc giả lựa chọn đúng những tên sách cần tìm đọc, tìm mua.

3. Quan hệ, phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, các ban biên tập, các đơn vị thành viên trong hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các trường phổ thông, đại học, cao đẳng... nhằm khai thác nguồn đề tài mới để tổ chức in và phát hành. Khai thác các nguồn sản phẩm như: Tranh ảnh, bản đồ giáo dục, át lát, băng tiếng, băng hình, đĩa CD-Rom... nhằm đa dạng hoá sản phẩm giáo dục.

4. Liên doanh liên kết trong các lĩnh vực Xuất bản - In - Phát hành với

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ Công ty Sách Giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)