5. Bố cục luận văn
1.4.2. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định
Cho dù đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới nhƣng vẫn phải thừa nhận rằng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở Việt Nam - đây là lực cản cơ bản của sự phát triển tự nhiên. Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam, những trở lực của bất bình đẳng giới là: sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất đất đai, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng.
* Về vấn đề tiếp cận đất đai
Đối với ngƣời dân Việt Nam, nhà cửa, đất đai bao giờ cũng có giá trị lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, điều này là đặc biệt quan trọng, khi mà gần 80% dân cƣ sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông nghiệp và đất đai là tƣ liệu sản xuất chính của họ. Việc xem xét ngƣời đứng tên giấy tờ sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết để có thể phân biệt rõ về ngƣời tiếp cận và quản lý nguồn lực trong hộ gia đình hay nói cách khác đi là quyền của mỗi ngƣời nam và nữ trong gia đình. Về mặt pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng về tài sản, điều đó thể hiện qua Hiến pháp và những bộ luật liên quan đến quyền sở hữu nhƣ Luật đất đai (1993, 2003), Bộ luật dân sự (1995), Luật hôn nhân và gia đình (2000). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có lúc, có nơi chƣa đảm bảo theo đúng quy định. Ví dụ: việc thực hiện quyền sử dụng đất đã đƣợc quy định trong Luật đất đai; Luật này quy định hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của cả vợ và chồng. Nhƣng trong thực tế, hầu nhƣ các giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên một ngƣời (chủ yếu là ngƣời chồng). Vì thế từ vị trí đồng sử dụng với ngƣời chồng, ngƣời vợ đã rơi xuống vị trí ngƣời thừa hành, không có quyền quyết định. Ngƣời chủ hộ (nam giới) có quyền lực pháp lý và kinh tế hơn các thành viên khác trong gia đình. Việc không đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và một số quyền hạn khác của ngƣời phụ nữ nhƣ chuyển nhƣợng, thừa kế. Việc không có quyền tƣơng đƣơng với nam giới đối với đất đai- một tài sản chủ chốt, một tƣ liệu sản xuất quan trọng của hộ gia đình nông thôn, ảnh hƣởng rất lớn đến địa vị kinh tế và xã hội của phụ nữ so với nam giới. Cho dù pháp luật quy định về quyền thừa kế nhƣ nhau của con trai và con gái, nhƣng theo truyền thống thì chủ yếu ngƣời con trai trong gia đình có quyền thừa kế về nhà cửa, đất đai. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất trong mối liên hệ với đàn ông. Khi còn nhỏ, ngƣời con gái có phần đất đƣợc giao trong gia đình bố mẹ đẻ, khi lấy chồng, hầu nhƣ không thể mang theo quyền sử dụng đất phần đất, trừ khi họ lấy chồng cùng làng. Sau khi kết
hôn, ngƣời vợ về cƣ trú bên bố mẹ chồng và khi ra ở riêng có thể đƣợc gia đình bố mẹ chồng chia sẻ một phần đất canh tác. Song, nếu nhƣ cuộc hôn nhân này bị đổ vỡ thì hầu nhƣ khó đảm bảo quyền sử dụng đất đai của ngƣời phụ nữ sau khi li dị. Ngƣời phụ nữ goá cũng không gặp không ít rắc rối về việc đƣợc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì nếu trong gia đình có ngƣời con trai lớn thì nhiều khả năng tên của ngƣời con trai sẽ đƣợc ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không phải tên của ngƣời phụ nữ.
