Tiểu kết Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ Công ty Sách Giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 91)

Như vậy, qua khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, mặc dù còn có ý kiến khác nhau nhưng đại đa số người được hỏi đều cho rằng các biện pháp được nêu trong đề tài là cần thiết và khả thi.

Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nhằm tăng cường thêm công tác phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Những biện pháp mà tác giả nêu trên chưa phải là tất cả những biện pháp để hoàn thiện toàn bộ quá trình phát triển đội ngũ cán bộ, nhưng đó cũng là những biện pháp rất cần thiết để phát triển hơn nữa đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhằm góp phần làm tốt vai trò hậu cần của ngành giáo dục và xây dựng các Công ty sách giáo dục trở thành các doanh nghiệp điển hình trong đổi mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đất nước ta đang đi vào thời kỳ phát triển mới, trong giai đoạn bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều thách thức từ nhiều phía, nhiều hướng. Trong bối cảnh chung ấy, các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng không thể ngoại lệ, nhất là sản phẩm giáo dục của Công ty sách giáo dục gắn bó với từng gia đình, với đông đảo người dân trong xã hội.

55 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, trong những hoàn cảnh khác nhau, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam luôn đối mặt với những thách thức, tìm những giải pháp tối ưu để tự vượt khó mà vững bước đi lên và phát triển bền vững. Là một doanh nghiệp nhà nước, lấy việc phục vụ sự nghiệp giáo dục làm nhiệm vụ chính trị của mình, thông qua kênh phát hành là các Công ty sách giáo dục, trong những năm qua Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam luôn hoàn thành tốt việc cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sách giáo dục cho các cấp học, bậc học trong cả nước với chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả hợp lý. Để mỗi học sinh trên mọi vùng miền cả nước đến trường đều có một bộ sách giáo khoa. Để không một học sinh nào bỏ học vì thiếu sách giáo khoa. Đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam làm tốt những điều này chính là đã làm tốt công tác xã hội.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phát hành trẻ, có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng là yêu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài của các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đội ngũ cán bộ phát hành công ty sách giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong khâu phát hành sản phẩm của đơn vị làm sách giáo dục ra thị trường, với trọng trách biến khó khăn thành thuận lợi, biến thách thức thành cơ hội, phục vụ tốt năm học mới và kinh doanh có hiệu quả.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ phát hành cũng còn bộc lộ những hạn chế như về: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công tác phát hành sản phẩm, kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục còn yếu, còn thiếu những biện pháp thiết thực, phù hợp để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, chất lượng hiệu quả làm việc của một số cán bộ chưa cao.

Với kết quả nghiên cứu ban đầu về lý luận và thực tiễn của đề tài và biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục, đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời về sách giáo khoa, sách bổ trợ cho học sinh và giáo viên trong khu vực, kể cả vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra tình trạng sốt sách, thiếu sách; đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ phát hành, cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ phát hành về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược của Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới.

- Đổi mới công tác quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ cán bộ phát hành. - Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý công tác phát hành.

- Cải tiến việc đánh giá cán bộ.

- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ phát triển.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Công ty sách giáo dục

- Cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ Quy chế hoạt động của cơ quan, để trên cơ sở đó mọi cán bộ của cơ quan có cơ sở pháp lý để thực hiện đúng chức trách của mình.

- Trên cơ sở quy định về tiêu chuẩn cán bộ, cần xây dựng chi tiết quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho cán bộ ở từng lĩnh vực công tác.

- Củng cố mạng lưới phát hành, tăng cường phát hành qua hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

2.2. Đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

- Tiếp tục quan tâm đến công tác cán bộ của các công ty thành viên, tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện trẻ hoá cán bộ theo chủ trương của Đảng và nhà nước.

- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc theo hướng nâng cao quyền hạn gắn liền với trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong điều hành, quản lý, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý các đơn vị.

- Luôn quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, thực hiện nghiêm Luật Giáo dục, Luật Xuất bản, Luật Doanh nghiệp… liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, luôn tuân thủ và tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các bộ ngành có liên quan trong từng giai đoạn.

