Phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

5. Bố cục luận văn

1.3.2.Phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hộ

xã hội nông hộ

* Thực trạng phụ nữ Việt Nam

Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình là một trong các mục tiêu quan trọng đã và đang đƣợc thúc đẩy thực hiện ở Việt Nam. Một trong những điểm dễ nhận biết nhất trong kết quả thực hiện bình đẳng giới, đó chính là việc phân công, sắp xếp lại công việc trong gia đình một cách hài hòa, hợp lý giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng. Trong gia đình hiện nay, ngƣời chồng đã biết chia sẻ với vợ về công việc nhà, chăm sóc con; ngƣời vợ cũng đã chủ động chia sẻ với chồng gánh nặng kinh tế gia đình. Năm 2011, cả nƣớc có 12.727.903 gia đình đƣợc công nhận đạt Danh hiệu "Gia đình văn hóa" trong tổng số 17.312.198 gia đình (chiếm tỷ lệ 73.5%).

Trong gia đình, ngƣời phụ nữ đƣợc tôn trọng và đƣợc tham gia nhiều hơn vào các quyết định quan trọng vào hoạt động sản xuất nâng cao mức thu nhập về

kinh tế. Phụ nữ có nhiều điều kiện hơn để tham gia học tập và các hoạt động xã hội, đặc biệt là phụ nữ ở thành thị.

Phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới đang nhận đƣợc sự quan tâm của xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và các chƣơng trình dự án phát triển đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình.

Công tác tƣ vấn, hỗ trợ hôn nhân, gia đình đƣợc đẩy mạnh. Nhiều mô hình đƣợc duy trì và nhân rộng, thu hút các nhóm phụ nữ tham gia, trong đó nổi bật là mô hình câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ gia đình không có tệ nạn xã hội, nhóm tín dụng tiết kiệm lồng ghép truyền thông dân số/sức khỏe sinh sản gắn với bình đẳng giới, mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trƣờng gắn với cuộc vận động "Phụ nữ cả nƣớc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng", mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau Các mô hình mới trong tƣ vấn, hỗ trợ hôn nhân gia đình, hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài, phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ - trẻ em và các tệ nạn xã hội khác đã đƣợc triển khai thực hiện, nhƣ Trung tâm hỗ trợ kết hôn; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; Ngôi nhà bình yên, đƣờng dây nóng bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu của các nhóm phụ nữ. Các mô hình nhóm trẻ gia đình, dịch vụ đƣa đón con đi học, chăm sóc ngƣời cao tuổi, dịch vụ giúp việc gia đình đã đƣợc một số cấp hội thí điểm, góp phần hỗ trợ phụ nữ giảm bớt công việc gia đình để có điều kiện tham gia công tác xã hội nhiều hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực vẫn còn tồn tại mà sự thiệt thòi chủ yếu vẫn thuộc về phụ nữ; hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới đƣợc coi là khá hoàn chỉnh nhƣng chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả trên thực tế; bộ máy các cấp về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ đã đƣợc hình thành nhƣng chƣa ổn định và hiệu quả hoạt

động còn thấp... [33]

Những chính sách cải cách nhằm củng cố kinh tế hộ gia đình nhƣ phân bổ quyền sử dụng đất, xác định vị thế và quy định pháp lý của các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của hộ gia đinh, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ khuyến nông

cho hộ gia đình nhƣng đối tƣợng chính tiếp nhận thông tin lại là nam giới, thƣờng là với tƣ cách chủ hộ. Trong gia đình thì phụ nữ ít có kiến thức và kỹ năng sản xuất tốt. Nam giới thì thƣờng hƣởng thụ nhiều thành quả từ sự cải cách kinh tế hơn là phụ nữ. Phụ nữ luôn phải tỏ ra kính trọng với nam giới. Thái độ xã hội về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình đã làm cho việc xử lý những vấn đề nhƣ ngƣợc đãi, ly hôn và phụ nữ nuôi con trở nên khó khăn. Phụ nữ thiếu những kỹ năng lao động và thiếu tự tin ngay cả trong gia đình của mình. Điều này lại càng củng cố thêm định kiến về phụ nữ. Tuy những định kiến giới tác động với cả hai giới nhƣng nhìn chung phụ nữ vẫn chịu ảnh hƣởng nhiều hơn. [34].