* Tiếp cận về vốn
Cung cấp tín dụng không chỉ là một phƣơng tiện quan trọng để xoá đói giảm nghèo mà là phƣơng tiện để tăng thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn lâu dài. Tuy vậy, phần lớn tín dụng hiện nay là do khu vực phi chính thức, và phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các khoản vay chính thức hơn so với nam giới, 2/3 số ngƣời vay vốn là nam giới. Đối với phụ nữ chỉ có 18% số vốn vay đƣợc cung cấp thông qua khu vực chính thức, còn lại nguồn tín dụng phổ biến nhất là từ họ hàng và các cá nhân khác. Việc vay vốn từ nguồn các nhân dẫn tới việc chịu lãi xuất cao và đối với phụ nữ điều này cũng phản ánh họ thiếu khả năng tiếp cận với những khoản vay thế chấp. Trong khi 41% số khoản vay của nam giới dựa trên thế chấp tài sản, thì khoản vay của phụ nữ chỉ chiếm 27%.[31]
* Vấn đề tiếp cận giáo dục, đào tạo
Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ƣớc tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ƣu thế trong một số ngành nhƣ giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dƣợc, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới. [36]
* Về vấn đề việc làm và thu nhập của phụ nữ
Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những ngƣời có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1999 xuống còn 8% năm 2010.... Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách
lớn của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển.[37]. Theo đánh giá tổng quan, nếu mức độ ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là thấp, khả năng đến cuối năm 2010, lao động nữ sẽ đạt và vƣợt chỉ tiêu 50% lực lƣợng lao động của cả nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm hiện nay là chất lƣợng công việc của lao động nữ vì chủ yếu các chị em vẫn chiếm số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Trong các ngành nghề đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động, nhƣng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng về giới, thể hiện qua tỷ lệ lao động nữ trong khu vực nông- lâm- ngƣ nghiệp dù có chiều hƣớng giảm nhƣng xét về cơ cấu giới thì vẫn còn rất cao. (www.tin247.com)[14] Nhiều nghiên cứu hiện nay về vai trò của nam và nữ trong kinh tế thị trƣờng phản ánh thực tế là ở cả 2 khu vực lao động đƣợc trả lƣơng và không đƣợc trả lƣơng, phụ nữ đều có thu nhập thấp hơn nam giới. Mặc dù pháp luật quy định “Công việc như nhau, tiền công ngang nhau” nhƣng trong khu vực có lƣơng do thƣờng làm lao động giản đơn nên tiền công trung bình trả cho lao động nữ chỉ bằng 72% so với nam. Nguyên nhân chủ yếu là do lao động nữ tập trung vào khu vực ngành nghề không đòi hỏi tay nghề, kỹ thuật cao, năng suất lao động thấp và bị trả lƣơng thấp. Trừ khu vực dịch vụ và may mặc, còn ở hầu hết các ngành khác lƣơng của phụ nữ thấp hơn lƣơng của nam giới do không làm quản lý. Trong công việc tiền công bình quân của phụ nữ chỉ bằng 62% tiền lƣơng của nam giới. Trong khu vực không trả lƣơng phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới. Việc phân công lao động trong nội bộ gia đình ở nông thôn đang đặt gánh nặng lên vai ngƣời phụ nữ. Ngoài công việc sản xuất trên đồng ruộng phụ nữ còn chăn nuôi và các công việc khác thuộc về gia đình và phục vụ gia đình.
* Về vấn đề ra quyết định
Tìm hiểu vấn đề ai là ngƣời có tiếng nói quyết định đối với những vấn đề quan trọng của gia đình nhƣ mua sắm tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa, những khoản chi lớn liên quan đến thành quả lao động của gia đình ta thấy có nhiều bất cập. Phụ nữ đƣợc tham gia ý kiến và bàn bạc chung với tƣ cách là ngƣời giữ tiền của gia đình “tay hòm chìa khoá” trong những quyết định quan trọng nhƣng trên thực tế họ không có quyền quyết định việc chi tiêu.
* Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng
Phụ nữ ít có thời gian giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ ngƣời khác. Đặc biệt phụ nữ các dân tộc thiểu số rất ít có cơ hội tham gia các lớp học văn hoá buổi tối thậm chí các lớp học đó đã có sẵn và thích hợp với họ. Đó là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong cộng đồng và ở cấp quốc gia.