- Giữ phương châm chiến lược lấy nhiệm vụ chính trị là mục tiêu, kinh doanh là phương tiện, luôn đảm bảo chất lượng nội dung, đa dạng hoá về hình thức, đồng thời có nhiều biện pháp giữ ổn định giá để sản phẩm được sự tin dùng của các thế hệ học sinh, sinh viên và bạn đọc trong cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện khoa học Tổ chức Nhà nƣớc (1998). Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2001). Kinh tế giáo dục một số vấn đề lý luận, thực tễ và ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003). Quyết định số 3961/QĐ-BGD&ĐT về việc tổ chức lại Nhà xuất bản Giáo dục thành Công ty mẹ - Công ty con. 5. Bộ Nội vụ (2004). Thông tư số 09/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện

một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

6. Bộ Nội vụ (2003). Pháp lệnh cán bộ công chức. Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2001). Thông tư số 105/2001/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (1998). Nghị định số 95/1998/NĐ-CP về sử dụng và quản lý công chức.

10. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (2003). Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

11. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (2005). Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.

12. Phạm Tất Dong (1995). Tri thức Việt nam - Thực tiễn và triển vọng. Nxb

Chính trị Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm (2009). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1998). Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học

giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (chủ biên 2001). Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

17. Đặng Xuân Hải (2004). Một số cơ sở pháp lý của vấn đề đổi mới quản lý

Nhà nước và quản lý giáo dục. Sách dự án.

18. Nguyễn Minh Khang - Phan Xuân Thành - Lê Hữu Tỉnh - Hà Sỹ Chuẩn – Trần Lan Anh - Nguyễn Hiền Trang - Lƣu Hoa Sơn - Nguyễn Nam Phóng - Nguyễn Ngọc Mỹ (2013). Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam 55 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển (1957 – 2012).

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức (2002). Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Hoàng Phê (chủ biên 2001). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

21. Nguyễn Khắc Phi - Vũ Thanh Khiết (2008). Nhà xuất bản Giáo dục 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển 1957 - 2007. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (2005). Luật

doanh nghiệp.

23. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (2005). Luật giáo

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

Xin anh (chị) dành chút thời gian hoàn thành bảng câu hỏi điều tra ý kiến về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bằng cách đánh dấu vào ô (X) tương ứng của các nội dung sau:

1. Đội ngũ cán bộ phát hành tại hiện nay đã đáp ứng được về trình độ và năng lực phù hợp với yêu cầu của công tác trong thời gian tới hay chưa?

a. Đáp ứng rất tốt b. Đáp ứng tốt c. Tương đối tốt

d. Chưa đáp ứng được

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát hành được tiến hành trong thời gian qua như thế nào?

a. Rất tốt b. Tốt

c. Tương đối tốt d. Chưa tốt

3. Theo anh (chị) để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai và thích nghi với sự thay đổi công việc có cần thiết phải nâng cao trình độ học vấn của bản thân không?

a. Có b. Không

4. Công tác tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại Công ty sách giáo dục được tiến hành trong thời gian qua như thế nào?

a. Rất tốt b. Tốt

c. Tương đối tốt d. Chưa tốt

5. Nội dung, hình thức đánh giá kết quả làm việc của cán bộ phát hành hiện nay đã phù hợp chưa?

a. Phù hợp

b. Chưa phù hợp

6. Theo anh (chị) các yếu tố nào dưới đây cần thiết phải đưa vào nội dung đánh giá cán bộ?

a. Khối lượng công việc b. Chất lượng công việc c. Bảo đảm tính thời gian

d. Có sáng kiến, đề xuất giải pháp e. Tinh thần phối hợp trong công tác g. Văn hoá, giao tiếp, ứng xử

h. Tính trung thực k. Tính chính xác

7. Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác phát hành được thực hiện như thế nào?

a. Rất tốt b. Tốt

c. Tương đối tốt d. Chưa tốt

8. Về công việc của đồng chí đang được phân công đảm nhận? a. Quá nặng

b. Tương đối nặng c. Hợp lý

d. Có thể đảm nhận thêm

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

Để có cơ sở dữ liệu tham khảo nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ cán bộ phát hành tại các Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong những năm tới, xin anh (chị) vui lòng đánh giá các tiêu chí và mức độ cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô (X) tương ứng của các nội dung sau:

TT Nhóm giải pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần Cần Không cần Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ phát hành về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược của Công ty sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới

2

Đổi mới công tác quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ cán bộ

3 Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

4

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý công tác phát hành 5 Cải tiến việc đánh giá cán

bộ 6

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ Công ty Sách Giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)