Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

5. Bố cục luận văn

3.6.2.Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất

Phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động trong hộ gia đình. Để xem xét vai trò của phụ nữ trong quản lý hộ và việc điều hành sản xuất, tôi phân chia các tiêu chí đánh giá theo mức độ kinh tế của các hộ ở 3 vùng nghiên cứu. Kết quả đƣợc tổng hợp và trình bày trong bảng số liệu dƣới đây. Qua số liệu nghiên cứu bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ nữ làm chủ hộ ở cả 3 vùng đều chiếm tỷ lệ nhỏ so với nam giới, tỷ lệ này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ có mức thu nhập khác nhau. Tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn ở các hộ có thu nhập khá, tiếp đến là hộ trung bình và thấp nhất ở các hộ nghèo. Qua đây, ta thấy có sự ảnh hƣởng của mức thu nhập tới vai trò của phụ nữ trong quản lý điều hành sản xuất của hộ.

Bảng 3.12. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ

Đvt : % Tiêu chí Xã Linh Sơn Xã Hoá Thƣợng Xã Hoá Trung

Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo 1. Hộ không có phụ nữ tham gia công tác xã hội

Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 23,8 20,4 17,2 20,6 17,8 15,6 18,7 15,9 9,8 Tỷ lệ nữ tham gia quản

lý điều hành, ra quyết

định trong sản xuất 42,5 31,9 25,6 40,8 39,4 19,8 41,6 38 20,4

2. Hộ có phụ nữ tham gia công tác xã hội

Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 27,2 23,5 15,7 24,7 20,4 13,8 21,7 18,2 0,0 Tỷ lệ nữ tham gia quản

lý điều hành, ra quyết

định trong sản xuất 49,6 39,5 38,7 35,8 44,3 35,7 47,2 35,7 25,4

Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù ngƣời phụ nữ có vai trò quan trọng trong công việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhƣng do phong tục tập quán, quan niệm và do nhận thức của ngƣời dân nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình chủ yếu là ngƣời chồng. Vấn đề này phổ biến trong các hộ gia đình nông thôn, tuy vậy có sự khác biệt về tỷ lệ giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc, giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, số liệu trong bảng trên cho ta thấy các vùng khác nhau có tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành sản xuất cũng nhƣ làm chủ hộ khác nhau. Ở mỗi một nơi có một điều kiện sống khác nhau, khu vực này là còn có một phần ngƣời đồng bào dân tộc sống nhiều cho nên ảnh hƣởng đến nên kinh tế nhiều do chƣa có những kiến thức hợp lý cho nên họ chƣa có đƣợc những định hƣớng phát triển cho gia đình của mình dẫn đến đời sống của họ còn thấp chƣa đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao. Ta có thể thấy rõ đƣợc sự khác biệt giữa các hộ có phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực xã hội thì họ đƣợc tìm hiểu nghiên cứu nhiều vấn đề của xã hội giúp cho đời sống kinh tế gia đình của họ đƣợc nâng cao vì họ đƣợc tiếp xúc nhiều hơn về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật,áp dụng vào nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 53)