1.3.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước với sự phát triển của bình đẳng giới và nhận thức giới

Quan điểm "Nam nữ bình quyền" của Đảng và Bác Hồ đã đƣợc xác định ngay từ trong cƣơng lĩnh Đảng năm 1930.

Ngày 10/01/1967, ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành nghị quyết số 152 - NQ/TW về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ nữ: "Tƣ tƣởng phong kiến đối với phụ với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sắc trong một số cán bộ, Đảng viên kể cả cán bộ lãnh đạo. Thể hiện rõ nhất tƣ tƣởng hẹp hòi, trọng nam khinh nữ, chƣa tin vào khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ, chƣa thấy hết khó khăn trở ngại của phụ nữ".

Chỉ thị số 44 - CT/TW ngày 07/06/1984 của Ban bí thƣ chỉ ra rằng "Nhiều cấp ủy Đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ vẫn còn tƣ tƣởng phong kiến, coi thƣờng phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với chị em".

Ngày 12/07/1993, Ban chấp hành Trung ƣơng ban hành Nghị quyết số 04

- NQ/TW đổi mới tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Ngày 25/12/2001, quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010, với mục tiêu nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ " Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dƣỡng đào tạo nghề, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia nhiều vào các cơ quan lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành; bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức ngƣời mẹ, xây dựng gia đình no ấm , bình đẳng, độc lập, hạnh phúc". Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định thêm chủ trƣơng trên.

Báo cáo của chính phủ khóa XI kỳ họp lần 9 (2006) chỉ ra nhiều tồn tại trong tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tảo hôn, phân biệt đối xử, ngƣợc đãi Mục tiêu về tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới chƣa đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên. Luật bình đẳng giới đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua tại kỳ họp ngày 29/11/2006. Ngày 2/12/2006, lệnh công bố đƣợc Chủ tịch Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2007.

Ngày 15/07/2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổ chức Hội thảo Dự thảo chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Tại hội thảo Bộ LĐ - TB &XH đã tổng kết Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới nhƣng các đại biểu cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề bạo lực trong gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em Và Chính phủ đã giao cho Bộ L Đ - TB & XH chủ trì xây dựng Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

Việt Nam tham gia một số công ƣớc nhƣ công ƣớc về quyền trẻ em (CRC), công ƣớc Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với

phụ nữ (CEDAW), hay các mục tiêu thiên niên kỷ

1.3.4. Vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình

Thời kỳ chuyển đổi kinh tế của Việt Nam từ kinh tế quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần là giai đoạn đất nƣớc có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các bình diện kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể: Kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục và có dấu hiệu

ổn định. Điều này là tiền đề cho những cải thiện thêm nhiều mặt về đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đem lại lợi ích cho hầu hết các tầng lớp dân cƣ ở thành thị cũng nhƣ nông thôn, ở miền xuôi cũng nhƣ miền ngƣợc.

Trong bối cảnh đời sống của ngày hôm nay, vai trò gia đình càng nổi bật lên môi trƣờng giáo dục cá biệt, toàn diện có hiệu ích nhất. Gia đình là hình ảnh một mái nhà chở che, nơi con ngƣời trú ngụ, chống trả mọi phong ba bão táp,chống lại nỗi cô đơn căn bệnh phổ biến của thế giới hiện đại; nơi cân bằng lại mọi xô lệch của đời sống con ngƣời. Gia đình là sáng tạo tự nhiên kỳ diệu của con ngƣời. Gia đình một tổ hẹp, xinh xắn hài hoà và mạnh mẽ. Nói đến gia đình chúng ta phải nhắc đến vai trò của ngƣời phụ nữ, nếu không có ngƣời phụ nữ thì chƣa thật sự là gia đình.

Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Theo tổng kết của Liên Hiệp Quốc năm 1980, phụ nữ chiếm ½ dân số thế giới, thực hiện gần 2/3 tổng số giờ lao

động của thế giới, sản xuất ½ sản lƣợng nông nghiệp của thế giới. Nhƣng lại chiếm 2/3 dân số mù chữ trên thế giới và chỉ nhận đƣợc 1/10 tổng thu nhập, sở hữu 1/100 tổng số của cải trên thế giới.

Trong các gia đình Việt Nam thì phụ nữ tham gia trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và bán sản phẩm nhiều hơn so với nam giới. Trong công việc sản xuất lúa thì nam giới là ngƣời làm đất còn phụ nữ đóng vai trò gieo cấy, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ở khu vực nông thôn, 84% số gia đình làm chăn nuôi thì phụ nữ dành đến 30% trong tổng sức lao động cho sản xuất nông nghiệp để sử dụng cho chăn nuôi, trong khi đó nam giới chỉ dành 10% trong tổng sức lao động cho sản xuất này [35]

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Gia đình vừa là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, cầu nối giữa cá nhân và xã hội, vừa là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời là động lực phát triển của xã hội. Hoạt động của gia đình có tác động đến các hệ thống, các quá trình và các quan hệ xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất xã hội. Vai trò quan trọng của gia đình chính là ở chỗ nó đảm nhiệm chức năng tái sản xuất ra sức lao động qua việc chăm lo, khôi phục sức khỏe cho các thành

viên của mình sau những giờ lao động mệt nhọc. Gia đình cũng đảm nhiệm trách nhiệm hết sức nặng nề trong việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, bảo đảm cuộc sống cho các thành viên, đồng thời gia đình còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lƣu giữ, truyền thụ văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con ngƣời. Do vậy, vai trò của giới trong gia đình là hết sức quan trọng, giúp từng bƣớc ổn định, củng cố, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. [36] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn

1.4.1. Về chuyên môn kỹ thuật

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng trong những năm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn thoát ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhƣng chƣa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế truyền thống, cùng với những thiếu hụt cả về năng lực và điều kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh. Sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn không thể thành công nếu ngƣời dân ở nông thôn chỉ có kinh nghiệm đƣợc tích luỹ theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới. Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ có một quan điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính toán giỏi giang và thành đạt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi ngƣời, số thành công do đƣợc học hành, đào tạo chƣa nhiều. Nhƣợc điểm này sẽ là một hạn chế không nhỏ trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ để phát triển nông thôn.

1.4.2. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định

Cho dù đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới nhƣng vẫn phải thừa nhận rằng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở Việt Nam - đây là lực cản cơ bản của sự phát triển tự nhiên. Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam, những trở lực của bất bình đẳng giới là: sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất đất đai, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng.

* Về vấn đề tiếp cận đất đai

Đối với ngƣời dân Việt Nam, nhà cửa, đất đai bao giờ cũng có giá trị lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, điều này là đặc biệt quan trọng, khi mà gần 80% dân cƣ sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông nghiệp và đất đai là tƣ liệu sản xuất chính của họ. Việc xem xét ngƣời đứng tên giấy tờ sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết để có thể phân biệt rõ về ngƣời tiếp cận và quản lý nguồn lực trong hộ gia đình hay nói cách khác đi là quyền của mỗi ngƣời nam và nữ trong gia đình. Về mặt pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng về tài sản, điều đó thể hiện qua Hiến pháp và những bộ luật liên quan đến quyền sở hữu nhƣ Luật đất đai (1993, 2003), Bộ luật dân sự (1995), Luật hôn nhân và gia đình (2000). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có lúc, có nơi chƣa đảm bảo theo đúng quy định. Ví dụ: việc thực hiện quyền sử dụng đất đã đƣợc quy định trong Luật đất đai; Luật này quy định hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của cả vợ và chồng. Nhƣng trong thực tế, hầu nhƣ các giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên một ngƣời (chủ yếu là ngƣời chồng). Vì thế từ vị trí đồng sử dụng với ngƣời chồng, ngƣời vợ đã rơi xuống vị trí ngƣời thừa hành, không có quyền quyết định. Ngƣời chủ hộ (nam giới) có quyền lực pháp lý và kinh tế hơn các thành viên khác trong gia đình. Việc không đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và một số quyền hạn khác của ngƣời phụ nữ nhƣ chuyển nhƣợng, thừa kế. Việc không có quyền tƣơng đƣơng với nam giới đối với đất đai- một tài sản chủ chốt, một tƣ liệu sản xuất quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25)