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đồng hỷ,
- Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): Nhằm nghiên cứu đặc tính của giới, sự khác nhau và các yếu tố ảnh hƣởng đến giới.
- Tiếp cận nghiên cứu liên ngành: Nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong tất cả các ngành, lĩnh vực.
- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế vi mô: Nhằm đánh giá tình hình phát triển của các hộ gia đình, các yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế hệ thống: Nhằm nghiên cứu các hệ thống sản xuất kinh doanh các loại hình cây trồng, vật nuôi, các yếu tố trong nền kinh tế của địa phƣơng, của hộ gia đình.
2.2.2. Phương pháp chọnmẫunghiên cứu
- Chọn ra 3 xã đại diện để nghiên cứu đại diện về các điều kiện tự nhiên, KTXH, văn hóa, môi trƣờng… để làm rõ đƣợc vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Phƣơng pháp điều tra: Chọn 90 hộ đại diện cho huyện Đồng Hỷ. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên phân tầng 30 hộ theo nhóm hộ giàu, trung binh, nghèo. Tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ nữ làm chủ hộ, tỷ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất của hộ, tham
gia lãnh đạo chính quyền đoàn thể của địa phƣơng, tham gia hoạt động cộng đồng, tôi lựa chọn 3 xã đại diện cho từng cụm xã để điều tra
2.2.2.1.Chọn hộ nghiên cứu
Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã đƣợc chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra đƣợc chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra Tên xã Số hộ điều tra Phân theo mức sống Nghèo Trung bình khá Xã Hoá Thƣợng 44 14 19 11 Xã Hoá Trung 60 28 17 15 Xã Linh Sơn 62 8 39 15 Tổng 166 50 75 41
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Số liệu thứ cấp * Nguồn số liệu * Nguồn số liệu
- Số liệu thống kê của các bộ, ngành có liên quan
- Sở Lao động – TBXH, Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên
- Niên giám thống kê, Phòng thống kê của UBND, Phòng LĐ&TBXH, Báo cáo tổng kết các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ, ... của huyện Đồng Hỷ
- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
* Phương pháp thu thập: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết
cho đề tài với các chỉ tiêu đƣợc chuẩn bị sẵn.
2.2.3.2. Số liệu sơ cấp
* Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra chọn ra 90 hộ trong tổng số 166
hộ điều tra nhanh bằng phƣơng pháp hỏi trực tiếp, tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin.
* Phương pháp PRA: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân. Phƣơng pháp này cho phép chúng tôi có sự đánh giá khách quan về hộ gia đình và tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng.
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi: Thu thập các số
liệu bằng hệ thống các câu hỏi để hộ trả lời.
2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Đƣợc sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: hộ giầu, khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hoá, theo phân cấp quản lý cán bộ...
2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Có đƣợc các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, chúng tôi so sánh bằng các chỉ số khác nhau để thấy đƣợc có sự khác nhau về tƣ liệu sản xuất, thu nhập, tiêu dùng... giữa các nhóm hộ.
2.2.4.3. Phương pháp phân tích giới
Cơ sở phân tích giới gồm sự khác biệt giữa nam và nữ về địa vị kinh tế - XH - chính trị; tác động của sự khác biệt này đối với công việc, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của nam và nữ.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía đông bắc.
Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Cạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lƣơng và thành phố Thái Nguyên.Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là dòng sông Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hớng bắc - nam xuống đến đập Thác Huống (xã Huống Thƣợng ).
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cƣ 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%.Núi Chùa Hang- xa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Núi Voi, còn có tên là núi Thạch Tƣợng, núi Tƣợng Lĩnh, ở xã Hoá Thƣợng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy núi làm căn cứ chống nhau với quan quân nhà Lê - Trịnh.
3.1.1.2. Địa hình của huyện
Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình. Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn.
Tài nguyên thiên nhiên: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chƣa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc.
Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lƣợng lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau