5. Bố cục luận văn
3.6.3. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập
Phụ nữ nông thôn là những ngƣời phụ nữ sinh sống và làm việc ở nông thôn. Trong cơ cấu dân số, gần 80% dân Việt Nam sống ở nông thôn. Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng ngƣời phong phú, đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở những vùng nông thôn khác nhau. Họ hoạt động ở mọi ngành nghề – kể cả những ngành nghề nặng nhọc và độc hại. Theo thống kê, lao động nữ nông thôn chiếm 58,02% lực lƣợng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp (riêng nông nghiệp, lao động nữ chiếm 56,29%) và họ, hiện đang sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp. Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Hiện nay, có rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai ngƣời phụ nữ. Phụ nữ nông thôn thƣờng phải lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hƣởng trầm trọng đến sức khỏe. Do đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thƣờng là ngƣời phải hy sinh bản thân mình trong sự
nghèo khổ đó. Phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lƣu, thụ hƣởng các giá trị văn hóa tinh thần, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của ngƣời phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hƣởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ…
Phụ nữ là ngƣời đảm nhiệm hầu nhƣ toàn bộ công việc nội trợ gia đình, nuôi con cái và chăm sóc ngƣời già, ngƣời ốm ở các gia đình; là lực lƣợng chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, tuyên truyền, lãnh đạo, quản lý cộng đồng; phụ nữ nông thôn vừa đóng vai trò xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mới vừa là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn. [15].Qua bảng 3.14 chúng ta có thể thấy đƣợc rằng đa phần các công việc nặng nhƣ cầy, bừa, làm đất chủ yếu là do ngƣời chồng đảm nhiệm chính, một phần nhỏ là do ngƣời vợ làm. Song vào đó thì quá trình phun thuốc sâu, bón phân, làm cỏ hay khâu sau thu hoạch đều đa phần là do ngƣời vợ làm. Còn về vấn đề thuê dịch vụ ít và thấp đa phần ngƣời dân tự làm giảm chi phí bên ngoài nâng cao đời sống kinh tế của gia đình, góp phần đƣa kinh tế đi lên. Nhất là về chăn nuôi, chăm sóc thu hái rau màu, chế biến chè đều là do phụ nữ làm vì đa phần phụ nuữ là ngƣời khéo léo hơn nam giới.
Bảng 3.13: Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các điểm nghiên cứu năm 2014 Loại công việc
Ngƣời làm chính (%)
Xã Linh Sơn Xã Hoá Thƣợng Xã Hoá Trung
Chồng Vợ Cả hai Thuê lao
động Chồng Vợ Cả hai Thuê lao động Chồng Vợ Cả hai Thuê lao động 1. Trồng lúa -Làm đất ( cày, bừa) 55,7 13,4 18,8 12,1 57,1 14,7 20,2 8 57,4 22,1 19,8 0,7 - Gieo mạ, cấy 28,7 40,6 25,3 5,4 26,4 44,1 20,8 8,7 25,6 45,3 25,3 3,8 - Bón phân 37,2 41,6 20,4 0,8 38,5 42,3 15,4 3,8 40,1 41,3 18,3 0,3 - Làm cỏ, phun thuốc 30,6 44,8 22,4 2,2 31,4 44,8 23,2 0,6 31,6 44,5 23,7 0,2 - Gặt 26,4 28,8 43,7 1,1 28,5 30,1 40,8 0,6 22,7 29,3 47,7 0,3 - Tuốt 0 0 0 100 17,7 19,6 25,7 37 19,4 23,7 25,2 31,7 - Phơi 25,7 55,6 18,5 0,2 22,4 57,7 19,9 0 24,8 55,4 19,8 0 2. Trồng mầu - Làm đất 50,4 19,7 15,6 14,3 53,7 20,5 14,4 11,4 50,8 22,5 14,3 12,4 - Gieo hạt, trồng cây 36,7 35,3 18,6 9,4 28,5 34,7 17,7 19,1 31,6 40,5 15,7 12,2 - Bón phân 35,8 45,7 15,4 3,1 33,4 44.8 16,6 5,2 36,3 50,2 13,1 0,4 - Phun thuốc 31,3 32,5 17,7 18,5 33,7 34,4 19,8 12,1 33,3 32,6 20,6 13,5 - Thu hoạch 38,5 40,7 20,4 0,4 35,6 44,8 18,6 1,0 35,7 42,4 20,5 1,4
3. Trồng chè - Bón phân 20,1 30,6 41,8 7,5 21,5 28,7 44,7 5,1 27,9 25,8 45,4 0,9 - Phun thuốc 25,1 24,6 45,7 4,6 20,6 25,5 47,7 6,2 23,7 25,2 50,3 0,8 - Tƣới nƣớc 15,6 53,7 22,8 7,9 14,4 60,7 18,4 6,5 20,2 65,4 13,7 0,7 - Hái chè 12,4 55,8 11,7 20,1 10,5 64,2 0,7 24,6 11,8 63,7 4,2 20,3 - Sao, vò chè 13,3 65,5 10,8 10,4 15,6 67,4 1,3 15,7 18,7 64,4 1,5 15,4 - Đi bán 12,5 68,3 11,7 7,5 15,8 65,6 12,4 6,2 17,4 67,8 10,8 4,0 4. Chăn nuôi
- Lấy ( mua) thức ăn 36,4 45,7 15,8 2,1 40,2 48,5 10,3 1,0 43,5 45,8 9,7 1,0 - Chăm sóc 40,6 45,6 10,7 3,1 38,5 40,7 10,8 10,0 40,7 44,4 13,1 1,8 - Đi bán 40,1 38,7 20,2 1,0 37,3 41,5 19,4 1,8 35,7 39,8 23,2 1,3
Bảng 3.14: Phân công lao động trong hoạt động khác ở 3 xã vùng nghiên cứu
TT Loại công việc
Ngƣời làm (%)
Chồng Vợ Cả 2
Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
1 Hoạt động dịch vụ - Chọn mặt hàng để bán 26,4 28,1 53,7 53,3 19,9 18,6 - Đi mua, chở về 38,8 42,7 29,3 39,5 31,9 17,8 - Bán hàng 15,6 25,8 59,2 57,7 25,2 16,5 - Ghi sổ, quản lý bán hàng 13,4 25,7 54,7 58,3 31,9 16 - Trả nợ, đòi nợ 10,6 20,8 58,5 61,5 30,9 17,7 2
Hoạt động lâm nghiệp
-Phát cây, dọn đồi, đốt 55,7 53,5 47,3 20,1 18,6 22,4 24,2 27,9 30,3 - Đào hố, trồng cây 61,2 56,6 60,7 18,7 17,2 20,5 20,1 26,2 18,8 - Chăm sóc rừng 50,3 54,6 55,4 17,6 20,7 22,8 32,1 24,7 21,8 - Lấy măng, sản phẩm phụ khác 33,5 30,7 35,6 45,2 44,7 50,1 21,3 24,6 14,3 - Khai thác gỗ, bán 26,8 33,5 34,8 10,6 12,7 10,5 62,6 53,8 54,7 3
Hoạt động tái sản xuất
- Mua sắm, xây dựng, sửa chữa 46,7 44,9 40,6 30,3 33,4 31,5 23 21,7 27,9
- Lấy củi đun 20,4 20,7 20,6 45,8 48,3 50,1 33,8 31 29,3
- Dạy con học 34,6 36,5 26,2 35,6 41,4 39,2 29,8 22,1 34,6
- Nội trợ:nấu cơm, giặt… 22,4 21,6 19,7 70,2 70,3 70,5 7,4 8,1 9,8
4 Hoạt động cộng đồng - Tham gia họp xóm 62,7 60.4 58.7 35,5 38.71 40.4 1,8 0.89 0.9 - Dự tuyên truyền chính sách, Pháp luật 65,3 58.7 65.6 33,5 39.82 33.9 1,2 1.48 0.5 - Dự đám hiếu, hỷ, lễ 74,5 58.7 65.4 23,8 39.45 33.7 1,7 1.85 0.9
- Là hội viên đoàn thể 64,8 59.8 60.3 33,5 38.71 38.99 1,7 1.49 0.71
- Lao động công ích 51,6 52.51 58.99 44,7 45.8 40.4 3,7 1.69 0.61
Để thấy rõ hơn sự phân công lao động ngoài sản xuất nông nghiệp trong các hộ nông dân, tôi tổng hợp và đánh giá trong các nhóm hộ. Các hộ tham gia hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp thuộc nhóm hộ khá và trung bình, họ có vốn để nhập hàng và có thể bán chịu cho ngƣời dân trong vùng, điều này các hộ nghèo không thể thực hiện đƣợc, hơn nữa các hộ này có điều kiện thuận lợi về địa điểm, thƣờng có nhà nằm dọc các trục đƣờng chính, ở các điểm trung tâm của ba tiểu vùng. Qua bảng trên cho thấy, trong hoạt động dịch vụ, ngƣời vợ tham gia phần lớn ở tất cả các khâu từ chọn mặt hàng để bán (trên 50%) bán hàng và quản lý sổ sách (đều gần 60%), họ tham gia nhiều nhất ở khâu trả nợ và đòi nợ khách hàng, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, mềm dẻo, có cách nói ứng xử hay là sự chịu khó có sự kiên nhẫn, trong mọi tình huống không nhƣ nam giới thô lỗ cục cằn nên khi lƣu giữ sổ sách đòi nợ, hay đi đòi nợ sẽ không dễ nhƣ phụ nữ vì đa phần nam giới nóng nảy nên khó có thể mà đòi nợ đƣợc cách dễ dàng nên phụ nữ đòi nợ, giữ sổ sách chiếm (gần 60%). Ngƣời chồng cũng tham gia vào hoạt động này nhƣng với tỷ lệ thấp (10,6%- 15,8%), chủ yếu là đi chở hàng vì công việc chở hàng đòi hỏi sức khỏe và có độ bền nên ở chở hàng nam giới chiếm tỷ lệ từ ( 38,8% - 42,7%) về để bán hoặc chở hàng đến tận nhà giao cho khách, hoặc phụ giúp bán hàng những lúc vợ bận công việc khác. Còn lại công việc chở hàng ngƣời phụ nữ chỉ đảm nhiệm một phần nhỏ hỗ trợ ngƣời chồng lúc chồng bận làm việc khác chiếm từ (29,3% - 39,5%). Tỷ lệ còn lại là do các thành viên khác trong gia đình thực hiện hoặc đi thuê ngoài.
Ta cũng nhận thấy, trong vùng nghiên cứu phát triển một loại ngành nghề kinh doanh các sản phẩm chè chủ yếu thuộc xã Hóa Thƣợng, Hóa Trung nơi có nguồn nguyên liệu chè sẵn có, nhất là vào mua thu hoạch chè để chế biến sản phẩm bán thì rất là nhiều và phát triển đa phần ngƣời vợ cũng là ngƣời chủ yếu bán hàng, ghi sổ sách và quản lý việc kinh doanh. Các hộ ít phải mang sản phẩm đi bán vì sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty, hoặc qua các hội đoàn thể,có vài chục hộ là cơ sở sản xuất chè chính có thể thu nhập lên dến vài trăm triêu một năm. Chỉ có một lĩnh vực sản xuất trong các nông hộ nam giới tham gia nhiều nhất, nhiều hơn nữ giới, đó là hoạt động lâm nghiệp. Trên 55% ngƣời chồng trong các hộ điều tra thực hiện việc phát, dọn đồi, chăm sóc rừng, trong khi ngƣời vợ chỉ tham gia trên 18%.
Trong vùng nghiên cứu, các hộ gia đình còn có hoạt động tạo thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, đó là làm thuê trong vùng nhƣ: đào đất, xây dựng, khai thác quặng, đóng gạch, bốc vác…và đi làm thuê tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, việc này thƣờng do các con trong gia đình tham gia. Qua bảng trên ta thấy rõ, giữa nam và nữ có sự không công bằng trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng. Trên 50% ngƣời chồng tham gia các buổi họp xóm, nghe tuyên truyền kiến thức về chính sách, pháp luật. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách về nhận thức, hiểu biết xã hội giữa nam và nữ. Trong khi đó, công việc rất quan trọng là nuôi dạy con cái lại chủ yếu do ngƣời vợ đảm nhận (chiếm 37,6 % ở hộ khá, 41,4 % ở trung bình và 39,2% ở hộ nghèo), và công việc sản xuất nông nghiệp cũng có tỷ lệ nữ tham gia rất cao ở tất cả các khâu. Nhƣ vậy sẽ thật khó khăn để áp dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm tăng năng xuất, sản lƣợng cây con. Khi phụ nữ có trình độ thấp, phần lớn thời gian họ giành cho các hoạt động sản xuất, đó họ có rất ít thời gian để chăm sóc sức khoẻ cho con cái và cho chính bản thân. Ta cũng thấy rằng, việc tham dự các đám hiếu, hỷ, lễ hội… chủ yếu vẫn là nam giới, phụ nữ tham gia công việc này rất thấp chỉ trên 18%, cũng nhƣ vậy phụ nữ ít tham gia các tổ chức hội đoàn thể hơn nam giới. Một lần nữa khẳng định rằng phụ nữ ít có cơ hội hơn để nâng cao hiểu biết và mở rộng mối quan hệ xã hội hơn nam giới. Nhƣng trong lao động công ích, lao động chiến dịch diễn tập chiến đấu bảo về trị an để vệ sinh môi trƣờng, dọn kênh mƣơng, đào rãnh, phụ nữ rất hăng hái và tự nguyện tham gia (trên 45%), qua đó họ vận động gia đình và bà con lối xóm giữ vệ sinh chung và bảo vệ tài sản, môi trƣờng sống xung quanh. Đây là một ƣu điểm lớn về khía cạnh xã hội, cộng đồng, nếu biết phát huy sẽ nâng cao hơn vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng. Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc rằng ở cộng việc sản xất lâm nghiệp chủ yếu là hộ có thu nhập thấp cả hai vợ chồng cùng nhau làm vì thế nên họ mất khá nhiều thời gian vào hoạt động đó nên không thể tham gia vào vào các hoạt động sản xuất khác nên thu nhập của họ không đƣợc cao.
Qua bảng 3.16 thêm một lần nữa khẳng định rằng thời gian phụ nữ lao động sản xuất để tạo thu nhập cho hộ gia đình rất cao, chiếm tới 33,33% nhƣng họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm làm công việc nội trợ, nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa (16,23%) là một đòi hỏi hàng ngày đối với phụ nữ trong gia đình .Qua điều tra
hộ cho thấy bất luận chủ hộ là nam hay nữ, phụ nữ đều phải làm nội trợ gấp 3 lần so với nam giới”, công việc lấy củi làm chất đốt (1,2%), chăm sóc sức khoẻ cho bố mẹ già, con nhỏ (6,45%) và dạy con học (5,1%), nhƣng họ vẫn dành thời gian ít ỏi để tham gia sinh hoạt hội đoàn thể, tham gia các hoạt động cộng đồng. Vì thế, thời gian ngủ, nghỉ để tái sản xuất sức lao động cho phụ nữ giảm đi nhất là trong nhƣng thời điểm khẩn trƣơng của mùa vụ, làm ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khoẻ của phụ nữ. Thời gian xem Tivi, đọc báo để tiếp nhận nhiều thông tin bổ ích cũng rất hạn chế đối với phụ nữ. Nếu phụ nữ muốn có thời gian để thăm hỏi, giao lƣu bạn bè hoặc tham dự các lớp học, các buổi tập huấn nâng cao kiến thức về mọi mặt thì rất cần có đƣợc sự chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái từ các thành viên khác trong gia đình, trƣớc hết là ngƣời chồng. Ngoài ra qua bảng cũng cho ta thấy đƣợc đa phần phụ nữ gánh vác hết việc nhà thời gian của họ không con là bao nhiêu dành cho bản than mình cả họ gạt bỏ hết xã hội để chăm lo cho gia đình của họ chăm lo cho con cái, còn ngƣời đàn ông chỉ biết kiếm tiền làm lụng về cho vợ con chứ họ chƣa hề giúp đỡ đƣợc chính ngƣời vợ của mình cái gì. Ví dụ: Khi ngƣời vợ sinh nở thì ngƣời chồng chỉ biết đến thăm vợ con hay nhƣ việc quan tâm vợ con rất ít có đa phần sẽ là bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ chăm sóc ngƣời chồng từ xƣa đến nay chƣa nâng cao đƣợc ý thức của họ, tuy là trụ cột trong gia đình nhƣng họ chƣa có những quan tâm tới ngƣời vợ làm cho thời gian vui chơi bên bạn bè, tham gia công tác xã hội của ngƣời vợ chỉ chiếm có (1,19 % và 2,83%) trong đó toàn là thời gian giành cho nội trợ, tạo thu nhập và chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình.
Bảng 3.15: Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ vùng nghiên cứu năm 2013 STT Công việc Số giờ trung bình (%)
1 - Công việc tạo thu nhập 33,33 2 - Công việc nội trợ 16,23 3 - Lấy củi đun 1,20 4 - Chăm sóc sức khoẻ 6,45 5 - Dạy con học 5,10 6 - Công tác xã hội 2,83 7 - Vui chơi, thăm bạn bè 1,19 8 - Thời gian ngủ, nghỉ 33,67